6. Bố cục của luận văn
3.2.6. Giải pháp về phương pháp đánh giá
Các trường nên sử dụng phương pháp 360P
0
Pđể đánh giá đầu tiên là cấp quản lý khuyến khích giáo viên tự đánh giá để họ tự nhìn ra những ưuđiểm,khuyết điểmvà từ đó giáo viên có nỗ lực phấn đấu cho học kỳ tiếp theo. Sau đó các tổ bộ môn tổ chức họp các đồng nghiệp sẽ nhận xét ưu điểm, khuyết điểm của giáo viên và cho biết ý kiến về kết quả đồng ý hay không đồng ý của giáo viên. Cấp quản lý cũngcần hướng dẫn các đồng nghiệp thu thập thông tin cũng như cách nhận xét đối với giáo viên để đảm bảo đánh giá có thông tin và không tranh thủ cơ hội để chỉ trích lẫn nhau. Cấp quản lý cũng cần lấy ý kiến của phụ huynh họcsinh về chất lượng giảng dạy,cách cư xử của giáo viên đối với học sinh để đánh giá. Tập hợp các thông tin từ phía giáo viên, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh và đặc biệt là những thông tin cấp quản lý thu thập được trong quá trình quả lý giáo viên để đánh giá dựa trên thương lượng với giáo viên về kết quả đánh giá và sau đó trình cho Hiệu trưởng duyệt,cuối cùng phản hồi kết quả đánh giá cho giáo viên và áp dụng kết quả đánh giá.
Đầu học kỳ các nhà trường yêu cầu giáo viên lập ra bảng đăng ký mục tiêu học kỳ từ 3 đến 5 mục tiêu cụ thể, rõ ràng. Sau đó, tổ trưởng xem xét các mục tiêu giáo viên đã đăng ký có phù hợp với kế hoạch của nhà trường hay không, nếu không phù hợp thì trao đổi với giáo viên để điều chỉnh lại cho phù hợp. Cấp quản lý thu thập thông tin, yêu cầu giáo viên làm báo cáođể đo lường mức độ hoàn thành các mục tiêu của giáo viên. Khi đánh giá kết quả làm việc vào cuốihọckỳ thì cấp quản lý phải đối chiếu mục tiêu ban đầu của giáo viên so với kết quả đã thực hiện được. Việc các trường quan tâm áp dụng phương pháp MBO trong đánh giá sẽ dẫn đến giáo viên nỗ lực hoàn thành mục tiêu công việc đề ra, nhà trường cũng hoàn thành những mục tiêu và kế hoạch năm học, chất lượng và hiệu quả đào tạo cũng được cải thiện rõ rệt.
Ngành giáo dục huyện cũng nên dựa trên quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy chế hướng dẫn đánh giá kết quả làm việc bằng phương pháp chấm điểm
với các tiêu chuẩn đánh giácụ thể, định lượng, dễ đo lường. Điều này rất dễ cho cấp quản lý, đồng nghiệp thu thập thông tin để đánh giá kết quả làm việc. Các tiêu chuẩn đánh giá có thể từ5 đến 10 tiêu chuẩn đánh giá, thang điểm cho mỗi tiêu chuẩn là 20 điểm nếu như có 5 tiêu chuẩn đánh giá hoặc thang điểm cho mỗi tiêu chuẩn là 10 điểm nếu như có 10 tiêu chuẩn đánh giá. Trong mỗi tiêu chuẩn đánh giá ngành cũng nên phân ra các mức điểm và quy định chuẩn kết quả đạt được những mức điểm này.Tổng điểm đánh giá của các chuẩn là 100 điểm. Các trường khi chấm điểm kết quả làm việc của giáo viên tiến hành xếp loại cụ thể như sau:từ 90 - 100 điểm loại xuất sắc, từ 80 - 89 điểm loại giỏi, từ 70 - 79 điểm xếp loại khá, từ 50 - 69 điểm xếp loại trung bình, dưới 50 điểm loại yếu. Phương pháp chấm điểm giúp cho việc đánh giá kết quả làm việc của giáo viên bằng điểm số nên chính xác, khách quan, công bằng hơn.