6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phân tích về quy trình đánh giá
Hiện nay ngành giáo dục của huyện dựa vào quy trình đánh giá năng lực làm việc của giáo viên do quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [phụ lục 4]. Qua các năm học, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chưa dựa trên hướng dẫn này để ban hành một quy chếhướng dẫn đánh giá kết quả làm việc và xếp loại thi đua giáo viên. Qua khảo sát có 200 giáo viên (80%) không đồng ý ngành cụ thể hóa bằng văn quy trình đánh giá của Bộ Giáo dục vàĐào tạo. Do chưa ban hành một quy chế hướng dẫn nên chưa thống nhất chung trong tổ chức đánh giá, mỗi trường thực hiện theo một kiểu đánh giá khác nhau.
Quy trình đánh giá năng lực làm việc của giáo viên chưa được ban hành bằng văn bản nhưng nhìn chung các trường áp dụng quy trình đánh giá gồm 4 bước: giáo viên tự đánh giá, tập thể đánh giá, cấp quản lý trực tiếp đánh giá vàphản hồi kết quả đánh giá cho giáo viênđược mô tả qua sơ đồ 2.2 cụ thể như sau:
Hình 2.3. Quy trình đánh giá kết quảlàm việc của giáo viên
(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo)
Thực tế đây mới chỉ là quy trình tổ chức đánh giá, vì đối chiếu theo quy trình chuẩn thì quy trình này còn thiếu rất nhiều bước như thiếp lập tiêu chuẩn đánh giá, chọn phương pháp đánh giá, đào tạo cho cấp quản lý kỹ năng đánh giá, thu thập thông tin đánh giá, áp dụng kết quả đánh giá nữa. Nếu thiếu những bước này thì có thể dẫn đến tình trạng tiêu chuẩn đánh giá không được điều chỉnh theo kế hoạch hàng năm, không đủ thông tin để đánh giá, cấp quản lý thiếu kỹ năng và mắc lỗi trong quá trình đánh giá, kết quả đánh giá không chính xác. Qua khảo sát có 235 giáo viên (94%) không đồng ý rằng quy trình của ngành có đầy đủ các bước để đánh giá chính xác.
Hàng năm phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám giám hiệu các trường trực thuộc không tổ chức triển khai quy trình hướng dẫn đến cấp quản lý vàgiáo viên. Việc không hướng dẫn đến cấp quản lý và giáo viên dẫn đến cấp quản lý và giáo viên chưa
Giáo viên tự đánh giá Phản hồi kết quả đánh giá Cấp quản lý trực tiếp Đồng nghiệp đánh giá
quan tâm đến việc thiết lập tiêu chuẩn đánh giá, thu thập thông tin nên việc đánh giá còn mang tính hình thức, chưa được mọi người quan tâm tổ chứcđánh giá nghiêm túc. Qua kết quả khảo sát có 204 giáo viên (81,6%) không đồng ý trường thường xuyên phổ biến cho giáo viên về quy trình đánh giá.
Bảng 2.4: Khảo sát về quy trình đánh giá
Quy trình đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồý ng Hoàn toàn đồng ý Ngành có cụ thể hóa bằng văn quy
trình đánh giá của Bộ Giáo dục – Đào tạothành hướng dẫn chi tiết
25 10% 175 70% 44 17,6% 4 1,6% 2 0,8% Quy trình đánh giá của ngành có
đầy đủ các bước để đánh giá chính xác 120 48% 115 46% 8 3,2% 5 2% 2 0,8% Nhà trường thường xuyên phổ biến
cho giáo viên về quy trình đánh giá 6% 15
189 75,6% 41 16,4% 2 0,8% 3 1,2%
(Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên)
2.2.3. Phân tích tiêu chuẩn đánh giá
Hiện nay ngành có 03 chức danh công việc của giáo viên mầm non, tiểu học và phổ thông cơ sở đó là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn từng khối và giáo viên dạy lớp. Nhiệm vụ của mỗi chức danh này khác nhau, nhưng ngành chưa có tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc riêng cho từng nhóm chức danh mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Cụ thể thì đối với bậc mầm non và tiểu học có 03 tiêu chuẩn, còn đối với bậc trung họcthì có 06 tiêu chuẩn (phụ lục 4). Hiện nay ngành giáo dục của huyệnchưa xây dựng được mô tả công việc cho 03 chức danh kể trên ở từng bậc học, cho nên tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc từng bậc học chưa dựa trên bảng mô tả công việc và đo lường kết quả thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên. Ở bậc tiểu học và mầm non có 02 tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kỷ năng sư phạm chưa đo lường kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Ở bậc cơ sở cũng có 03 tiêu chuẩn đánh giá gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường; năng lực hoạt động chính trị, xã hộichưa đo lường kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.
