6. Bố cục của luận văn
3.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN SỰ
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về quy trình đào tạo
Ngành giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo giáo viên về nâng cao kiến thức và kỹ năng cho việc dạy học. Trước hết, ngànhnên xây dựng quy trình hướng dẫn công tác đào tạo bằng văn bản với đầy đủ các bước theo chuẩn lý thuyết. Bên cạnh đó, ngành cũng nên phổ biến quy trình đạo tạo cho cán bộ quản lý các trường để quản lý đào tạo giáo viên. Đồng thời, cán bộ tổ chức của phòng Giáo dục và đào tạo huyện phảigiám sát, kiểm tra quy trình đào tạo của ngành. Quy trình đào tạo gồm 05bước: xác định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, phê duyệt kế hoạch đào tạo, triển khai kế hoạch đào tạo vàđánh giá kết quả đào tạo theo sơ đồ dưới đây:
Hình 3.2: Quy trình đào tạo của ngành
Xác định nhu cầu đào tạo Lập kế hoạch đào tạo Phê duyệtkế hoạch đào tạo Triển khai chương trình đào tạo
3.3.2. Giải pháp về xác định nhu cầu đào tạo
Để đảm bảo các khóa đào tạo của ngành giúp cho giáo viên hoàn thiện những điểm yếu đểthực hiện công việc tốt hơn và tránh lãng phí về thời gian và chi phí đào tạo, ngành cần phải xác định nhu cầu đào tạo. Ngành giáo dục huyện nên xác định đối tượng đào tạo sát với thực tế như cần đưa đi đào tạo những giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ hoặc chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp.Ngành cần quan tâm dùng các phương pháp dựa vào hồ sơ đánh giá kết quả làm việc xác định điểm yếu của giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo. Cụ thể năm 2012 có 119 giáo viên (13,7%) chưa hoàn thành nhiệm vụ, năm 2013 có 65 giáo viên (7,2%%) chưa hoàn thành nhiệm vụ, năm 2014 là 45 (4,7%) chưa hoàn thành nhiệm vụ. Muốn như vậy thì công tác đánh giá kết quả làm việc của giáo viên được thực hiện một cách chính xác.
Mặt khác, khi ngành có triển khai kế hoạch và nhiệm vụ mới cần quan tâm đào tạo cho toàn bộ giáo viên về triển khai kế hoạch và nhiệm vụ mới này. Cụ thể trong thời gian tới những kế hoạch phấn đấu học sinh tiểu học hoàn thành chuẩn kiến thức đạt 95% trở lên, tỷ lệ học sinh khá, giỏi bậc trung học cơ sở 45% trở lên, tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học ở Tiểu học dưới 1%; trung học cơ sở dưới 3%, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99% trở lên.Ngoài ra, các trường cần quan tâm phỏng vấn các tổ trưởng và giáo viên mỗi năm 01 lần để xác định nhu cầu đào giáo viên. Đồng thời, ngành nên tổ chức thi sát hạch mỗi năm 01 lần về chuyên môn, về kỹ năng soạn giáo án để xác định điểm yếu của giáo viên để đào tạo.
Bảng 3.2: Đề xuất nhu cầu về các khóa đào tạo cho giáo viên tiểu học ở huyện U Minh Thượng
Chức danh Kiến thứccần đào tạo Kỹ năng cần đào tạo
Giáo viên tiểu học
- Cử nhân, cao đẳng hoặc trung cấp tiểu học
- Quản lý Nhà nước về giáo dục;
- Soạn thảo văn bản - Tin học, ngoại ngữ
- Kỷ năng đứng lớp giảng dạy.
- Kỷ năng soạn giáo án. - Kỷ năng ra đề kiểm tra, đề thi.
- Kỷ năng soạn giáo án điện tử.
- Kỷ năng lên kế hoạch giảng dạy.
