6. Bố cục của luận văn
3.1.1. Các phương hướng phát triển của ngành giáo dục
Ngành sẽ đẩy mạnh công tác huy động và duy trì học sinh trong độ tuổi đến trường đạt chỉ tiêu đề ra. Ngành sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi; chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh bằng các hình thức linh hoạt và theo chuẩn kiến thứckỹ năng; nâng cao chất lượng công tác phổ cập, xóa mù chữ cho người lớn tuổi, xây dựng xã hội học tập.
Ngành sẽ sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở các đơn vị trường học theo Đề án vị trí việc làm, đúng chuyên môn, năng lựcsở trường để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành. Ngành sẽ tinh giản đội ngũ cán bộ, giáo viên do không đảm bảo yêu cầu về đạo đức nhà giáo, chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Ngành sẽ thực hiện thi tuyển viên chức, cán bộ quản lý ở các đơn vị trường học, đảm bảo khách quan, công bằng, sử dụng nhân tài; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng trình độ chính trị, quản lý, nghiệp vụ chuyên môn đảm bảo chất lượng theo quy định.
Ngành sẽ quy hoạch mạng lưới trường lớp theo hướng tập trung, quy mô giảm dần các điểm trường lẻ, nâng cao chất lượng, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020. Ngành sẽ đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy học, triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong giảng dạy, đảm bảo đổi mới theo nội dung chương trình sách giáo khoa năm 2015 theo Nghị quyết 29/NQ- TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Ngành sẽ tập trung đầu tư xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp; trường chuẩn Quốc gia; xây dựng trường trọng điểm về chất lượng ở các bậc học Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở.
Ngành sẽ thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực, các mạnh thường quân, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể địa phương; phát huy hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường.