6. Bố cục của luận văn
2.3.5. Phân tích về nguồn lực đào tạo
Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã quan tâm đến đầu tư trang thiết bị hỗ trợ cho đào tạo bồi dưỡng giáo viên của huyện như có 03 màn hình, máy chiếu, máy tính, hệ thống âm thanh.Qua khảo sát có 193 giáo viên (77,2%) đồng ý ngành có thiết bị hỗ trợ đào tạo. Tuy nhiên, ngành giáo dục huyện hiện nay chưa có phòng ốc để phục vụ cho hoạt động đào tạo mà chỉ sử dụng các lớp học của các trường để đào tạo. Qua khảo sát có 197 giáo viên (78,8%) không đồng ý ngành đã có phòng ốc để phục vụ đào tạo. Trong hoạt động đào tạo giáo viên, ngành chưa quan tâm đến hệ thống phim ảnh, dụng cụ thực hành cho giáo viên để phục vụ đào tạo. Qua khảo sát có 204 giáo viên (81,6%) không đồng ý ngành có hệ thống phim ảnh để phục vụ đào tạo. Đồng thời, ngành chưa xây dựng tài liệu đào tạo nội bộ để đào tạo cho giáo viên của huyện như phương pháp đứng lớp, phương pháp soạn giáo án, ra đề thi và kiểm định chất lượng. Qua khảo sát có 220 giáo viên (88%) không đồng ý ngành đã xây dựngtài liệu đào tạo nội bộ để đào tạo giáo viên. Ngành mới phát triển được đội ngũ chuyên gia đào tạo nội bộ gồm 6 chuyên gia là lãnh đạo phòng Giáo dục – đào tạo và những Hiệu trưởng các trường trực thuộc phòng Giáo dục và đào tạo đã trải qua nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy, khả năng truyền đạt cho giáo viên những kiến thức chuyên môn. Trong 03 năm qua số lượng giáo viên của huyện được đào tạo còn ít chỉ chiếm 26% giáo viên hiện có, vì ngành chưa khai thác những chuyên gia này nhiều.
Qua khảo sát có 205 giáo viên (82%) đồng ý ngành có đội ngũ chuyên gia đào tạo nội bộ.
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát về nguồn lực đào tạo
Nguồn lực đào tạo
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Ngành có các phòng, ốc được thiết
kế phù hợp để thực hiện đào tạo 41,2% 103
94 37,6% 49 19,6% 4 1,6% -
Ngành đã đầu tư đầy đủ máy chiếu,
máy tính phục vụ cho đào tạo -
7 2,8% 50 20% 189 75,6% 4 1,6% Ngành có đầy đủ các phim ảnh,
phần mềm để hướng dẫn giáo viên thực hành khi đào tạo
75 30% 129 51,6% 37 14,8% 9 3,6% -
Ngành đã xây dựng được tài liệu
phục vụ cho hoạt động đào tạo 33,2% 83
137 54,8% 25 10% 5 2% -
Ngành có chuyên gia đào tạo là các
nhà quản lý có chuyên môn giỏi 2,4% 6
39 15,6% 148 59,2% 57 22,8% (Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên)
2.3.5. Phân tích về phương pháp đào tạo
Trong 03 năm qua ngành đã cử 87 giáo viên với 06/28 khóa đào tạo bên ngoài. Đào tạo chủ yếu về chính trị và về công tác quản lý. Nhìn chung, các khóa đào tạo bên ngoài nội dung chủ yếu là phục vụ cho việc quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý của các trường học. Nội dung được đào tạo chưa nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên mà nhằm mục đích để hoàn chỉnh nguồn quy hoạch cán bộ quản lý, trang bị cho họ những kiến thức và bằng cấp đạt chuẩn để làm công tác quản lý sau này. Qua khảo sát có 184 giáo viên (73,6%) đồng ý ngành đào tạo bên ngoài khi đào tạo những kiến thức mới cho họ.Việc tổ chức đào tạo bên ngoài những kiến thức mới và giúp cho giáo viên lấy được những bằng cấp để tạo nguồn quy hoạch cán bộ quản lý cho ngành giáo dục huyện là phù hợp. Vì ngành giáo dục huyện không tự thực hiện đào tạo những giáo viên này.