Trong các tiêu chuẩn đánh giá hiện nay ở bậc tiểu họcvà mầm nonchỉ có 01 tiêu chuẩn đánh giá đo lường kết quả công việc gồmnăng lực dạy học thông qua số số học sinh đạt cháu ngoan Bác Hồ. Ở bậc trung học cơ sở có 02 tiêu chuẩn đánh giá đo lường kết quả làm việc năng lực dạy học, năng lực phát triển nghề nghiệp thông qua số học sinh lên lớp và tỷ lệ số học sinh giỏi. Ở bậc tiểu học và mầm non có 01 tiêu chuẩn đo lường phương pháp làm việc gồm năng lực giáo dục. Ở bậc trung học cơ sở cũng có 02 tiêu chuẩn đo lường phương pháp làm việc gồm kiến thức sư phạm, năng lực giáo dụcvà tìm hiểu đối tượng, môi trường. Hiện nay ở bậc mầm non và tiểu học tiêu chuẩn và phương pháp chiếm 1/3 trong tổng số tiêu chuẩn đánh giá. Còn ở bậc trung học cơ sở tiêu chuẩn và phương pháp chiếm 2/6 trong tổng số tiêu chuẩn đánh giá. Kết khảo sát giáo viên cho thấy nhiều giáo viên cho rằng tiêu chuẩn đánh gía hiện nay tập trung đo lường kết quả làm việc và phương pháp làm việc của họ. Qua khảo sát có 206 giáo viên (82,4%) không đồng ý tiêu chuẩn đánh giá đo lường kết quả làm việc. Có 181 giáo viên (72,4%) không đồng ý tiêu chuẩn đánh giá đo lường phương pháp.
Nhìn chung, tiêu chuẩn đánh giá chưa tập trung đánh giá kết quả phương pháp làm việc nên giáo viên dẫn chưa tập trung nâng cao kết quả làm việc và phương pháp làm việc có những sáng tạo cải tiến về bài giảng, phương pháp giảng dạytích cực.
Hiện nay hầu hết các tiêu chuẩn của các cấp học có thang điểm rõ ràng ở bậc tiểu học và mầm non tổngsố điểm 200 điểm và bậc trung học cơ sở có 06 tiêu chuẩn tổng số điểm 100 điểm. Mặt dù tiêu chuẩn hiện nay đều có quy định mức hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với mức điểm quy định.Ví dụ ở bậc tiểu học và mầm non đạt loại tốt cósố điểm từ 180 - 200 điểm, loại khá từ 140 - 179 điểm. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này chưa thỏa mãn được nguyên tắc SMART: cụ thể, đo lường được, khả thi, có thảo luận với cấp dưới và có thời hạn. Đối với bậc tiểu học và mầm non cả 02 tiêu chuẩn còn ở bậc trung học cơ sở 03 tiêu chuẩn như phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị - xã hội; kiến thức sư phạm đều chưa cụ thể, khó đo lường và hàng năm cấp quản lý không giao nhiệm vụ và thảo luận với giáo viên những mục tiêu cụ thể. Qua khảo sát có 186 giáo viên (74,4%) không đồng ý tiêu chuẩn đánh giá có tính cụ thể và đo lường được.
Trong 3 năm qua ngành đã triển khai kế hoạch nhiệm vụ mới cho giáo viên như ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học, giáo dục kỹnăng sống cho học sinh, ứng dụng soạn giáo án điện tử, ứng dụng tin học vào việc giảng dạy tiếng Anh với tổng cộng13 nhiệm vụ mới. Tuy nhiên, chưa có tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc của giáo viên nào ở bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đo lường kết quả thực hiện những nhiệm vụ mới này. Điều này có thể dẫn đến giáo viên không tập trung và thực hiện những nhiệm vụ mới, ngành giáo dục của huyện có thể không hoàn thành các kế hoạch và nhiệm vụ mới với kết quả tốt. Qua kết quả khảo sát có 226 giáo viên (90,4%) không đồng ý tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng dựa trên mục tiêu và kế hoạch đề ra. Việc tiêu chuẩn không được xây dựng dựa trên kế hoạch và mục tiêu ở đầu kỳ sẽ dẫn đến việc đánh giá hiệu quả công việc chưa chính xác đối với giáo viên và giáo viên không tập trung và thực hiện những nhiệm vụ mới, ngành giáo dục của huyện có thể không hoàn thành các kế hoạch và nhiệm vụ mới với kết quả tốt.
