Thực trạng về cơ cấu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 55)

L ỜI CẢM ƠN

2.3.3.2. Thực trạng về cơ cấu

- Cơ cấu giáo viên giữa các cấp học

Theo số liệu thống kê về số lượng giáo viên giữa các cấp học cho thấy, cơ cấu

nguồn nhân lực của ngành giáo dục Nha Trang còn chưa hợp lý, mặc dù số giáo viên các cấp học đều tăng trong những năm qua nhưng sự gia tăng đó không đồng đều giữa

các bậc học; tỷ lệ giáo viên so với quy mô học sinh còn chưa tương xứng, như đã phân tích ở mục 2.2.2- Thực trạng về số lượng giáo viên, tỷ lệ giáo viên đứng lớp theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với cấp tiểu học là 1,5 gv/lớp và THCS là 1,9 trên lớp nhưng

thực tế nhu cầu cao hơn so với quy định này. Ngành giáo dục thành phố chưa chủ động

trong công tác dự báo số lượng giáo viên, cần có theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn,

hiện tại phụ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo giao kế hoạch học sinh và số lớp theo năm

học làm cơ sở xây dựng kế hoạch giáo viên.

Đối với cán bộ quản lý giáo dục, ngành giáo dục Thành phố đảm bảo đủ số lượng

cán bộ quản lý cho các trường theo đúng quy định của Nhà nước về hạng trường, cụ

thể: trường hạng 1, 2 cần có 01 hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng, trường hạn 3 cần

có 01 hiệu trưởng và 01 phó hiệu trưởng.

Theo số liệu thống kê báo cáo hàng năm của ngành giáo dục, độ tuổi của giáo viên đang giảng dạy tại các trường như sau:

Bảng 2.10: Cơ cấu độ tuổi của giáo viên từ 2008-2013

Tỷ lệ độ tuổi giáo viên (%) Năm học

Dưới 30 tuổi Từ 30-50 tuổi Trên 50 tuổi

2008-2009 24,19 62,60 13,21

2009-2010 22,94 62,09 14,97

2010-2011 21,72 64,63 13,65

2011-2012 22,21 62,73 15,07

2012-2013 27,60 55,10 17,30

(Nguồn: phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố - Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng năm 2008-2013)

Căn cứ vào thống kê độ tuổi của đội ngũ giáo viên đến cuối năm 2013, có 17,3%

giáo viên có độ tuổi trên 50 tuổi, số giáo viên này tuy thâm niên nghề nghiệp cao nhưng lại ít có điều kiện bồi dưỡng, học thêm, tâm lý ngại học, nâng cao trình độ chuyên môn, do đó hạn chế lớn năng lực giảng dạy.

Số giáo viên có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ lớn 55,1%. Đây thực sự là một thuận lợi lớn vì ở độ tuổi này, giáo viên đã đạt được độ chín muồi về năng lực

chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Những giáo viên này nếu được đầu tư phát triển

tốt sẽ có tác động rất tốt đến chất lượng của đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên số giáo viên có trình độ sau đại học quá ít như đã phân tích trên, ngành giáo dục Thành phố cần có chính sách đào tạo hợp lý hơn nữa.

Số giáo viên có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 27,6%, trong số này, phần lớn là giáo viên mới được tuyển dụng trong những năm gần đây. Đây là đội ngũ giáo viên

được đào tạo cơ bản, đủ chuẩn, trẻ, khỏe, nhiệt tình, rất thuận lợi cho việc quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên này còn thiếu kinh

Nhìn chung về số lượng giáo viên, cơ cấu giữa các cấp học và độ tuổi giáo viên

ổn định qua các năm, cho thấy ngành giáo dục thành phố đã quan tâm đến công tác quy hoạch, đảm bảo sư cân đối về tuổi tác của nguồn nhân lực ngành giáo dục, đảm

bảo sự kế thừa, phối hợp giữa kinh nghiệm của giáo viên lớn tuổi và sự năng nổ, nhiệt

tình của người trẻ tuổi.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục thành phố nha trang đến năm 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)