Phầ nA 8 Hoạt động hỗ trợ hiểu biết về an toàn bệnh nhân

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân (Trang 69)

Li ích:

• có khả năng truyền tải thông tin cho số lượng

đông sinh viên trong một lần;

• hữu hiệu để cung cấp tổng quan về các chủ đề khái

quát, truyền tải thông tin thực tế và giới thiệu các khái niệm lý thuyết;

• cung cấp thông tin và ý tưởng cập nhật không dễ

tiếp cận trong bài đọc hay báo cáo;

• có thể giải thích hoặc nói tỉ mỉ về các khái niệm và

ý tưởng khó và cách xử lý những khái niệm/ý tưởng đó.

Thách thc:

• thu hút số lượng đông sinh viên tích cực tham

gia;

• sinh viên các năm cuối và nhân viên cấp dưới

thường thích những kỹ thuật dạy học qua trải nghiệm hơn là bài giảng;

• kỹ năng thuyết trình;

• thường phần nào phụ thuộc vào công

nghệ;

• nội dung (tổn hại do chăm sóc y tế) có thể làm

người học mất hứng thú.

Ví d:

• Chủ đề 1: an toàn bệnh nhân là gì?

• Chủ đề 2: vì sao áp dụng yếu tố con người

lại quan trọng đố với an toàn bệnh nhân.

Vừa học vừa thực hành tại vị trí lâm sàng

Thực hiện việc giảng dạy trong khi đi buồng, trong các buổi dạy tại phòng khám khoặc bên giường bệnh nhân.

Li ích:

• thực hiện giảng dạy trong khi đi buồng, trong

các buổi dạy tại phòng khám khoặc bên giường bệnh nhân là cơ hội lý tưởng để dạy và quan sát cách lấy thông tin tiền sử sức khỏe và kỹ năng thăm khám, cũng như các kỹ năng giao tiếp và tương tác liên cá nhân–giáo viên cũng có thể thị phạm thực hành an toàn, y đức và chuyên môn;

• có thể dạy về các vấn đề an toàn bệnh nhân ở

bất kỳ đâu trong môi trường làm việc và trong tình huống thực;

• thật–do đó có tính phù hợp cao;

• hấp dẫn và lôi cuốn.

Thách thc:

• thiếu thời gian do áp lực công việc;

• thiếu kiến thức về cách kết hợp các chủ đề

an toàn bệnh nhân vào buổi dạy tại giường bệnh;

• có tính cơ hội—khó chuẩn bị trước và

thường khó thực hiện một chương trình thống nhất.

Ví d:

• Chủ đề 9: Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn (các vấn

đề liên quan đến rửa tay ở nơi làm việc).

• Chủ đề 10: An toàn bệnh nhân và thủ thuật xâm lấn

Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO: Ấn bản đa ngành 58 Công c và tài liu hc tp

Chùm sách Teaching on the run được các bác sĩ lâm sàng

Australia xây dựng và phù hợp với đào tạo y khoa tại cơ sở y tế nơi có rất nhiều yêu cầu đối với các giảng viên đồng thời cũng là bác sĩ

(http://www.meddent.uwa.edu.au/teaching/on- the- run/tips; truy cập 4 /1/ 2011).

Hot động nhóm nh–hc vi nhng người khác

Hoạt động học tập này diễn ra khi sinh viên học theo nhóm nhỏ, thường với một trợ giảng, nhưng cũng có thể là một bệnh nhân. Đặc điểm chính của cách học này là sự tham gia và hoạt động tương tác của sinh viên liên quan tới một vấn đề cụ thể, song sinh viên có trách nhiệm nhiều hơn đối với việc học của mình, ví dụ làm việc theo dự án.

Li ích:

• chia sẻ câu chuyện của chính mình;

• lắng nghe câu chuyện của bệnh nhân;

• học hỏi từ bạn học;

• nhiều quan điểm khác nhau;

• học các kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp.

Thách thc:

• động lực nhóm;

• vấn đề nguồn lực liên quan đến thời gian hướng dẫn;

• kinh nghiệm chuyên môn của trợ giảng.

Ví d:

• Chủ đề 2: Vì sao áp dụng yếu tố con người lại

quan trọng đối với an toàn bệnh nhân (cân nhắc các yếu tố con người khi sử dụng những trang thiết bị thường dùng).