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát vềtiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tiêu chuẩn đánh giá đo lường
được kết quả thực hiện các nhiệm vụ 59 22,6% 147 58,8% 29 11,6% 13 5,2% 2 0,8% Tiêu chuẩn đánh giá đo lường
phương pháp làm việc 24% 60 121 48,4% 64 25,6% 3 1,2% 2 0,8% Tiêu chuẩn đánh giá được xây
dựng dựa trên mục tiêu của đề ra 38,8% 97
129 51,6% 19 7,6% 3 1,2% 2 0,8% Tiêu chuẩn đánh giá có tính cụ thể
và đo lường được 26% 65
121 48,4% 51 20,4% 10 4% 3 1,2%
(Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên)
2.2.4. Phân tích thu thập thông tin trongđánh giá
Trong những năm qua cấp quản lý chưa thường xuyên phổ biến tiêu chuẩn cho giáo viên trong quá trình làm việc, mỗi năm chỉ phổ biến một lần vào cuối năm học thông qua cuộc họp Hội đồng sư phạm. Mặt khác, cấp quản lý chỉ nêu một số tiêu chuẩn trọng tâm, chuẩn cần đạt cho mỗi tiêu chuẩn đánh giá. Qua khảo sát có 192 giáo viên (76,8%) không đồng ý cấp quản lý thường xuyên phổ biến tiêu chuẩn đánh giá
cho họ. Nếu cấp quản lý không phổ biến thương xuyên tiêu chuẩn đánh giá cho giáo viên sẽ không biết được chuẩn kết quả họ phải đạt được và để họ phấn đấu hoàn thành những chuẩn kết quả này cũng như chuẩn bị những báo cáo, số liệu minh chứng cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Cấp quản lý ở các trường hiện nay sau khi xây dựng kế hoạch học kỳ chưa quan tâm đào tạo và hướng dẫn cho giáo viên về những công việc để thực hiện kế hoạch để giúp họ nắm công việc và cókhả năng hoàn thành kế hoạch và đạt tiêu chuẩn đánh giá. Qua khảo sát có 223giáo viên (89,2%) không đồng ý cấp quản lý quan tâm đào tạo và hướng dẫn kế hoạch thực hiện tiêu chuẩn đánh giá. Hàng năm cấp quản lý chỉ dự giờ 02 lần cho một học kỳ đối với mỗi giáo viên để đánh giá chuyên môn, có lưu lại những biên bản dự giờ để đánh giá nhưng chưa phản hồi cho giáo viên biết những hạn chế trong giảng dạy để họ rút kinh nghiệm. Ngoài dự giờ ra cấp quản lý chưasử dụng những hình thức giám sát khác để thu thập thông tin về những việc làm được và chưa được của giáo viên trong quá trình làm việc như quan sát, tổ chức những buổi trao đổi chuyên môn. Qua khảo sát có 209 giáo viên (83,6%) không đồng ý cấp quản lý thường xuyên ghi lại những ưu điểm và nhược điểm của giáo viên trong quá trình làm việc.
Đồng thời cấp quản lý chưa quan tâm giám sát để nhận biết những khó khăn của giáo viên trong công việc và hỗ trợ giáo viên giải quyết khó khăn để họ có khả năng đạt tiêu chuẩn đã đề ra. Qua khảo sát có 194 giáo viên (77,6%) không đồng ý cấp quản lý quan tâm hỗ trợ giáo viên giải quyết khó khăn để họ có khả năng đạt tiêu chuẩn. Việc chưa giám sát và hỗ trợ giáo viên giải quyết khó khăn sẽ dẫn đến giáo viên gặp khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và đạt tiêu chuẩn kết quả công việc.
