Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 62)

L ỜI CẢM ƠN

2.4.2.1. Nguyên nhân khách quan

- Ngân sách dành cho nguồn nhân lực ngành giáo dục còn thấp

Mặc dù ngân sách dành cho ngành giáo dục liên tục tăng từ năm 2008 đến nay,

năm 2013 đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo chiếm 38% trong tổng chi ngân

sách nhưng mức tăng đó tập trung chủ yếu cho công tác sửa chữa, xây dựng mới trường lớp, đầu tư cho cơ sở vật chất, chi cho tiền lương và phụ cấp cho CBQL, giáo viên, nhân viên, chưa đầu tư nhiều cho công tác đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ

quản lý giáo dục. Công tác đào tạo còn phụ thuộc vào chỉ tiêu được phân bổ của ngành giáo dục toàn tỉnh. Tỷ lệ chi cho tiền lương và các khoản phụ cấp chiếm tỷ lệ khá cao

48% so với tổng chi phí cho toàn ngành giáo dục, phần chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực còn ít, một số cá nhân tự bỏ tiền ra để đi học nâng cao trình độ.

Để đạt được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo, Thành phố cần tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

- Về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục

Nhà nước đã có các quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm

vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập (trường học), theo đó quy định về quyền tự quyết định tuyển dụng, sử dụng, bố trí viên chức, tuy nhiên, đối với các trường hiện nay vẫn chưa được phân cấp trong công tác

tuyển dụng, các trường chưa được chủ động trong công tác tuyển dụng giáo viên. Việc quản lý giáo viên vẫn theo cơ chế tập trung làm giảm hiệu lực trong quản

lý, nguyên nhân do cấp quản lý trường học không có quyền lực ảnh hưởngtrực tiếp đến hành vi của cán bộ, giáo viên, nhân viên dưới quyền để thực hiện mục tiêu của tổ

- Chính sách tiền lương và các chế độ đãi ngộ của Nhà nước tuy có cải cách nhưng còn rất chậm và chưa phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo động lực để thu

hút, khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn tâm, toàn ý trong công việc. Theo

Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo-Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi

đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được hưởng mức phụ cấp như sau: mức phụ cấp tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của giáo viên mầm non, tiểu học là 35%, THCS 30% ở đồng bằng, thành phố và 50% cho giáo viên mầm non, tiểu học ở hải đảo. Việc cải cách tiền lương vẫn còn chậm trễ, thiếu linh

hoạt, thời gian xét nâng bậc lương còn dài (2-3 năm) theo kiểu đến hẹn lại lên. Hiện

nay tỉnh Khánh Hòa đã có quy định về việc nâng lương trước thời hạn đối với cán bộ,

công chức, viên chức và nhân viên có thành tích xuất sắc, với mức lương được nâng là: 230.000đ/tháng đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng: 356.500đồng/tháng và đại học: 379.500 đồng/tháng. Với mức lương và phụ cấp hàng tháng hiện nay của giáo viên chưa đảm bảo được cuộc sống cho giáo viên chuyên tâm dạy học, dẫn đến

trình trạng dạy thêm, học thêm để có thêm thu nhập cho cuộc sống.

- Các hướng dẫn về đánh giá chất lượng cán bộ, giáo viên hàng năm theo hướng

dẫn đánh giá công chức, viên chức, còn mang tính hình thức và thiếu khách quan. Hàng năm theo từng cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá công chức, viên chức bằng

phiếu tự nhận xét đánh giá, tập thể đóng góp sau đó xếp loại. Vì sợ đụng chạm, nể

nang nên rất ít người dám đánh giá lãnh đạo, đồng nghiệp mình một cách trung thực,

thẳng thắn.

- Thiếu hướng dẫn chi tiết về tuyển dụng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp

giáo dục, chỉ hướng dẫn chung đối với việc tuyển dụng viên chức của tất cả các đơn vị

sự nghiệp công lập nên chất lượng công tác tuyển dụng giáo viên vẫn còn nhiều bất

cập.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)