• Chủ đề 4: làm thành viên tích cực của nhóm (làm

việc theo nhóm tại nơi làm việc hay môi trường lâm sàng).

Công c và tài liu hc tp

Learning to use patient stories. NHS Evidence - innovation and improvement

(http://www.library.nhs.uk/improvement/vie wReso urce.aspx?resID=384118;

Truy cập 4 /1/ 2011).

Beyea SC, Killen A, Knox GE. Learning from stories–a pathway to patient safety.

Associationof periOperative Registered Nurses Journal, 2004, 79,

224-226.

Tài liệu Hướng dẫn Chương trình giảng dạy này:

• Giúp các tổ chức chăm sóc sức khỏe và

các nhóm trong những tổ chức đó triển khai thực hiện thành công một loạt các can thiệp nhằm cải thiện an toàn và chất lượng chăm sóc cho người

bệnh;

• được xây dựng trên cơ sở tập hợp và sử

dụng các câu chuyện của bệnh nhân;

• chỉ ra phương pháp lựa chọn những câu chuyện

có hiệu quả nhất từ mọi thành viên trong xã hội –bệnh nhân, người chăm sóc, người bảo hộ và nhân viên y tế;

• cho thấy mọi người đều có nhận định riêng và có giá trị như

nhau về kinh nghiệm chăm sóc y tế của mình.

Thảo luận tình huống

Là thảo luận theo nhóm sinh viên – thường với một trợ giảng–về một tình huống lâm sàng.

Li ích:

• có thể sử dụng tình huống có thực hoặc giả tưởng để minh

họa các nguyên tắc an toàn bệnh nhân;

• được đặt vào tình huống thực–làm cho các khái niệm thực và

phù hợp hơn;

• học cách giải quyết vấn đề khi gặp phải tại nơi làm việc;

• cho phép liên kết các khái niệm trừu tượng với tình huống

thực.

Thách thc:

• lựa chọn/xây dựng các tình huống thực tiễn để khuyến khích

sinh viên tham gia thảo luận tích cực;

• sử dụng tình huống hiệu quả để khuyến khích tư duy và tạo

cơ hội học sâu;

• khuyến khích sinh viên tự tạo ra tình huống có vấn đề và giải

quyết.

Công c và tài liu hc tp

Phân tích sự cố của bệnh viện lớn, phòng khám hoặc nơi làm việc.

Số liệu hàng tuần về bệnh tật và tử vong - Cơ quan Nghiên cứu và Quản lý Chất lượng chăm sóc sức khỏe

(http://webmm.ahrq.gov/; truy cập 4 /1/ 2011).

Trò chơi

Trò chơi tạo không khí vui vẻ, bao gồm từ trò chơi điện tử tới trò chơi đóng vai theo tình huống.

Li ích:

• vui, hấp dẫn;

• hào hứng;

59 Phần A 8. Hoạt động hỗ trợ hiểu biết về an toàn bệnh nhân

Thách thc:

• liên hệ trò chơi với môi trường làm việc;

• xác định rõ mục đích của trò chơi trước khi thực

hiện.

Công c và tài liu hc tp

http://www.businessballs.com/teambuildinggames.

htm; accessed 4 January 2011.

Nghiên cứu độc lập

Là nghiên cứu do sinh viên thực hiện, ví dụ bài tập, bài luận.

Li ích:

• sinh viên có thể làm việc theo tốc độ của

mình ;

• sinh viên có thể tập trung tự bổ sung những lỗ

hổng kiến thức;

• cơ hội để suy ngẫm;

• chi phí thấp, dễ đặt ra lịch thực hiện;

• linh hoạt cho sinh viên.

Thách thc:

• hứng thú;

• thiếu tiếp xúc với nhiều thông tin đầu vào;

• khả năng thu hút thấp;

• mất thời gian chấm và nhận xét.

Kết bạn với một bệnh nhân đang sử dụng dịch vụ y tế (bệnh viện, phòng khám, phòng tư vấn tư nhân, dược

điển): theo dõi bện nhân

Một sinh viên theo dõi một bệnh nhân trong suốt thời gian sử dụng dịch vụ y tế hoặc điều trị ở bệnh viện. Bài tập này bao gồm yêu cầu sinh viên đi cùng với bệnh nhân trong các buổi khám bệnh, xét nghiệm và quy trình thủ tục.

