23. Thương tích: thương tổn cơ thể do một tác
nhân hoặc biến cố gây ra.
24. Yếu tố giảm nhẹ: hành động hoặc hoàn
cảnh ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ mức độ gây
tổn hại cho bệnh nhân của một sự cố. 25. Cận nguy: sự cố không tác động tới bệnh
nhân.
26. Sự cố không gây hại: một sự cố xảy ra với bệnh nhân, nhưng không gây tổn hại rõ ràng.
27. Bệnh nhân: người được chăm sóc sức khỏe. 28. Đặc điểm bệnh nhân: một số đặc tính của một
người bệnh.
29. Tác động đối với bệnh nhân: Tác động đối với bệnh nhân bắt nguồn một phần hoặc toàn bộ từ một sự cố.
30. An toàn bệnh nhân: làm giảm hết mức có thể
nguy cơ gây tổn hại không cần thiết liên quan đến
chăm sóc y tế.
31. Sự cố an toàn bệnh nhân: sự cốhay
hoàn cảnh có thể dẫn đến, hoặc đã gây ra
tổn hại không cần thiết cho người bệnh. 32. Có thể phòng ngừa được: được cộng đồng
công nhận là có thẻ tránh được trong một hoàn cảnh cụ thể.
33. Hoàn cảnh cần phải báo cáo: tình huống có tiềm năng đáng kể sẽ gây tổn hại, song chưa xảy ra sự cố.
34. Nguy cơ: khả năng có thể xảy ra sự cố. 35. An toàn: làm giảm hết mức có thể nguy cơ gây
tổn hại không cần thiết.
36. Quan hệ ngữ nghĩa: cách thức mọi vật (như các hạng/loại hoặc khái niệm) liên kết với nhau theo nghĩa của chúng. 37. Tác dụng phụ: là tác dụng ngoài mong
muốn, liên quan đến các tính chất dược lý của thuốc.
38. Đau đớn: trải nghiệm sự khó chịu
chủ quan.
39. Vi phạm: Cố ý không tuân theo quy trình, tiêu chuẩn hoặc quy định thực hiện.
Nguồn: WHO conceptual framework for the international classification for patient safety. Geneva, World Health Organization, 2009
(http://www.who.int/patientsafety/en/; accessed 11 March 2011).
Định nghĩa từ các nguồn khác
1. Nhiễm khuẩn bệnh viện: tình trạng nhiễm khuẩn không hiện diện hoặc tiềm ẩn tại thời điểm bệnh nhân nhập viện, thường bắt đầu có biểu hiện sau hơn ba ngày kể từ khi nhập viện điều trị [1].
2. Văn hóa an toàn bệnh nhân: là văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao mà nhân viên y tế nỗ lực đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an toàn mạnh mẽ; (1) văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế (gồm những người trực tiếp điều trị cho người bệnh, bác sĩ và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân và khách đến thăm; (2) văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính và hoạt động; (3) văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề an toàn; (4) văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố; (5) văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn [2].
Tài liệu tham khảo
1. National Audit Office. Department of Health.
A Safer Place for Patients: Learning to improve patient safety. London: Comptroller and Auditor General (HC 456 Session 2005-2006). 3 November 2005. 2. Forum and End Stage Renal Disease Networks,
National Patient Safety Foundation, Renal Physicians Association. National ESRD Patient Safety Initiative: Phase II Report. Chicago: National Patient Safety Foundation, 2001.
Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO : Ấn bản đa ngành 82 Giải thích biểu tượng Số trang hình chiếu 1 Số thứ tự của chủđề T1 Nhóm Bài giảng Bài tập mô phỏng DVD Sách