Lĩnh vực 6 Nhận biết, Ứng phó và Công khai các biến cố bất lợi
Nguồn: Năng lực đảm bảo an toàn, Viện An toàn bệnh nhân Ca-na-đa, 2009 [2].
Giai đoạn 1–Rà soát kiến thức và việc xây dựng
đề cương Khung APSEF của Australia
Nhóm biên soạn đã tiến hành tất cả những kiến thức hiện có liên quan đến an toàn bệnh nhân (mô tả trong phần sau). Sau đó xem xét đánh giá tất cả các tài liệu được công bố, sách báo, báo cáo, chương trình giảng dạy và websites đã được tập hợp để tìm những hoạt động chính liên quan tới an toàn bệnh nhân có tác động tích cực đối với chất lượng và an toàn. Sau đó những hoạt động này được tập hợp thành các phạm trù gọi là “lĩnh vực kiến thức”. Mỗi lĩnh vực kiến thức lại được phân tích và tiếp tục chia nhỏ thành các lĩnh vực chủ đề chính, gọi là “chủ đề học”. Dưới đây là chi tiết về quá trình nghiên cứu đánh giá các tài liệu đã được công bố và cấu trúc nội dung của Khung Năng lực đảm bảo an toàn.
Cơ sở để đưa mỗi lĩnh vực kiến thức và chủ đề vào nội
dung được nêu rõ trong Khung Năng lực đảm bảo an toàn và được tóm tắt dưới đây.
Giai đoạn 2–Tìm thêm nội dung và phân bố kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ;
Mỗi chủ đề học làm thành cơ sở cho quá trình tìm kiếm rộng hơn, bao gồm các thuật ngữ bổ sung như giáo dục, chương trình, đào tạo, biến cố bất lợi, sai sót, lỗi, và tổ chức/viện/cơ sở y tế/ dịch vụ y tế. Tất cả các hoạt động (kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ) cho mỗi chủ đề được liệt kê cho tới khi không còn tìm thêm được hoạt động nào nữa và đã cạn hết các nguồn. Tiếp đó danh mục này được sàng lọc để tránh lặp lại, đảm bảo tính thực tiễn và lược bỏ những gì không cần thiết. Tiếp đó các hoạt động được phân thành các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng hay hành vi.
Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO: Ấn bản đa ngành 28
Bước cuối cùng trong giai đoạn này là xác định vị trí của mỗi hoạt động theo cấp độ phù hợp tương ứng với mức trách nhiệm của cán bộ y tế.
29 Phần A 2. Các chủ đề trong Hướng dẫn chương trình giảng dạy được chọn như thế nào?
Mức 1 (Cơ sở) xác định kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ mà mỗi cán bộ y tế cần có.
Mức 2 được thiết kế cho các cán bộ y tế chịu trách nhiệm trực tiếp cung cấp chăm sóc lâm sàng cho bệnh nhân và làm việc dưới sự giám sát, và cho những cán bộ y tế ở vị trí quản lý, giám sát và/hoặc có trách nhiệm lâm sàng cao hơn.
Mức 3 là cho cán bộ y tế ở có trách nhiệm quản lý hay giám sát, hoặc thầy thuốc lâm sàng chủ chốt có trách nhiệm lâm sàng cao.
Mức 4 (thuộc tổ chức) xác định kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ cần có của các lãnh đạo chuyên môn lâm sàng và hành chính có trách
nhiệm lãnh đạo điều hành. Mức 4 không phải là một phần của quá trình học từng bước để củng cố những gì đã học ở ba mức trước .
Các lĩnh vực kiến thức và chủ đề được Nhóm tham khảo dự án và Ban chỉ đạo xây dựng Khung APSEF thông qua. Việc lấy ý kiến đóng góp rộng rãi trong hệ thống y tế và của cộng đồng tại Australia cũng như quốc tế đã hoàn thiện quy trình xem xét đánh giá và thông qua các lĩnh vực kiến thức, chủ đề và nội dung.
Kết quả của giai đoạn này được thể hiện trong Bảng
A.2.2. Ví dụ được lấy từ Chủ đề 8: Thu hút sự tham
gia của bệnh nhân và người chăm sóc.