Li ích:

• tạo cơ hội học về hệ thống chăm sóc

sức khỏe;

• nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của người bệnh;

• thấy cách các lĩnh vực khác nhau của

hệ thống chăm sóc sức khỏe tương tác như thế nào

Thách thc:

• lên thời gian biểu;

• đưa kinh nghiệm thành bài tập để học;

• hạn chế cơ hội cho sinh viên chia sẻ

kiến thức học được và nhận được phản hội từ bạn học, cơ hội được đánh giá. Đóng vai (docudrama)

Là phương pháp giáo dục phổ biến cho phép sinh viên đóng vai các nhân viên y tế ở nhiều tình huống khác nhau. Gồm hai loại:

• sinh viên ứng tác đối thoại và hành động

phù hợp với một kịch bản chuẩn bị trước;

• sinh viên “đóng” các vai và dùng lời

thoại của một nghiên cứu tình huống.

Li ích:

• chi phí thấp;

• không đòi hỏi tập luyện nhiều;

• luôn sẵn có;

• có tính tương tác cao–cho phép người

học thử các kịch bản “nếu”;

• dựa vào trải nghiệm–giới thiệu và giúp

người học lưu ý tới vai trò của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và cán bộ quản lý trong các tình huống an toàn bệnh nhân;

• cho phép người học vào vai một nhân viên y tế

ở vị trí cao hơn hoặc vai bệnh nhân;

• có thể thể hiện các cách nhìn nhận khác nhau;

• lý tưởng để tìm hiểu về các yếu tố liên quan tới

làm việc và giao tiếp trong nhóm đa ngành để ngăn ngừa sai sót, đảm bảo an toàn bệnh nhân.

Thách thc:

• viết kịch bản;

• xây dựng những tình huống có ý nghĩa để có

chỗ cho lựa chọn, quyết định, xung đột;

• mất thời gian;

• không thể có đủ vai cho tất cả sinh viên đóng

(một số chỉ là người xem thụ động);

• sinh viên có thể đi lạc khỏi chủ đề v à

trò chơi đóng vai kết thúc.

Công c và tài liu hc tp

Kirkegaard M, Fish J. Doc-U-drama: using drama

to teach about patient safety. Family Medicine,

Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO: Ấn bản đa ngành 60 Mô phỏng

Trong môi trường chăm sóc y tế, mô phỏng được định nghĩa là “k thut dy hc cho phép có hot động tương tác, và đôi khi tham gia toàn din bng cách tái to toàn b hoc mt phn ca mt tri nghim lâm sàng mà không làm cho bnh nhân gp nguy cơ liên quan ti tình hung đó” [5]. Có thể trong tương lai cơ hội tiếp cận các hình thức đào tạo qua mô phỏng sẽ tăng lên do đòi hỏi bức thiết về y đức phải tránh tổn hại cho bệnh nhân [6].

Hiện đã có một số hình thức mô phỏng, bao gồm:

• mô phỏng trên máy tính;

• mô hình mô phỏng công nghệ thấp hay ma-nơ-

canh được sử dụng để thực hànhcác thao tác đơn

giản;

• bệnh nhân được tiêu chuẩn hóa (bệnh nhân đóng

vai cho sinh viên thực hành);

• thiết bị mô phỏng ma nơ canh được lập trình

(“như thật”);

• thiết bị thực tế ảo.

Li ích:

• không tạo nguy cơ cho bệnh nhân;

• có thể đưa ra nhiều kịch bản, bao gồm những

tình huống không phổ biến nhưng nguy hiểm cần có phản ứng nhanh;

• người tham gia có thể thấy được kết quả của

quyết định và hành động của mình; có thể cho phép xảy ra sai sót và đi đến kết luận (trong thực tế có lẽ cần có sự can thiệp của một nhân viên y tế có năng lực hơn);

• có thể đưa ra các kịch bản giống nhau cho các

nhân viên y tế hoặc nhóm khác nhau;

• những nguyên nhân cơ bản của tình huống

đã được biết trước;

• với tình huống thực hành với thiết bị mô phỏng

ma nơ canh, nhân viên y tế có thể dùng dụng cụ thật, thể hiện những hạn chế của thiết bị khi sử

dụng;