Trong 03 năm qua, ngành mới tổ chức được 22 khoá học nội bộ trên tổng số 28 khóa đào tạo. Các khóa đào tạo được thực hiện bởi chuyên gia đào tạo nội bộ về những nội dung như thiết kế bài giảng giáo án điện tử, phương pháp dạy học, đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh. Việc huyện tự tổ chức đào tạo nội bộ những
nội dung này là phù hợp vì có thể khai khác kinh nghiệm của đội ngũchuyên gia đào tạo của huyện để đào tạo không phải thuê bên ngoàitốn chi phí. Qua khảo sát có 187 giáo viên (74,8%) đồng ý ngànhquan tâm đào tạo bên trong về công việc của họ. Nhìn chung ngành quan tâm đến đào tạo bên trong hơn bên ngoài là phù hợp. Vì đào tạo trước hết giúp cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng để giảng dạy tốt hơn, đào tạo nội bộ sẽ sát với thực tế của huyện. Chính ngành giáo dục qua công tác quản lý mới biết giáo viên cần trang bị những kiến thức, nội dung đào tạo cho giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy. Ngành chỉ đào tạo bên ngoài cho giáo viên nâng cao bằng cấphoặc những kiến thức mới mà chuyên gia đào tạo nội bộ không đảm nhận được.
Trong các khóa đào tạo người giảng viên chưa quan tâm cho giáo viên tham gia vào việc nhập vai, giải quyết tình huống mà chỉ thuyết giảng một chiều.Qua khảo sát có 176 giáo viên (70,4%) không đồng ý các khoá học sử dụng phương pháp tích cực. Đồng thời chưa sử dụng phương pháp trực quan sinh động. Giảng viên chưa cho học viên thực hành qua các bày giảng. Qua khảo sát có 212 giáo viên (84,8%) không đồng ý các khoá học mang tính thực hành.
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Ngành quan tâm đào tạo bên
trong về công việc của họ - 2% 5
61 24,4% 183 73,2 1 0,4% Ngành sử dụng đào tạo bên
ngoài khi đào tạo cho giáo viên những kiến thức mới - 12 4,8% 51 20,4% 173 69,2% 14 5,6% Các khoá đào tạo sử dụng
phương pháp giảng dạy tích cực cho người học tham gia vào bài giảng 49 19,6% 127 50,8% 53 21,2% 21 8,4% - Các khoá học mang tính thực hành. 76 30,4% 136 54,4% 31 12,4% 7 2,8% -
(Nguồn: Kết quả khảo sát giáo viên)
2.3.6. Phân tích về đánh giá kết quả đào tạo
Hiện nay ngành chưa quan tâm đánh giá hiệu quả đào tạo, 100% các khóa học chưa lấy ý kiến phản hồi của giáo viên tham gia khóa đào tạo bằng phiếu khảo sát. Qua khảo sát có 234 giáo viên (93,6%) không đồng ý ngành quan tâm sử dụng phương pháp phản hồi này. Mặt khác, mới chỉ có06 khóa đào tạo cho giáo viên làm bài kiểm tra vào cuối khóa học, tỷ lệ thi đạt cuối khoá trong 3 năm qua là 100%. Các khóa học còn lại chưa chú trọng cho giáo viên làm bài kiểm tra đầu khóa học, giữa khóa học và cuối khóa học. Qua khảo sát có 229 giáo viên (91,6%) không đồng ý ngành quan tâm cho giáo viên làm bài kiểm tra quá trình đào tạo để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức bài giảng. Đồng thời, ngành cũng chưa có chú trọng đến việc dự giờ quan sát kỹnăng, phương pháp của giáo viên sau khi họcđể đánhgiá sự tiến bộ của họ. Qua khảo sát có 198 giáo viên (79,2%) không đồng ý ngành quan tâm quan sát phương pháp làm việc của giáo viên. Bên cạnh đó, ngành cũng chưa đo lường mức tăng kết quả làm việc, khối lượng công việc hoàn thành sau đào tạo. Qua khảo sát có 200 giáo viên (80%) không đồng ý ngành đo lường mức tăng kết quả làm việc, khối lượng công công việc hoàn thành sau đào tạo. Ngoài ra ngành cũng chưa có quan tâm họp đánh giá tổng kết công tác đào tạo.
