6. Bố cục của luận văn
2.2.5. Phân tích về phương pháp đánh giá
Hiện nay, các trường tổ chức đánh giá theo trình tự giáo viên là người tự đánh giá, sau đó tổ chức họp để lấy ý kiến đồng nghiệp. Đồng nghiệp sẽ nhận xét những ưu khuyết điểm, sau đó tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp chấm điểm giáo viên, sau đó trình hiệu trưởng phê duyệt kết quả đánh giá. Như vậy các trường có áp dụng một phần phương pháp đánh giá 360P
0
P để đánh giá. Các trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tự đánh giá kết quả làm việc của mình, nhìn ra những ưu điểm và hạn chế sau một năm thực hiện nhiệm vụ để rút kinh nghiệm là phù hợp. Qua khảo sát có 224 giáo viên (89,6%) đồng ý trường tạo điều kiện cho họ tự đánh giá. Sau khi giáo viên đánh giá kết quả làm việc của mình, từng tổ bộ môn sẽ tổ chức họp để giáo viên đọc kết quả tự đánh giá của mình trước đồng nghiệp. Sau đó, các đồng nghiệp trong tổ bộ môn sẽ nhận xét ưu, khuyết điểm của giáo viên trong trong quá trình công tác và cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với kết quả tự đánh giá của giáo viên. Qua khảo sát có
215 giáo viên (86%) đồng ý trườngtạo điều kiện đồng nghiệp đánh giá. Để cho đồng nghiệp đánh giá theo phương pháp đánh giá 360P
0
Plà phù hợp vì đồng nghiệp đánh giá tin thần hợp tác, việc hỗ trợ của giáo viên với đồng nghiệp. Hiện nay cấp quản lý hướng dẫn đồng nghiệp thu thập các thông tin nên việc đánh giá của đồng nghiệp vẫn còn mang tính cảm tính.
Dựa trên kết quả tự đánh giá của giáo viên, nhận xét của đồng nghiệpkết hợp với những thông tin tổ trưởng bộ môn thu thập được, tổ trưởng bộ môn sẽ chấm điểm giáo viên và trình cho Ban giám hiệu phê duyệt. Tuy nhiên, cấp quản lý đa số đồng ý với kết quả tự đánh giá của giáo viên, thể hiện cấp quản lý còn cả nể, chưa có những chính kiến riêng trong đánh giá. Qua khảo sát có 234 giáo viên (93,6%) đồng ý trường để cấp quản lý đánh giá kết quả làm việc của họ. Nhà trường dẫn chưa áp dụng đầy đủ phương pháp 360P
0
Pvì chưa tạo điều kiện cho khách hàng gồm học sinh hoặc phụ huynh tham gia đánh giá kết quả làm việc của giáo viên. Qua khảo sát có 234 giáo viên (93,6%) không đồng ý trườngtạo điều kiện cho học sinh hoặc phụ huynh đánh giá họ. Như vậy ngành hiện nay chưa áp dụng đầy đủ phương pháp 360P
0
P để đánh giá, chưa học sinh hoặc phụ huynh tham gia đánh giá sẽ dẫn đến giáo viên chưa tập trung phục vụ tốt để làm hài lòng học sinh và phụ huynh.
Hiện nay các trường cũng kết hợp với phương pháp chấm điểm để đánh giá kết quả làm việc của giáo viên. Thể hiện các tiêu chuẩn đánh giá đều có thang điểm tổng số điểm ở bậc tiểu học và mầm non 200 điểm, còn ở bậc trung học cơ sở 100 điểm. Các trườngtiểu học và mầmcó phân loại điểm từ 180 – 200 đạt loại tốt, điểm từ 140 – 179 đạt loại khá, điểm từ 100 – 139 đạt trung bình, điểm dưới 100 xếp loại kém.Còn ở các trường ở bậc trung học cơ sở điểm từ 90 - 100 điểm loại xuất sắc, điểm từ 65 – 89 điểm loại khá, điểm từ 25 – 64 loại trung bình, còn lại dưới 25 điểm loại kém.
Tuy nhiên các tiêu chuẩn đánh giá chưa cụ thể và mang tính định tính khó đo lường được như phối hợp với gia đình học sinh và công đồng, xây dựng môi trường học tập, nhận thức tư tưởng chính trị. Vì vậy, cấp quản lý chưa thu thập được đầy đủ thông tin về kết quả và phương pháp làm việc để đánh giá. Kết quả chấm điểm chưa chính xác, khách quan, công bằng và còn mang tính hình thức. Như vậy, ngành chưa
sử dụng tốt phương pháp chấm điểm, điều này sẽ dẫn đến việc đánh giá không chính xác, kết quả đánh giá chưa giúp nhiều cho cấp quản lý và cho giáo viên.
Đầu năm nhà trường có yêu cầu giáo viên lập ra bảng đăng ký mục tiêu năm học của giáo viên có các mục tiêu như giáo viên dạy giỏi, học sinh đạt loại giỏi, học sinh lên lớp, giảm học sinh yếu kém. Việc cho giáo viên lập ra bảng mục tiêu là điểm tích cực trong công tác quản lý. Tuy nhiên, cuối năm cấpquản lý lại chưa dựa vào mức độ hoàn thành những mục tiêu đăng ký này để đánh giá kết quả làm việc. Có một số trường hợp giáo viên không hoàn thành mục tiêu đăng ký nhưng vẫn được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chẳng hạn, giáo viên không hoàn thành mục tiêu đăng ký giảm tỷ lệ học sinh yếu kém nhưng vẫn được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm. Như vậy các trường vẫn chưa áp dụng phương pháp đánh giá MBO trong đánh giá kết quả làm việc. Qua khảo sát có 228 giáo viên (91,2%) không đồng ý trường quan tâm đánh giá mứcđộ hoàn thành mục tiêu đầu kỳ. Việc các trường chưa quan tâm áp dụng phương pháp MBO trong đánh giá sẽ dẫn đến giáo viên không nổ lực hoàn thành mục tiêu công việc đề ra, nhà trường cũng không hoàn thành những mục tiêu và kế hoạch năm học, chất lượng và hiệu quả đào tạo cũng chưa được cải thiện rõ rệt.
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về phương pháp đánh giá
Phương pháp đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Người quản lý là người đánh
giá trực tiếp giáo viên. - - 6,4% 16
139 55,6%
95 38% Trườngtạo điều kiện cho giáo
viên tự đánh giá 1,2% 3 8 3,2% 15 6% 182 72,8% 42 16,8% Trườngtạo điều kiện cho
đồng nghiệp đánh giá 1,6% 4 5 2% 26 10,4% 183 73,2% 32 12,8% Trường tạo điều kiện cho học
sinh hoặc phụ huynhđánh giá 18% 45
189 75,6 % 12 4,8% 4 1,6% -
Trường quan tâm đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu đầu kỳ 38 15,2% 190 76% 19 7,6% 3 1,2% -