• việc tái hiện toàn bộ môi trường lâm sàng

thực cho phép tìm hiểu đầy đủ về những tương tác liên cá nhân với các nhân viên lâm sàng khác và đào tạo về làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo và giao tiếp;

• có thể thực hiện việc ghi âm/hình toàn bộ và

ngắt quãng buổi thực hành mô phỏng; không

gặp phải những vấn đề như giữ bí mật thông tin cho bệnh nhân – có thể dùng băng ghi âm/hình để nghiên cứu, đánh giá thực hành hoặc công nhận. [7]

Thách thc:

• một số hình thức mô phỏng khá tốn kém;

• cần kiến thức chuyên ngành để dạy và điều

khiển một số thiết bị dạy học.

Dự án cải thiện chất lượng

Cải thiện chất lượng là một quy trình tiên tục gồm lập kế hoạch, triển khai chiến lược, đánh giá hiệu quả của những chiến lược đó, và xem xét xem tiếp theo cần cải thiện những gì. Các dự án cải thiện chất lượng được mô tả theo chu trình Lập kế hoạch – Thực hiện – Nghiên cứu – Hành động (PDSA) [8] như sau:

• lập kế hoạch–thay đổi, trên cơ sở khả năng

cải thiện một quy trình hiện hành;

• thực hiện–thực hiện thay đổi đó;

• nghiên cứu–phân tích kết quả thay đổi;

• hành động–điều gì cần xảy ra tiếp theo

để tiếp tục quá trình cải thiện.

Cách tiếp cận theo chu trình PDSA khuyến khích cán bộ y tế xây dựng và tham gia tích cực vào các chiến lược mà họ hy vọng sẽ dẫn đến cải thiện. Cách tiếp cận đó cũng thúc đẩy việc đánh giá những thay đổi đó sau khi triển khai thực hiện

chiến lược. Do đó đây có thể là một cách tiếp cận

rất hữu ích để giúp sinh viên tham gia ở cấp độ khoa hoặc phòng khám, như một phần của cách tiếp cận nhóm đa ngành để đảm bảo an toàn bệnh nhân. Phần lớn các dự án cải thiện chất lượng về bản chất đều có thành phần cơ bản về an toàn bệnh nhân.

Li ích:

• tạo hứng thú học tập;

• trao quyền cho sinh viên;

• học hỏi về quản lý thay đổi ;

• học cách hành động chủ động;

• học cách giải quyết vấn đề.

Thách thc:

• duy trì được động lực và hứng thú học tập;

• ràng buộc về thời gian.

Ví d:

61 Phần A 8. Hoạt động hỗ trợ hiểu biết về an toàn bệnh nhân

Công c và tài liu hc tp

Bingham JW. Using a healthcare matrix to assess patient care in terms of aims for improvement and

core competencies. Joint Commission Journal on

Quality and Patient Safety, 2005, 31:98–105. website về tình hình mắc bệnh và tử vong – Cơ quan Nghiên cứu và Quản lý Chất lượng chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ

(http://www.webmm.ahrq.gov/; truy cập 17/2/ 2011).

Tài liu tham kho

1. Kirkegaard M, Fish J. Doc-U-Drama: using drama to teach about patient safety. Family Medicine, 2004, 36:628–630.

2. Davis BG. Tools for teaching. San Francisco, Jossey-Bass Publishers, 1993.

3. Lowman J. Mastering the techniques of teaching. San Francisco, Jossey-Bass Publishers, 1995. 4. Dent JA, Harden, RM. A practical guide for medical

teachers. Edinburgh, Elsevier, 2005. 5. Maran NJ, Glavin RJ. Low- to high-fidelity

simulation a continuum of medical education?

Medical Education, 2003, 37(Suppl. 1):S22–S28. 6. Ziv A, Small SD, Glick S. Simulation based medical

education: an ethical imperative. Academic Medicine, 2003, 78:783–788.

7. Gaba, DM. Anaesthesiology as a model for patient safety in healthcare. British Medical Journal, 2000, 320:785–788.

8. Cleghorn GD, Headrick L. The PDSA cycle at the core of learning in health professions education. Joint Commission Journal on Quality Improvement, 1996, 22:206–212.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)