Bảng A.2.2. Ma trận nội dung của Khung APSEF
Mức 1 (Cơ sở) Cho cán bộ y tế nhóm1–4 Mức 2 Cho cán bộ y tế nhóm 2 và 3 Mức 3 Cho cán bộ y tế nhóm 3 Mức 4 (Tổ chức) Cho lãnh đạo y tế nhóm 4
Mục tiêu học tập Cung cấp cho bệnh nhân và người chăm sóc thông tin
cần thiết khi họ
cần
Thông tin tốt và biết về
vai trò của thông tin tốt trong các mối quan
hệ hiệu quả
trong chăm sóc sức khỏe
Tận dụng tối đa các cơ
hội cho nhân viên y tế
thu hút sự tham gia của bệnh nhân và người
chăm sóc vào hoạt
động chăm sóc và
điều trị
Xây dựng chiến lược cho nhân viên y tế thu hút sự tham gia
của bệnh nhân và người chăm sóc vào hoạt động xây dựng kế hoạch và cung ứng dịch vụ y tế Kiến thức Kỹ năng Hành vi và thái độ
Giai đoạn 3–Xây dựng định dạng theo hoạt động
Sau khi đã mô tả được kiến thức, kỹ năng và hành vi cho mỗi cấp cán bộ y tế, các hoạt động được chuyển thành một định dạng theo hoạt động, tận dụng lợi thế của tính chất nhiều hợp phần của Khung APSEF. Việc lấy ý kiến góp ý đánh giá được thực hiện rộng rãi nhất trong giai đoạn này của quá trình xây dựng Khung APSEF. Người ta tiến hành phỏng vấn các cán bộ y tế (điều dưỡng, bác sĩ, dược sĩ, nhà vật lý trị liệu, người làm công tác xã hội, nhà trị liệu, nha sĩ và các cán bộ y tế khác) về các khía cạnh của mỗi thành phần hoạt động trong Khung APSEF và toàn bộ tài liệu được phân phát trong toàn ngành
y tế Australia để lấy ý kiến phản hồi. Các
chuyên gia quốc tế cũng được mời tham gia quá trình xét duyệt này.
Các chủ đề trong Tài liệu Hướng dẫn Chương trình
đào tạo của WHO
1. An toàn bệnh nhân là gì?
2. Vì sao áp dụng các yếu tố con người lại quan trọng đối với an toàn bệnh nhân
3. Nhận thức về hệ thống và tác động của tính phức tạp của hệ thống đối với chăm sóc bệnh nhân
4. Làm thành viên tích cực của nhóm
5. Rút kinh nghiệm từ sai sót để phòng ngừa tổn hại 6. Nhận thức và quản lý nguy cơ lâm sàng
7. Sử dụng các phương pháp nâng cao chất lượng để cải thiện chăm sóc bệnh nhân
8. Thu hút sự tham gia của bệnh nhân và người chăm sóc 9. Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn
10. An toàn bệnh nhân và các thủ thuật xâm lấn 11. Cải thiện an toàn thuốc.
Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO: Ấn bản đa ngành 30 Lý do chọn từng chủđề trong Hướng dẫn
chương trình giảng dạy
Các chuyên gia y tế tham gia đào tạo sinh viên có thể không lập tức hoan nghênh lý do vì sao một số chủ đề lại được đưa vào Chương trình giảng dạy này . Có thể họ đã đang dạy một chủ đề cụ thể nào đó, song chưa xếp nó vào lĩnh vực an toàn bệnh nhân. Giáo viên cũng có thể phát hiện rằng nhiều trong số các nguyên tắc và khái niệm được đề cập đến trong Chương trình giảng dạy này cũng tương tự như trong các tài liệu đào tạo hiện hành, song được nhấn mạnh ở mức độ khác nhau. Ý nghĩa của mỗi chủ đề đối với quá trình học của sinh viên các chuyên ngành y tế được phân loại như sau.
Chủđề 1: An toàn bệnh nhân là gì?
Với một thực tế là cán bộ y tế đang ngày càng bị đòi hỏi phải lồng ghép các nguyên tắc và khái niệm an toàn bệnh nhân vào thực hành hàng ngày của mình, chủ đề n à y trình bày cơ sở cho an toàn bệnh nhân. Năm 2002, các Quốc gia thành viên của WHO đã nhất trí thông qua một Nghị quyết của Hội đồng Y tế Thế giới về an toàn bệnh nhân, công nhận sự cần thiết phải giảm thiểu tổn hại và đau đớn cho bệnh nhân và gia đình họ, cũng như những bằng chứng thuyết phục về các lợi ích kinh tế có được nhờ cải thiện an toàn bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian nằm viện kéo dài, chi phí kiện tụng, nhiễm khuẩn bệnh viện, thiệt hại đối với thu nhập, tàn tật và chi phí mua thuốc khiến một số
quốc gia tốn từ 6 đến 29 tỉ đô-la Mỹ mỗi năm [3, 4].
