6. Bố cục của luận văn
2.2.8. Phân tích sử dụng kết quả đánh giá
Hiện nay công tác đánh giá kết quả làm việc tại ngành giáo dục được thực hiện theo năm học do cấp quản lý trực tiếp đánh giá. Việc sử dụng kết quả để làm căn cứ xét nâng lương trước thời hạn. Nếu giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liền thì sẽ được nâng lương trước 12 tháng. Kết qua khảo có 205 giáo viên (82%) đồng ý nhà trường dùng kết quả đánh giá để nâng lương trước thời hạn. Đồng thời những giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên sẽ được khen thưởng bằng khen và tiền với
trị giá bằng hệ số 01 nhân với mức lương tối thiểu nên mức thưởng vẫn còn thấp so với kết quả làm việc của cả năm. Qua khảo sát có 250 giáo viên (100%) đồng ýtrường dùng kết quả để xét thưởng. Tuy nhiên, hiện nay các trường vẫn chưa dùng kết quả đánh giá để biết những điểm yếu của giáo viên để làm cơ sở xây dựng các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên. Qua khảo sát có 236 giáo viên (94,4%) không đồng ý trường dùng kết quả đánh giá để làm cơ sở để thiết kế các khóa đào tạo. Kết quả đánh giá cũng chưa sử dụng làm cơ sở quy hoạch phát triển giáo viên, qua khảo sát có 223 giáo viên (89,2%) không đồng ý. Mặt khác, kết quả đánh giá chưa được sử dụng để làm căn cứ phân công lại công việc, qua khảo sát có 221 giáo viên (88,4%) không đồng ý.
Từ thực tế trên vẫn đến cấp quản lý và giáo viên chưa quan tâm đến chất lượng đánh giá, số lượng giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn chiếm tỷ lệ cao. Giáo viên chưa nổ lực làm việc để được thưởng, tăng lương trước thời hạn và quy hoạch phát triển nghề nghiệp. Cấp quản lý cũng chưa quan tâm đánh giá thực chất tìm ra những giáo viên có kết quả làm việc tốt để thưởng, quy hoạch đề bạt và những giáo viên chưa có kết quả làm việc tốt để đào tạo lại họ.
Bảng 2.10: Khảo sát giáo viên về việc sử dụng đánh giá
Sử dụng kết quả đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Kết quả đánh giá làm căn cứ để xét
nâng lương trước hạn của anh/chị - 2% 5
40 16% 187 74,8% 18 7,2% Kết quả đánhgiá làm căn cứ để xét
thưởng cho anh/chị - - - 82,8% 207
43 17,2% Kết quả đánh giá làm việc để làm
cơ sở xây dựng các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho anh/chị
55 22% 181 72,4% 9 3,6% 5 2% -
Kết quả đánh giá làm căn cứ để
quy hoạch phát triển anh/chị 26,8% 67
156 62,4% 20 8% 7 2,8% -
Kết quả đánh giá làm căn cứ để phân công lại công việc của anh/chị 47 18,8% 174 69,6% 20 8% 9 3,6% -
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở NGÀNH GIÁO DỤC
2.3.1. Phân tích tổng quát về hoạt động đào tạo của ngành giáo dục từ năm 2012 – 2014 năm 2012 – 2014
Từ năm 2012 – 2014 ngành đã tổ chức 28 khóa đào tạo. Cụ thể như sau: Năm 2012 đã tổ chức 8 khóa đào tạo có 218 giáo viên tham gia, với 8 nội dung và đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Năm 2013 đã tổ chức 9khóa đào tạo có 241 giáo viên tham gia, với 9 nội dung và đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Năm 2014 đã tổ chức 11khóa đào tạo có252 giáo viên tham gia với 11 nội dung và đã hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ratừ sốlớp, số người và nội dung.