- Kỷ năng về các hoạt động xã hội
3.3.3. Giải pháp vềkế hoạch đào tạo
Ngành giáo dục huyện sau khi được Sở Giáo dục và đào tạo giao những chỉ tiêu, kế hoạch, cần kết hợp các chỉ tiêu, kế hoạch này và thực trạng của ngành giáo dục huyện xây dựngkế hoạch đào tạo bằng văn bản cụ thể. Kế hoạch đào tạo được lập 01 năm ít nhất 01 lần rồi sau đó phân bổ theo học kỳ. Kế hoạch đảm bảo trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của Sở giao cho ngành giáo dục huyện. Đồng thời kế hoạch đào tạo này cũng nhằm mục đích đào tạo lại cho những giáo viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ về chuyên môn, kỹ năng giảng dạy, kiểm định, tổ chức lớp học để cải thiện chất lượng giảng dạy cho những giáo viên này. Trong kế hoạch đào tạo ngành cần xác định được mục tiêu cần đạt, nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo, kinh phí thực hiện và dự kiến đánh giá hiệu quả đào tạo cho từng khóa học. Khi ngành xây dựng xong kế hoạch sẽtriển khai xuống các trường để họp Hội đồng sư phạm phổ biến đến giáo viên về kế hoạch đào tạo.
3.3.4. Giải pháp về nguồn lực phục vụ đào tạo
Ngành giáo dục huyện cần quan tâm đầu tư thêm trang thiết bị hỗ trợ cho đào tạo bồi dưỡng giáo viên của huyện như phòng ốc, màn hình, máy chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh, phim ảnh, dụng cụ thực hành của giáo viên. Đồng thời, ngành cần xây dựng tài liệu đào tạo nội bộ để đào tạo cho giáo viên của huyện như phương pháp đứng lớp, phương pháp soạn giáo án, ra đề thi và kiểm định chất lượng. Ngành cũng cần quan tâm phát triển được đội ngũ chuyên gia đào tạo nội bộ đảm bảo mỗi trường của ngành giáo dục huyện có 01 chuyên gia đào tạo nội bộ đã trải qua nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy, khả năng truyền đạt cho giáo viên những kiến thức chuyên môn. Các chuyên gia đào tạo nội bộ này định kỳ mỗi học kỳ 01 lần đào tạo lại cho giáo viên đặt biệt là những giáo viên chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ về phương pháp đứng lớp, phương pháp soạn giáo án, ra đề thi và kiểm định chất lượng. Do số lượng giáo viên của huyện tới950 giáo viên có thể chia thành 09 lớp trong 01 học kỳ cho mỗi nội dung đào tạo ở trên.
3.3.5. Giải pháp về phương pháp đào tạo
Ngành giáo dục huyện chỉ nên đào tạo bên ngoài đối với lực lượng giáo viên được để tạo nguồn cán bộ quản lý của ngành trong thời gian tới. Những giáo viên này sẽ được bồi dưỡng những kiến thức quản lý, các lớp chính trị và học để lấy những bằng cấp cao hơn như đại học, thạc sĩ để đạt chuẩn để làm công tác quản lý sau này. Trong trường hợp này, cử giáo viên đi đào tạo bên ngoài sẽ hợp lý hơn.Đối với những khóa học để giúp cho giáo viên đặt biệt là giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ để nâng cao năng lực giảng dạy cho những giáo viên này, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy tốt hơn. Những khóa học này sẽ đào tạo lại cho giáo viên về phương pháp đứng lớp, soạn giáo án, soạn đề thi, tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể cho học sinh có thể được thực hiện bởi chuyên gia nội bộ là những giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm và có kỹ năng sư phạm tốt.
Ngành giáo dục của huyện cũng cần quan tâm tổ chức nhiều hơn nữa các lớp đào tạo nội bộ về kỹ năng đứng lớp, giảng dạy, soạn giáo án điện tử, phương pháp giảng dạy tích cực cho giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ. Đây là những khóa học mà những chuyên gia đào tạo nội bộ của huyện có thể đảm nhận vì học là những giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, dạy hay có thể chia sẽ nhiều kinh nghiệm cho những giáo viên. Ngành chỉ đào tạo đưa đi đào tạo bên ngoài cho giáo viên nâng cao bằng cấp hoặc những kiến thức mới mà chuyên gia đào tạo nội bộ không đảm nhận được. Trong các khóa đào tạo người giảng viên cần quan tâm cho giáo viên tham gia vào việc nhập vai, giải quyết tình huống không nênthuyết giảng một chiều. Đồng thời sử dụng phương pháp trực quan sinh động,cho học viên thực hành qua các bày giảng.