Một số nước đã công bố các nghiên cứu nêu bật những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy có nhiều bệnh nhân bị tổn hại vì đi khám, chữa bệnh; họ hoặc bị thương tổn vĩnh viễn, phải nằm viện điều trị lâu hơn (LOS), thậm chí tử vong. Trong thập kỷ vừa qua chúng ta đã biết là các biến cố bất lợi xảy ra không phải vì có người cố ý làm hại người bệnh. Mà đúng hơn là vì những phức tạp của hệ thống y tế ngày nay, nhất là ở các quốc gia phát triển, nơi điều trị thành công và kết quả điều trị cho mỗi bệnh nhân tùy thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ vào năng lực của nhân viên y tế. Khi có quá nhiều loại hình nhân viên y tế khác nhau (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và nhân viên y tế có liên quan khác) tham gia, rất khó đảm bảo chăm sóc an toàn cho người bệnh trừ phi hệ thống chăm sóc sức khỏe được thiết kế để tạo điều kiện cho thông tin kịp thời, đầy đủ và hiểu biết của mọi cán bộ y tế.
Tương tự như vậy, ở các nước đang phát triển, sự kết hợp của vô số yếu tố không thuận lợi, nhưđội ngũ
nhân viên y tế mỏng, cơ cấu không đầy đủ và quá
đông bệnh nhân, thiếu vật tư y tế và thiếu những thiết bị cơ bản, vệ sinh và môi trường kém, tất cảđều có thể
do nguồn lực hạn chế, góp phần dẫn đến không đảm bảo an toàn cho chăm sóc bệnh nhân.
Chủđề 2: Vì sao áp dụng yếu tố con người lại quan trọng đối với an toàn bệnh nhân
Yếu tố con người là một lĩnh vực chuyên môn của các kỹ sư và các nhà tâm lý nhận thức. Chủ đề này có thể mang lại một số thách thức cho giảng viên cũng như sinh viên ngành y. Chúng tôi đề nghị bạn hãy mời người thích hợp có chuyên môn về yếu tố con người giảng cho sinh viên một buổi về vấn đề này. Bộ môn công trình hay môn nghiên cứu lao động là khoa học về mối quan hệ qua lại giữa con người, công cụ lao động và môi trường mà họ sống và làm việc [4]. Môn ứng dụng yếu tố con người sẽ giúp sinh viên hiểu mọi người làm việc thế nào trong những hoàn cảnh khác nhau, để có thể xây dựng các hệ thống và sản phẩm nhằm tăng cường kết quả hoạt động. Môn học này nghiên cứu các tương tác giữa người với máy móc và giữa con người với con người, như thông tin liên lạc, hoạt động nhóm và văn hóa tổ chức.
Các ngành công nghiệp khác như hàng không, sản xuất và quân đội đã áp dụng thành công kiến thức về yếu tố con ngươi để cải thiện hệ thống và dịch vụ. Sinh viên cần hiểu có thể sử dụng các yếu tố con người như thế nào để giảm thiểu biến cố bất lợi và sai sót bằng cách phát hiện vì sao các hệ thống bị trục trặc và trục trặc như thế nào, và vì sao con người lại hiểu nhầm thông tin và nhầm như thế nào. Áp dụng phương pháp kiểm soát và hạn chế rủi ro dựa trên các yếu tố về con người, tương tác giữa con người và hệ thống hệ thống có thể được cải thiện bằng cách cung cấp những hệ thống và quy trình được thiết kế tốt hơn. Tương tác này thường bao gồm các quy trình đơn giản hóa, các thủ tục tiêu chuẩn hóa, có biện pháp dự phòng khi con người thất bại, cải thiện thông tin liên lạc, thiết kế lại thiết bị và nâng cao nhận thức về những hạn chế về hành vi, tổ chức và công nghệ dẫn đến sai sót.