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về đánh giá kết quả đào tạo
Đánh giá kết quả đào tạo
Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Ngành quan tâm sử dụng phương pháp phảnhồi kết quả bằng khảo sát 86 34,4% 148 59,2% 10 4% 6 2,4% -
Ngành quan tâm cho giáo viên làm bài kiểm tra quá trình đào tạo để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức bài giảng 97 38,8% 132 52,8% 17 6,8% 4 1,6% -
Ngành quan tâm quan sát sự tiến bộ phương pháp và kỹ năng làm việc của giáo viên sau khóa học
81 32,4% 117 46,8% 27 10,8% 25 10% -
Ngành quan tâm đo lường mứcđộ tăng kết quả thực hiện công việc của giáo viên sau đào tạo so với trước khi đào tạo
75 30% 125 50% 29 11,6% 21 8,4% -
2.4. TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở NGÀNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC VÀ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở NGÀNH
GIÁO DỤC HUYỆN U MINH THƯỢNG
2.4.1. Hệ thống đánh giá năng lực làm việc
2.4.1.1. Những điểm mạnh
- Ngành giáo dục của huyện đã dựa vào quy trình đánh giá kết quả làm việc của giáo viên do quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng có quy trình hướng dẫn đánh giá kết quả làm việc.
- Tiêu chuẩn đánh giá của các cấp học có thang điểmở bậc tiểu học và mầm non tổng số điểm 200 điểm và bậc trung học cơ sở có 06 tiêu chuẩn tổng số điểm 100 điểm.
- Hàng năm cấp quản lý có dự giờ đối với mỗi giáo viên để đánh giá chuyên môn, có lưu lại những biên bản dự giờ để đánh giá; đồng thời có tổ chức các cuộc họp để thu thập thông tin và yêu cầu giáo viên báo cáo.
- Các trường có áp dụng một phần phương pháp đánh giá 360P
0
Pđể đánh giá; các trường đã tạo điều kiện cho giáo viên tự đánh giá kết quả làm việc của mình, đồng nghiệp đánh giá; Nhà trường đã yêu cầu giáo viên lập ra bảng đăng ký mục tiêu năm học của giáo viên.
- Cán bộ quản lý đã tổ chức họp xét đánh giá kết quả làm việc của giáo viên dựa trên những tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
- Khi đánh giá kết quả làm việc xong cấp quản lý có phản hồi kết quả làm việc cho giáo viên.
- Ngành đã sử dụng kết quả đánh giá để làm căn cứ xét thưởng, nâng lương trước thời hạn.
2.4.1.2. Những điểm yếu
- Ngành giáo dục huyện chưa dựa trên hướng dẫn quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo để ban hành một quy chế hướng dẫn đánh giá kết quả làm việc và xếp loại thi
trong tổ chức đánh giá; Quytrình đánh giá kết quả làm việc còn thiếu rất nhiều bước so với quy trình chuẩn và chưa tổ chức triển khai quy trình hướng dẫn đến cấp quản lý và giáo viên.
- Ngành chưa có tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc riêng cho từng nhóm chức danh mà chỉ dựa vào tiêu chuẩn chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; chưa xây dựng được mô tả công việc cho các chức danh ở từng bậc học; một số tiêu chuẩn khó đo lường kết quả thực hiện nhiệm vụ của giáo viên; tiêu chuẩn đánh giá chưa tập trung đánh giá kết quả phương pháp làm việc; mặt dù tiêu chuẩn hiện nay đều có quy định mức hoàn thành nhiệm vụ tương ứng với mức điểm quy định nhưng các tiêu chuẩn này chưa thỏa mãn được nguyên tắc SMART: cụ thể, đo lường được, khả thi, có thảo luận với cấp dưới và có thời hạn;chưa có tiêu chuẩn đánh giá kết quả làm việc đo lường kết quả thực hiện những nhiệm vụ mới; tiêu chuẩn không được xây dựng dựa trên kế hoạch và mục tiêu ở đầu kỳ;
- Cấp quản lý chưa thường xuyên phổ biến tiêu chuẩn cho giáo viên trong quá trình làm việc; sau khi xây dựng kế hoạch học kỳ cấp quản lý chưa quan tâm đào tạo và hướng dẫn cho giáo viên về những công việc để thực hiện kế hoạch; cấp quản lý chưa sử dụng hình thức như quan sát, tổ chức những buổi trao đổi chuyên môn; Chưa quan tâm tổ chức các cuộc họp định kỳ và báo cáo hàng tháng để thu thập thông tin đánh giá.