Trong 3 năm qua ngành giáo dục đã tập trung đào tạo những nội dung như chính trị, quản lý giáo dục, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức vàquản lý các hoạt động chuyên môn trong trường trung học qua mạng thông tin trực tuyến. Có 18 lớp đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn gồm các lớp đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh. Như vậy, tỷ lệ các khóa đào tạo về chuyên môn góp phần bồi dưỡng về chuyên môn cho giáo viên mới chiếm 18/28 (64,29%) so với tổng số lớp đào tạo. Nhìn chung, qua 03 năm ngành đã quan tâm đến việc đào tạo giáo viên và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Công tác đào tạo những năm qua cũng góp phần tăng số lượng giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
Bảng 2.11. Bảng thống kêkết quả đào tạo qua các năm
Chỉ tiêu 2011 - 2012 Năm học 2012 -2013 Năm học 2013 - 2014 Năm học
Số lớp đào tạo 08 09 11
Số người tham gia 218 242 252
Số chủ đề đào tạo 08 09 11
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo)
2.3.2. Phân tích quy trình đào tạo nhân sự của ngành
Trong những năm gần đây, ngành đã có sự quan tâm hợp lý đến công tác đào tạo giáo viên, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho việc dạy học. Tuy nhiên, ngành giáo dục
chưa xây dựng được quy trình hướng dẫn công tác đào tạo bằng văn bản và thực hiện đào tạo theo quy trình đã đưa ra. Qua khảo sát 205 giáo viên (82%) không đồng ý việc đào tạo giáo viên hiện nay có quy chế, quy trình đào tạo cụ thể. Hiện nay, ngành đào tạo giáo viên với quy trình đào tạo có thể khái quát thành 04 bước: xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, phê duyệt kế hoạch đào tạo, triển khai chương trình đào tạo biểu diễn theo sơ đồ bên dưới (xem hình 2.3).
Hình 2.4: Sơ đồ quy trình đào tạo của ngành giáo dục Huyện
Nhìn chung, quy trình đào tạo chưa đầy đủ còn thiếu các bước gồm chuẩn bị đào tạo, tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả đào tạo so với quy trình chuẩn của lý thuyết. Qua khảo sát có 216 giáo viên (86,4%) cho rằng quy trình đào tạo chưa đầy đủ các bước cần thiết để đảm bảo đào tạo có chất lượng. Việc quy trình đào tạo không có đầy đủ những bướcnhư trênsẽ dẫn đến những người tổ chức đào tạo không quan tâm thực hiện ở các bước này, hiệu quả của đào tạo sẽ không đạt chất lượng. Bên cạnh đó, ngành cũng chưa phổ biến quy trình đạo tạo cho cán bộ quản lý các trường trực thuộc. Đồng thời chưa có ai giám sát, kiểm tra quy trình đào tạo của ngành.Kết quả khảo sát có 146 giáo viên (58,4%) cho rằng chưa thường xuyên phổ biến quy trình, quy chế đào tạo cho giáo viên.
Xác định nhu cầu đào tạo Lập kế hoạch đào tạo Phê duyệt kế hoạch đào tạo Triển khai chương trình đào tạo
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về quy trình đào tạo
Quy trình đào tạo
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Việc đào tạo giáo viên hiện nay có quy chế, quy trình đào tạo cụ thể 81 32,4% 124 49,6% 34 13,6% 10 4% 1 0,4% Cấp quản lý thường xuyên phổ
biến quy trình, quy chế đào tạo cho giáo viên
57 22,8% 89 35,6% 59 23,6% 45 18% -
Quy trình tổ chức đào tạo có đầy đủ các bước cần thiết để đào tạo có chất lượng
89 35,6% 127 50,8% 19 7,6% 15 6% -
( Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên )
2.3.3. Phân tích việc xác định nhu cầu đào tạo
Muốn hoạt động đào tạo hiệu quả thì một tổ chức phải quan tâm đến xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo sẽ giúp cho tổ chức biết được những kiến thức và kỹ năngcần đào tạo cho giáo viên để nâng cao năng lực làm việc của họ. Hiện nay ngành giáo dục huyện căn cứ vào kế hoạch đào tạo của sở Giáo dục và Đào tạo để xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định đối tượng đào tạo chưa sát với thực tế, những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc chỉ hoàn thành nhiệm vụ không được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để nâng cao hiệu quả làm việc. Việc tổ chức đào tạo còn mang tính chủ quanchưa dựa trên phương pháp xác định nhu cầu đào tạo.
