Những căn cứ có tính chất định hướng làm cơ sở đề xuất các giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 67)

L ỜI CẢM ƠN

3.1. Những căn cứ có tính chất định hướng làm cơ sở đề xuất các giải pháp

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố Nha Trang đến năm 2020

* Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ

Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo

dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ

và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm

bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân,

từng bước hình thành xã hội học tập. Để đạt được mục tiêu Chiến lược, Chính phủ đã

đề ra 8 giải pháp, trong đó, giải pháp 1 “Đổi mới quản lý giáo dục” là giải pháp đột

phá và giải pháp 2 “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” là giải

pháp then chốt. Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu

và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đó là:

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện

nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015.

- Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục toàn diện theo chương

trình giáo dục mầm non và phổ thông, dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.

- Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ

quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên.

Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ đào tạo

trên chuẩn.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là với giáo viên mầm non; có chính sách đặc

biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín

trong và ngoài nước tham gia phát triển giáo dục. Đến năm 2020, 90% trường tiểu học và 50% trường trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

* Chỉ thị 3008/CT-BGDĐT ngày 18/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về

nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường

xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014-2015

Tổ chức quán triệt trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các chủ trương của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để mỗi

nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức đúng và hành động thiết thực triển

khai các hoạt động đổi mới của ngành.

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục trong việc thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.

Nghiên cứu để chuyển việc đánh giá giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục từ chú

trọng bằng cấp sang chú trọng năng lực, kết quả công tác, uy tín đối với đồng nghiệp,

học sinh và phụ huynh học sinh.

Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL. Tập trung chỉ đạo và triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng của các trường sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ

giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm 2016.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ

quản lý giáo dục, đặc biệt là đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và chính

sách đối với giáo viên mầm non. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách cho các cơ sở đào tạo giáo viên, cho đội ngũ nhà giáo và sinh viên học ngành sư phạm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)