3.3.6. Giải pháp về đánh giá kết quả đào tạo
Ngành giáo dục huyện cần quan tâm đánh giá hiệu quả đào tạo, bằng các phương pháp như lấy ý kiến phản hồi của giáo viêntham gia khóa đào tạo bằng phiếu khảo sát của giáo viên là khóa học đó về sự bổ ích, mức độ hỗ trợ công việc của họ, mức độ thực hành của khóa học, mức độ sử dụng phương pháp tích cực của khóa học. Ngành cũng cần chú trọngcho giáo viên làm bài kiểm tra đầu khóa học, giữa khóa học và cuối khóa học để đánh giá mức độ tiếp thu những kiến thức và kỹ năng đào tạo. Đồng thời, ngành cũng cần chú trọng đến việc dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, đánh giá
kỹ năng, phương pháp giảng dạy củagiáo viên sau khi học để đánhgiá sự tiến bộ của họ. Bên cạnh đó, ngành cũng cần đo lường mức tăng kết quả làm việc, khối lượng công việc hoàn thành sau đào tạo. Ngoài ra ngành cũng cần quan tâm họp đánh giá tổng kết công tác đào tạo, làm báo cáo về công tác đào tạo hàng năm đánh giá kết quả đạt được và hạn chế để rút kinh nghiệm.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3, dựa trên cơ sở lý thuyếtvề đánh giá kết quả làm việcvà đào tạo nhân sự ở chương 1 và phân tích thực trạng của công tác đánh giá kết quả làm việc và đào tạo giáo viên ở chương 2, tác giả đã dựa trên cơ sở mục tiêu phương hướng phát triển của ngành giáo dục huyện trong giai đoạn tới, kết hợp với việc phân tích, đánh giá các điểm mạnh và yếu trong công tác đánh giá kết quả làm việc và đào tạo giáo viên ở ngành giáo dục huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hai hoạt động này ở ngành giáo dục huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
KẾT LUẬN
Ngày nay việc đánh giá năng lực làm việc và đào tạo nhân sự là hai hoạt động quan trọng không nên tách rời của công tác của công tác tổ chức ở bất kỳmột đơn vị nào. Việc đánh giá kết quả làm việc sẽ cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên nhằm nâng cao và cải thiện hiệu năng công tác của giáo viên và qua đó nâng cao hiệu quả công việc giảy dạy. Khi đánh giá giáo viên, cấp quản lý sẽ có đủ dữ liệu cần thiết cho biết khả năng thăng tiến và tiềm năng của giáo viên. Từ đó, ngành sẽ lập ra các kế hoạch quy hoạchđội ngũ kế thừa trong độicấp quản lý của các trường. Hệ thống đánh giá kết quả làm việc đồng thời cũng giúp nhà quản lý xác định được những mặt yếu kém của giáoviên, từ đó triển khai chương trình đào tạo và phát triển nhân sự phù hợp với thực tiễncủa mình. Công tác đào tạo được chú trọng sẽ giúp tổ chức có được một đội ngũ giáo viên giỏi, đáp ứng được mục tiêu chiến lược mà ngành đã đề ra.
Có thể nói, công tác đánh giá kết quả làm việc của giáo viên và công tác đào tạo giáo viên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Công tác đánh giá kết quả làm việc càng chính xác đúng đắn sẽ dẫn đến công tác đào tạo đạt hiệu quả càng cao. Đây là hai hoạt động liên tục không ngừng cần được thực hiện nghiêm túc để bộ máy tổ chức vận hành nhịp nhàng vì đây không chỉ là hai hoạt động trong công tác quản lý nhân sự mà còn là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởngtrực tiếp đến sự phát triển của ngành.