Ngoài ra, cấp quản lý chưa quan tâm tổ chức các cuộc họp định kỳ và báo cáo hàng tháng để thu thập thôngtin đánh giá. Trong năm học, cấp quản lý chỉ tổ chức họp 02 lần để thu thập thông tin và chỉ yêu cầu giáo viên báo cáo 02 lần trong năm học. Mặt khác, báo cáo chỉ cung cấp về tỷ số học sinh, số học sinh đạt các loại hạnh kiểm cũng chưa cung cấp đủ thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ để giúp cấp quản lý thu thập thông tin đầy đủ để đánh giá chính xác. Như vậy, việc giám sát, tổ chức họp và báo cáo để thu thập thông tin chưa được thường xuyên nên cấp quản lý chưa nắm
hết thông tin về kết quả làm việc và phương pháp làm việc để đánh giá. Vì vậy, qua khảo sát có 182 giáo viên (72,8%) không đồng ý cấp quản lý có đủ thông tin về kết quả và phương pháp làm việc của giáo viên để đánh giá chính xác.
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về thu thập thông tin trong đánh giá
Thu thập thông tin
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cấp quản lý có thường xuyên trao
đổi về tiêu chuẩn đánh giá 8,4% 21
171 68,4% 38 15,2% 20 8% -
Cấp quản lý quan tâm đào tạo và hướng dẫn kế hoạch thực hiện tiêu chuẩn đánh giá 51 20,4% 172 68,8% 19 7,6% 8 3,2% Cấp quản lý thường xuyên ghi lại
những nổi bật trong quá trình làm việc 35 14% 174 69,6% 25 10% 5 6% 1 0,4% Cấp quản lý quan tâm hỗ trợ giáo
viên giải quyết khó khăn để họ có khả năng đạt tiêu chuẩn
15 6% 179 71,6% 45 18% 6 2,4 5 2% Cấp quản lý có đủ thông tin về kết
quả và phương pháp làm việc của giáo viên để đánh giá chính xác.
25 10% 157 62,8% 56 22,4% 12 4,8%
(Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên)
2.2.5. Phân tích về phương pháp đánh giá
Hiện nay, các trường tổ chức đánh giá theo trình tự giáo viên là người tự đánh giá, sau đó tổ chức họp để lấy ý kiến đồng nghiệp. Đồng nghiệp sẽ nhận xét những ưu khuyết điểm, sau đó tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp chấm điểm giáo viên, sau đó trình hiệu trưởng phê duyệt kết quả đánh giá. Như vậy các trường có áp dụng một phần phương pháp đánh giá 360P
0
P để đánh giá. Các trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tự đánh giá kết quả làm việc của mình, nhìn ra những ưu điểm và hạn chế sau một năm thực hiện nhiệm vụ để rút kinh nghiệm là phù hợp. Qua khảo sát có 224 giáo viên (89,6%) đồng ý trường tạo điều kiện cho họ tự đánh giá. Sau khi giáo viên đánh giá kết quả làm việc của mình, từng tổ bộ môn sẽ tổ chức họp để giáo viên đọc kết quả tự đánh giá của mình trước đồng nghiệp. Sau đó, các đồng nghiệp trong tổ bộ môn sẽ nhận xét ưu, khuyết điểm của giáo viên trong trong quá trình công tác và cho ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với kết quả tự đánh giá của giáo viên. Qua khảo sát có
215 giáo viên (86%) đồng ý trườngtạo điều kiện đồng nghiệp đánh giá. Để cho đồng nghiệp đánh giá theo phương pháp đánh giá 360P
0
Plà phù hợp vì đồng nghiệp đánh giá tin thần hợp tác, việc hỗ trợ của giáo viên với đồng nghiệp. Hiện nay cấp quản lý hướng dẫn đồng nghiệp thu thập các thông tin nên việc đánh giá của đồng nghiệp vẫn còn mang tính cảm tính.
Dựa trên kết quả tự đánh giá của giáo viên, nhận xét của đồng nghiệpkết hợp với những thông tin tổ trưởng bộ môn thu thập được, tổ trưởng bộ môn sẽ chấm điểm giáo viên và trình cho Ban giám hiệu phê duyệt. Tuy nhiên, cấp quản lý đa số đồng ý với kết quả tự đánh giá của giáo viên, thể hiện cấp quản lý còn cả nể, chưa có những chính kiến riêng trong đánh giá. Qua khảo sát có 234 giáo viên (93,6%) đồng ý trường để cấp quản lý đánh giá kết quả làm việc của họ. Nhà trường dẫn chưa áp dụng đầy đủ phương pháp 360P
0
Pvì chưa tạo điều kiện cho khách hàng gồm học sinh hoặc phụ huynh