Chủđề 3: Nhận thức về hệ thống và tác động của tính phức tạp của hệ thống đối với chăm sóc bệnh nhân
Sinh viên được giới thiệu về khái niệm rằng một hệ thống y tế không chỉ là một, mà gồm nhiều hệ thống tạo thành các tổ chức, phòng ban, đơn vị, dịch vụ và thực hành. Số lượng khổng lồ các mối quan hệ giữa bệnh nhân, người chăm sóc, y bác sĩ, nhân viên hỗ trợ, cán bộ quản lý, các nhà kinh tế và thành viên cộng đồng, cũng như các mối quan hệ giữa vô số các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
dịch vụ khác, đều góp phần tạo ra sự phức tạp
đó. C hủ đề này sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống để cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về các tổ chức phức tạp. Kinh nghiệm từ các ngành công nghiệp khác được sử dụng để cho sinh viên thấy lợi ích của phương pháp tiếp cận hệ thống.
31 Phần A 2. Các chủ đề trong Hướng dẫn chương trình giảng dạy được chọn như thế nào?
Khi sinh viên nghĩ về ‘hệ thống’, họ sẽ có khả năng
tốt hơn để hiểu vì sao trục trặc xảy ra và do đó sẽ
có tình huống để tìm ‘giải pháp’. Sinh viên các
chuyên ngành y tế cần nhận thức được vì sao, với tư cách là cán bộ y tế, làm việc trong một bệnh viện hay một phòng khám nông thôn, họ sẽ phải cố hết sức để điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân của mình, song chỉ với nhận thức như vậy không thôi họ sẽ không thể cung cấp dịch vụ chất lượng và an toàn được, bởi vì an toàn của người bệnh cần nhiều người khác nhau làm những việc đúng đắn, và đúng lúc. Nói cách khác, người bệnh phụ thuộc vào cả hệ thống chăm sóc.
Chủđề 4: Làm thành viên tích cực của nhóm
Nhận thức của sinh viên về làm việc theo nhóm không chỉ bao gồm việc cảm thấy mình là một phần của nhóm người tạo thành ngành nghề của họ, mà đòi hỏi sinh viên phải biết được ích lợi của các nhóm đa ngành và các nhóm đa ngành có thể cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh và giảm thiểu sai sót hiệu quả như thế nào. Một nhóm làm việc hiệu quả là nơi các thành viên, bao gồm cả bệnh nhân, tương tác với nhau, cũng như kết hợp với các quan sát, kinh nghiệm chuyên môn và trách nhiệm đưa ra quyết định của mình để tăng cường hiệu quả chăm sóc cho bệnh nhân [5]. Nhiệm vụ liên lạc và dòng thông tin giữa cán bộ y tế và người bệnh có thể rất phức tạp do sự phân công trách nhiệm lâm sàng và chuyên môn giữa các thành viên khác nhau của nhóm chăm sóc sức khỏe [6,7]. Điều này có thể dấn đến việc bệnh nhân bị yêu cầu phải cung cấp lặp đi lặp lại thông tin giống nhau cho nhiều nhân viên y tế khác nhau. Quan trọng hơn nữa, nhầm lẫn thông tin cũng từng liên quan tới những trì hoãn trong chẩn đoán, điều trị và cho xuất viện, cũng như tình trạng không tiếp tục điều trị theo kết quả xét nghiệm [8–12].
Sinh viên cần biết các nhóm chăm sóc sức khỏe làm việc hiệu quả như thế nào, cũng như các kỹ thuật để thu hút người bệnh và gia đình họ trở thành một phần của nhóm. Có một số bằng chứng cho thấy các nhóm đa ngành giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và giảm chi phí [13–15]. Hoạt động nhóm hiệu quả cũng được chứng minh là có tác dụng giảm thiểu sai sót và cải thiện chăm sóc cho bệnh nhân, đặc biệt là người bị bệnh mạn tính [16–18]. Chủ đề này cung cấp các kiến thức cơ sở cần có để trở thành một thành viên nhóm tích cực. Tuy nhiên, chỉ có kiến thức thôi sẽ chưa đủ để giúp sinh viên trở thành thành thành viên tốt trong nhóm. Họ cần phải hiểu văn hóa của nơi làm việc của mình và cách mà văn hóa đó tác động tới động lực và hoạt động của nhóm
Chủđề 5: Rút kinh nghiệm từ sai sót để phòng ngừa tổn hại
Hiều được vì sao nhân viên y tế mắc sai sót là điều cần thiết để nhận ra các hệ thống được thiết kế kém như thế nào và các yếu tố khác góp
phần dẫn đến sai sót trong hệ thống y tế. Mặc dù sai