Trước hết, khi ngành có triển khai kế hoạch và nhiệm vụ mới như quản lý giáo dục, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tổ chức, quản lý các hoạt động chuyên môn trong trường trung học qua mạng thông tin trực tuyến thì chưa quan tâm đào tạo cho giáo viên triển khai kế hoạch và nhiệm vụ mới này. Chỉ có một số ít kế hoạch kể trên ngành đào tạo một số giáo viên đại diện cho các trường. Cụ thể như khi thực hiện nhiệm vụ mới như đổi mới công tác kiểm tra ngành chỉ cử mỗi trường 02 giáo viên tham gia khóa học. Qua khảo sát có 162 giáo
viên (64,8%) không đồng ý ngành triển khai các kế hoạch và nhiệm vụ mới đào tạo cho giáo viên.
Ngoài phương pháp kểtrên, ngành chưaquan tâm dùng các phương pháp khác để xác định nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngành chưa quan tâm dựa vào hồ sơ đánh giá kết quả làm việc xác định điểm yếu của giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo. Qua khảo sát có 163 giáo viên (65,2%) không đồng ý trường dựa vào hồ sơ đánh giá kết quả làm việc để xác định nhu cầu đào tạo. Mặt khác, ngành chưa có quan tâm phỏng vấn giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo của họ. Qua khảo sát có 207 giáo viên (82,8%) không đồng ý trường quan tâm phỏng vấn giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo. Đồng thời, ngành chưa quan tâm tổ chức thi sát hạch để nhận diện những giáo viên có kiến thức kỹ năng để xác định nhu cầu đào tạo. Qua khảo sát có 205 giáo viên (82%) không đồng ý trường có quan tâm tổ chức thi sát hạch để xác định nhu cầu đào tạo.
Nhìn chung, ngành chưa quan tâm xác định nhu cầu đào tạo, chưa có phương pháp xác định nhu cầu đào tạo phù hợp. Vì vậy, việc xác định đối tượng và nội dung đào tạo trong những năm qua của ngành giáo dục huyện chưa chính xác.Những giáo viên mới vào ngành, giáo viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ chưa được quan tâm đào tạo, nhưng cũng có những giáo viên tham gia cùng một khóa học gồm một nội dung chỉ trong vòng 2 năm. Qua 03 năm có 18 khoá đào tạo tập trung đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, còn lại chủ yếu là chính trị, quản lý giáo dục.
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát về xác định nhu cầu đào tạo
Nhu cầu đào tạo
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Ngành quan tâm đào tạo cho giáo
viên khi triển khai các nhiệm vụ và kế hoạch mới 64 25,6% 98 39,2% 63 25,2% 25 10% -
Trườngdựa vào hồ sơ đánh giá kết quả làm việc xác định điểm yếu của giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo
55 22% 108 43,2% 51 20,4% 36 14,4% -
Trường quan tâm phỏng vấn giáo viên về nhu cầu đào tạo để tổ chức các khoá đào tạo
86 34,4% 121 48,4% 39 15,6% 4 1,6% -
Trường quan tâm tổ chức thi sát
hạch để đào tạo lại cho giáo viên 36,8% 92
113 45,2% 40 16% 5 2% -
(Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên)
2.3.4. Phân tích về kế hoạch đào tạo
Nhìn chung, qua các năm việc lập kế hoạch đào tạo chưa được ban hành bằng văn cụ thể mà chỉ bàn bạc qua các cuộc họp do phòng Giáo dục và đào tạo triệu tập cán bộ quản lý triển khai về nhu cầu đào tạotrong năm. Qua khảo sát có 166 giáo viên (66,4%) không đồng ý ngành có xây dựng kế hoạch đào tạo bằng văn bản. Khi cán bộ quản lý tiếp thu sự chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo sau đó triệu tập các tổ trưởng chuyên môn để quán triệt những nội dung cần đào tạo trong năm mà không triển khai đến tất cả giáo viên