6. Bố cục của luận văn
3.2.3. Giải pháp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
Ngành giáo dục cần xây dựng bảng mô tả công việc cho 03 chức danh giáo viên ở bậc mầm non và tiểu học, 03 chức danh giáo viên bậc trung học cơ sở. Khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trước phải dựa trên bảng mô tả công việccủa các chức danh, đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá đo lường được kết quả thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên và đúng với những tiêu chuẩn kết quả công việc đã được xác định trong bảng mô tả công việc.
Bảng 3.1: Minh họa thiết lập tiêu chuẩn đánh giá dựa vào bảng mô tả công việc của chức danh giáo viên dạy lớp tiểu học
Nhiệm vụ Tiêu chuẩn đánh giá
Giảng dạy lớp được phân công Giảng dạyđúng lớp được phân công Soạn giáo án, lên lớp, kiểm tra
đánh giá xếp loại học sinh Giáo án soạn theo quy định, lên lớp đủ số buổi, kiểm tra xếp loại học sinh đầy đủ theo quy định Chất lượng giáo dục Có bao nhiêu học sinh lên lớp, bao nhiêu học sinh ở lại lớp, bao nhiêu học sinh giỏi, yếu kém Tham gia các hoạt động chuyên
môn
Tham gia đầy đủ các cuộc họp, các buổi tập huấn về chuyên môn do ngành hoặc trường tổ chức
Phối hợp với gia đình học sinh Thường xuyên phối hợp với gia đình học trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của học sinh
Khi thiết lập tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc của giáo viên ngành cũng cần đưa vào tiêu chuẩn kết quả làm việc để đảm bảo giáo viên có kết quả làm việc đạt được các chỉ tiêu đăng ký ở đầu kỳ. Các tiêu chuẩn kết quả cân nhắc đưa vào đánh giá gồm số lớp giảng dạy, số học sinh lên lớp, số học sinh yếu kém. Đồng thời ngành phải xây dựng những tiêu chuẩn đánh giá về mặt hành vi để đánh về phương pháp và kỹ năng làm việc có như vậy giáo viên mới tập trung nâng cao phương pháp giảng dạy từ đó mới đạt được kết quả cao hơn. Những tiêu chuẩn đánh giá về phương pháp cân nhắc đưa vào gồm mức độ tuân thủ quy trình lên lớp của giáo viên, mức độ giảng dạy
sát với đề cương giáo trình, mức độ sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực và những phương pháp trực quan trong giảng dạy.
Ngoài việc dựa trên bảng mô tả công việc ngành cần phải chú trọng xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc dựa trên các mục tiêu và kế hoạch của các trường trong năm để bảo đảm giáo viên tập trung thực hiện các nhiệm vụ và phát triển những kỹ năngđể thực hiện thành công các mục tiêu của trường trong năm.
Một điều cần quan tâm nữa là khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc của giáo viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn thỏa mãn nguyên tắc SMART nghĩa là phải cụ thể, đo lường được, chấp thuận bởi cấp quản lý và giáo viên, có tính khả thi và phải có thời gian xác định. Những tiêu chuẩn đánh giá trong thời gian qua như tiêu chuẩn kiến thức sư phạm, năng lực giáo dục và tìm hiểu đối tượng, môi trường là chưa cụ thể, khó đo lường, khó định hướng thu thập thông tin nên đánh giá không chính xác. Vì vậy ngành cần triển khai những tiêu chuẩn trên thành những tiêu chuẩn cụ thể hơn như số lớp giảng dạy, số học sinh lên lớp, số học sinh giởi, số học sinh lên lớp, số học sinh hiểu bài, số phụ huynh hài lòng với chất lượng giảng dạy của giáo viên. Các tiêu chuẩn cũng cần quy định thang điểm và các mức điểm tương ứng với giỏi, khá, trung bình, yếu. Đồng thời ngành cũng cần phải có một hướng dẫn chấm điểm quy định chuẩn kết quả công việc cần đạt tương ứng với các mức điểm ở trên.