Đề tài này tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để nghiên cứu phân tích thực trạng công tác đánh giá kết quả làm việc và đào tạo giáo viên ở ngành giáo dục huyện U Minh Thượng. Về đánh giá kết quả làm việc tác giả đã tập trung phân tích về quy trình đánh giá, tiêu chuẩn đánh giá, việc thu thập thông tin để đánh giá; đồng thời tác giả cũng phân tích về kỹ năng của người đánh giá, phương pháp đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá kết quả làm việc của giáo viên, từ đó các định những hạn chế của công tác này thời gian qua để đề xuất các giải pháp thực hiện công tác này tốt hơn trong thời gian tới. Về công tác đào tạo, tác giả đã tập trung phân tích về quy trình đào tạo, xác định nhu cầu đào tạo, nguồn lực phục vụ đào tạo, cũng như phân tích về kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo, qua đó tác giả đã nhận thấy các hạn chế của
công tác này thời gian qua, đề xuất giải pháp thực hiện công tác đào tạo giáo viên ở huyện U Minh Thượng được tốt hơn trong thời gian tới.
Với đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả làm việc và đào tạo giáo viên ởngành giáo dục huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”, tác giả xin đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu cá nhân về hoạt động đánh giá năng lực làm việc của giáo viên và hoạt động đào tạo giáo viên cho ngành giáo dục huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang nói riêng cũng như các ngành giáo dục các huyện trong tỉnh nói chung. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết nền tảng về hoạt động đáng giá năng lực làm việc và đào tạo nhân sự, tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng về hai hoạt động này của ngành giáo dục huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giangđể tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của của hai hoạt động này, từ đó làm cơ sở để xây dựng một số giải pháp nhằm hoàn hiện hoạt động đánh giánăng lực và đào tạo giáo viênởhuyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Tuy nhiên do giới hạn khả năng cũng như thời gian nghiên cứucòn hạn chế, luận văn chắc chắnkhông thể tránh khỏi sai sót về nội dung. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu từ phía Hội đồng, Quý thầy cô, bạn bè và độc giả.
TÊN PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Danh sách người tham gia thảo luận nhóm Phụ lục 02: Câu hỏi thảo luận nhóm
Phụ lục 03: Phiếu khảo sát
Phụ lục 04 A: Quyết định 14/2007/QĐ-BGDĐT
Phụ lục 04 B: Quyết định 02/2008/QĐ-BGDĐT
Nam Nữ
01 Lê Văn Nam 1974 Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo
02 Lê Xuân Hoài 1963 Phó trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo
03 Nguyễn Thanh Hiệp 1978 Chuyên viên tổ chức Phòng Giáo dục và Đào tạo
04 Võ Thị Tú 1979 Hiệu trưởng Trường Mầm non Vĩnh Hòa
05 Trần Thanh Bằng 1979 Hiệu trưởng Trường TH An Minh Bắc 1
06 Trần Thị Thu Hồng 1970 Hiệu trưởng Trường THCS Hòa Chánh Tổng số 06 lãnh đạo, cán bộ và các hiệu trưởng các trường trực thuộc phòng Giáo dục và Đào
tạo huyện U Minh Thượng đã thảo luận nhóm trước khi gởi bảng câu hỏi khảo sát.
Phụ lục 01
DANH SÁCH
NGƯỜI THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM
Phụ lục 02
DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Xin chào quý Anh/chị
Tôi hiện đang thực hiện nghiên cứu “Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá kết quả làm việc và đào tạo giáo viên ở ngành giáo dục huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang”. Tôi rất mong các Anh/chị thảo luận giúp tôi thiết lập các thang đo để
phân tích vềcông tác đánh giá kết quả làm việc và đào tạo giáo viên ở huyện U Minh
Thượng, tỉnh Kiên Giang cho đầy đủ và chính xác. Rất mong Anh/chị dành ít thời gian
đóng góp ý kiến để giúp tôi hoàn chỉnh những thang đo đánh giá kết quả làm việc và
đào tạo giáo viên.
Câu hỏi 1: Theo Anh/chị để đánh giá kết quả làm việc của giáo viên các trường trực thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo huyện U Minh Thượng thì cần dựa vào những thang