Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 33)

L ỜI CẢM ƠN

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,

khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009.

Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 252.596 km², phía Bắc giáp thị

xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh và

phía Đông giáp biển Đông.

Theo điều tra dân số năm 2012 thì dân số toàn Thành phố có 402.847 người,

trong đó dân số thành thị chiếm 75,06%, dân số nông thôn chiếm 24,94%. Về tỉ lệ

giới tính, nam chiếm 48,28% và nữ chiếm 51,72%. Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.607 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành thuộc các phường Vạn thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến và Tân Lập có mật độ dân cư rất cao với gần 30.000người/km2. Tuy

nhiên một số xã như Vĩnh Lương, Phước Đồng với địa hình chủ yếu là núi cao có mật độ dân số thấp, chỉ vào khoảng 320-370 người/km2 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh

Khánh Hòa, 2013. Niên giám Thống kê Khánh Hòa 2013).

Nha Trang là thành phố có nền kinh tế tương đối phát triển ở khu vực miền

Trung. Năm 2011, GDP bình quân đầu người của thành phố đạt 3.184 USD, tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân hàng năm từ 13-14%. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi tích

cực theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Năm 2011, tỷ trọng công nghiệp

- xây dựng chiếm 32%, du lịch - dịch vụ chiếm 63,77% và nông nghiệp là 4,23%.

Trong đó, công nghiệp tăng 7,97%, dịch vụ tăng 7,01% so với năm 2010. Ngược lại

ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm 12,46% do quá trình đô thị hóa khiến quỹ đất

nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Là trung tâm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang có nhiều đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Tuy diện tích chỉ chiếm 4,84%, Nha Trang chiếm đến hơn 1/3 dân số và hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa của Khánh Hòa. Ngoài ra, Nha

Trang cũng đóng góp 82,5% doanh thu du lịch - dịch vụ và 42,9% giá trị sản xuất

công nghiệp toàn tỉnh. Là trung tâm khai thác, chế biến thủy - hải sản lớn, sản lượng

thủy - hải sản của thành phố cũng chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh.

Du lịch - dịch vụ là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng, tạo động lực phát

triển đô thị và mang lại vị thế quan trọng cho Nha Trang. Đặc biệt các hoạt động du

lịch, văn hóa, vui chơi giải trí phát triển đa dạng, phong phú, nhờ đó Nha Trang thu

hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Năm 2011, Nha Trang đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch (tăng 18,54% so với năm 2010), trong đó hơn 440.000 lượt khách quốc tế (tăng 13,5%), số ngày lưu trú bình quân của du khách là 2,09 ngày/khách; tổng doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt

2.142,9 tỷ đồng (tăng 20,28%)…ngành du lịch thu hút khoảng gần 9.000 lao động

trực tiếp.

Về xuất khẩu, năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Thành phố đạt

424 triệu USD với khoảng 50 loại sản phẩm xuất đến trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, may mặc, thủ công mỹ

nghệ... trong đó thủy sản là mặt hàng đóng góp giá trị xuất khẩu lớn, năm 2010 đạt

khoảng 215 triệu USD, chiếm 50,7% tổng kim ngạch.

Công nghiệp cũng là một ngành kinh tế quan trọng của Thành phố. Năm 2010

giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.546 tỷ đồng, tăng 10,16% so với năm 2009, năm 2011 tăng 9,5% so năm 2010 đạt 8.107 tỷ đồng. Tuy Nha Trang là thành phố chủ yếu

phát triển về du lịch và dịch vụ, giá trị sản xuất công nghiệp của riêng thành phố vẫn cao hơn giá trị công nghiệp toàn tỉnh của nhiều tỉnh lớn trong cùng khu vực đồng

bằng duyên hải miền Trung như: Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Bình Thuận… cơ cấu

công nghiệp chủ yếu là các ngành chế biến thực phẩm, thuốc lá, dệt may, đóng tàu… Sản xuất nông, lâm nghiệp không phải là thế mạnh của Thành phố, chủ yếu tập

trung tại 6 xã phía Tây: Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương và Vĩnh Thái. Ngành nông nghiệp đang trong thời gian chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi theo hướng tập trung trồng hoa, cây cảnh, rau thực phẩm cao cấp

tạo được hàng hóa phục vụ cho tiêu thụ của dân cư và du khách, đồng thời cải thiện môi trường và trang trí cảnh quan đô thị.

Về văn hóa - xã hội, các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, hoàn thành chỉ tiêu xóa đói, giảm tỷ lệ nghèo, quan tâm thực hiện các chính sách và phúc lợi xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội phát triển tạo nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự

phát triển bền vững của giáo dục và đào tạo Thành phố. Hiện nay, Nha Trang có

nhiều trường đại học quân sự và dân sự, cao đẳng phục vụ cho việc đào tạo nhân lực

cho địa phương.

Về giáo dục, so với các địa phương khác, hệ thống giáo dục của Thành phố có quy mô lớn nhất tỉnh với 109 trường công lập, 11 trường tư thục, hơn 66.000 học sinh

và gần 4.700 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Trình độ dân trí được nâng lên, chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng cải thiện, khoa học công nghệ được quan tâm ứng dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)