Đầu tư cho giáo dục

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 25)

L ỜI CẢM ƠN

1.3.2. Đầu tư cho giáo dục

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư đặc thù thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và được ưu đãi đầu tư. Nhà

nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp

của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục (Luật số 44/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục)..

Đầu tư cho giáo dụctrong đó chủ yếu đầu tư cho nguồn nhân lực ngành giáo dục, đóng vai trò then chốt quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục và quyết định đến việc đào tạo nguồn nhân lực nói chung cho đất nước. Đầu tư nguồn

nhân lực ngành giáo dục bao gồm:

- Đầu tư cho việc trả lương, chi trả phụ cấp ưu đãi;

- Chi cho đào tạo bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục;

- Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khảo sát, tham quan thực tế trong nước và

ngoài nước… là động lực thu hút phát triển nguồn nhân lực giáo dục và lực lượng lao động khác tham gia vào ngành giáo dục.

Đầu tư cho phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục cần

nhiều lực lượng tham gia: Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hay

các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ. Nhưng trong đó Nhà nước đóng vai

trò chủ yếu, quyết định. Việc tăng ngân sách Nhà nước sẽ là nhân tố tác động lớn đến

việc tăng về số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giáo dục. Đặc biệt việc tăng cho trả lương, phụ cấp ưu đãi và tăng ngân sách cho việc đào tạo, bồi dưỡng sẽ có

tác dụng kích thích lực lượng lao động trong ngành giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cả lòng nhiệt tình với nghề nghiệp.

Ngoài ra, để giảm tăng ngân sách trong việc tăng cường đầu tư cho nguồn nhân

lực ngành giáo dục, nhà nước cần phải tranh thủ các nguồn đầu tư khác của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục và hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo của đất nước.

Kinh nghiệm ở một số nước phát triển cho thấy đầu tư cho giáo dục mà nòng cốt

là nguồn nhân lực ngành giáo dục là một trong những giải pháp khôn ngoan nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.

Ngay từ những năm 90 của Thế kỷ XX, ở Hoa Kỳ, đầu tư cho giáo dục đã chiếm

7% tổng GDP, Nhật Bản chiếm 5% tổng GDP; ở các nước châu Âu (Anh, Pháp, Đức,

Hà Lan…), mức trung bình chiếm khoảng từ 5-6% tổng GDP.

Ở Việt Nam tính đến năm 2000-2001 đạt 2.3-2.6% GDP, năm 2004 đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt 17.1% và thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn

2008-2010, xác định xây dựng chính sách tài chính cho giáo dục theo hướng Nhà nước

tiếp tục chăm lo tốt hơn nữa cho giáo dục; thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước; ưu tiên đầu tư ngân sách bảo đảm giữ mức tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và có thể tăng thêm lên đến 21%-22%; gắn với việc phải

quản lý tốt, đầu tư có hiệu quả; thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ đối với các cơ sở

giáo dục công lập.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)