biết. Qua khảo sát có 205 giáo viên (82%) không đồng ý trường phổ biến kế hoạch đào tạo cho giáo viên. Do không có ban hành kế hoạch đào tạo cho nên ngành không xác định được mục tiêu cần đạt, nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo, kinh phí thực hiện và dự kiến đánh giá hiệuquả đào tạo cho từng khóa học. Qua khảo sát có 207 giáo viên (82,8%) không đồng ý kế hoạch có nêu đầy đủ mục tiêu, thời gian đào tạo, nội dung đào tạo. Việc không xây dựng kế hoạch vớinội dung kể trênsẽ dẫn đến việc triển khai kế hoạch đào tạo bịđộng về con người, kinh phí, thời gian đào tạo dẫn đến việc đào tạo không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát về kế hoạch đào tạo
Kế hoạch đào tạo
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Ngành có xây dựng kế hoạch đào
tạo giáo viên hàng năm
64 25,6% 98 39,2% 63 25,2% 25 10% -
Kế hoạch có nêu đầy đủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung đào tạo
86 34,4% 121 48,4% 39 15,6% 4 1,6% -
Kế hoạch được phổ biến rộng rộng rãi cho giáo viên biết
92 36,8% 113 45,2% 40 16% 5 2% -
(Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên)
2.3.5. Phân tích về nguồn lực đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã quan tâm đến đầu tư trang thiết bị hỗ trợ cho đào tạo bồi dưỡng giáo viên của huyện như có 03 màn hình, máy chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh.Qua khảo sát có 193 giáo viên (77,2%) đồng ý ngành có thiết bị hỗ trợ đào tạo. Tuy nhiên, ngành giáo dục huyện hiện nay chưa có phòng ốc để phục vụ cho hoạt động đào tạo mà chỉ sử dụng các lớp học của các trường để đào tạo. Qua khảo sát có 197 giáo viên (78,8%) không đồng ý ngành đã có phòng ốc để phục vụ đào tạo. Trong hoạt động đào tạo giáo viên, ngành chưa quan tâm đến hệ thống phim ảnh, dụng cụ thực hành cho giáo viên để phục vụ đào tạo. Qua khảo sát có 204 giáo viên (81,6%) không đồng ý ngành có hệ thống phim ảnh để phục vụ đào tạo. Đồng thời, ngành chưa xây dựng tài liệu đào tạo nội bộ để đào tạo cho giáo viên của huyện như phương pháp đứng lớp, phương pháp soạn giáo án, ra đề thi và kiểm định chất lượng. Qua khảo sát có 220 giáo viên (88%) không đồng ý ngành đã xây dựngtài liệu đào tạo nội bộ để đào tạo giáo viên. Ngành mới phát triển được đội ngũ chuyên gia đào tạo nội bộ gồm 6 chuyên gia là lãnh đạo phòng Giáo dục – đào tạo và những Hiệu trưởng các trường trực thuộc phòng Giáo dục và đào tạo đã trải qua nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy, khả năng truyền đạt cho giáo viên những kiến thức chuyên môn. Trong 03 năm qua số lượng giáo viên của huyện được đào tạo còn ít chỉ chiếm 26% giáo viên hiện có, vì ngành chưa khai thác những chuyên gia này nhiều.
Qua khảo sát có 205 giáo viên (82%) đồng ý ngành có đội ngũ chuyên gia đào tạo nội bộ.
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về nguồn lực đào tạo
Nguồn lực đào tạo
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Ngành có các phòng, ốc được thiết
kế phù hợp để thực hiện đào tạo 41,2% 103
94 37,6% 49 19,6% 4 1,6% -
Ngành đã đầu tư đầy đủ máy chiếu,
máy tính phục vụ cho đào tạo -
7 2,8% 50 20% 189 75,6% 4 1,6% Ngành có đầy đủ các phim ảnh,
phần mềm để hướng dẫn giáo viên thực hành khi đào tạo
75 30% 129 51,6% 37 14,8% 9 3,6% -
Ngành đã xây dựng được tài liệu
phục vụ cho hoạt động đào tạo 33,2% 83
137 54,8% 25 10% 5 2% -
Ngành có chuyên gia đào tạo là các
nhà quản lý có chuyên môn giỏi 2,4% 6
39 15,6% 148 59,2% 57 22,8%