- Khi đánh giá kết quả làm việc của giáo viên cấp quản lý đa số đồng ý với kết quả tự đánh giá của giáo viên, thể hiện cấp quản lý còn cả nể, chưa có những chính kiến riêng trong đánh giá; nhà trường chưa áp dụng đầy đủ phương pháp 360P
0
P
; các tiêu chuẩn đánh giá được chấm điểm chưa cụ thể và mang tính định tính khó đo lường được Kết quả chấm điểm chưa chính xác, khách quan, công bằng và còn mang tính hình thức; cấp quản lý chưa dựa vào mức độ hoàn thành những mục tiêu đăng ký đầu năm để đánh giá kết quả làm việc; các trường chưa quan tâm áp dụng phương pháp MBO trong đánh giá sẽ dẫn đến giáo viên.
- Cán bộ quản lý ở các trường chưa được đào tạo về kỹ năng đánh giá kết quả làm việc; trong quá trình đánh giá cán bộ quản lý thường mắc các phải lỗi; việc phản
hồi kết quả làm việc không trao đổi riêng với từng giáo viên; cấp quản lý chưa được đào tạo và có kỷ năng đánh giá .
- Cấp quản lý chưa quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên thắc mắc về kết quả đánh giá một cách riêng tưvà giải thích cho giáo viên kết quả đánh giá; phản hồi chưa mang tính xây dựng; chưa khuyến khích giáo viên trình bày những khó khăn trong công việc; chưa khuyến khích giáo viên trình bày những nguyện vọng nghề nghiệp và tư vấn các khóa đào tạo, bồi dưỡng để họ triển nghề nghiệp.
- Các trường vẫn chưa dùng kết quả đánh giá để biết những điểm yếu của giáo viên để làm cơ sở xây dựng các khóa đào tạo nâng cao năng lực cho giáo viên; chưa sử dụng làm cơ sở quy hoạch phát triển giáo viên; chưa được sử dụng để làm căn cứ phân công lại công việc. Cấp quản lý cũng chưa quan tâm đánh giá thực chất tìm ra những giáo viên có kết quả làm việc tốt để thưởng, quy hoạch đề bạt và những giáo viên chưa có kết quả làm việc tốt để đào tạo lại họ.
2.4.2. Hệ thống đào tạo
2.4.2.1. Những điểm mạnh
- Ngành đã có sự quan tâm hợp lý đến công tác đào tạo giáo viên, nâng cao kiến thức và kỹ năng cho việc dạy học; ngành cũng có các bước quy trình đào tạo giáo viên.
- Ngành khi có nhiệm vụ mới thì có tổ chức triển khai đào tạo cho giáo viên những kế hoạch và nhiệm vụ;
- Ngành giáo dục của huyện đã quan tâm đến đầu tư trang thiết bị hỗ trợ cho đào tạo bồi dưỡng giáo viên, ngành cũng có đội ngũ chuyên gia đào tạo nội bộ.
- Việc tổ chức đào tạo bên ngoài những kiến thức mới và giúp cho giáo viên lấy được những bằng cấp để tạo nguồn quy hoạch cán bộ quản lý cho ngành giáo dục huyện.
- Quy trình đào tạo của ngành chưa đầy đủ còn thiếu một số bước so với quy trình chuẩn; ngành cũng chưa phổ biến quy trình đạo tạo cho cán bộ quản lý các trường trực thuộc.
- Việc xác định đối tượng đào tạo chưa sát với thực tế, việc tổ chức đào tạo còn mang tính chủ quan chưa dựa trên phương pháp xác định nhu cầu đào tạo, khi thực hiện nhiệm vụ mới mỗi trường chỉ cử 02 giáo viên tham gia khóa học. Ngành chưa quan tâm dựa vào hồ sơ đánh giá kết quả làm việc xác định điểm yếu của giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo. Mặt khác, ngành chưa có quan tâm phỏng vấn giáo viên để xác định nhu cầu đào tạo của họ. Đồng thời, ngành chưa quan tâm tổ chức thi sát hạch để nhận diện những giáo viên có kiến thức kỹ năng để xác định nhu cầu đào tạo.
- Ngành chưa xây dựng kế hoạch đào tạo ban hành bằng văn cụ thể cho nên ngành không xác định được mục tiêu cần đạt, nội dung đào tạo, thời gian đào tạo, phương pháp đào tạo, kinh phí thực hiện và dự kiến đánh giá hiệu quả đào tạo cho