Điều dưỡng: Quá mệt không thể đảm bảo an toàn?

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân (Trang 137)

Thứ Ba, 20/7/2004

Tin tc. Những gì đúng với các bác sĩ cũng đúng với điều dưỡng có đăng ký hành nghề: Những người thường xuyên phải làm việc nhiều giờ, thường là thời gian làm việc kéo dài không tính trước được, như ca trực lâu hơn 12 tiếng, thường mắc lỗi nhiều hơn những người phải làm việc ít giờ hơn.

Đó là kết luận của một nghiên cứu do Liên bang cấp kinh phí thực hiện, đăng trong số tháng 7/8 của tạo chí Vn đề Y tế (Health Affairs). Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu mối quan hệ giữa sai sót y khoa và sự mệt mỏi của các điều dưỡng có đăng ký, những người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân.

Nghiên cu. Ann Rogers, phó giáo sư của trường

Điều dưỡng thuộc Đại học Pennsylvania, đã cùng

đồng nghiệp tiến hành khảo sát trên 393 điều dưỡng làm việc ở các bệnh viện trên cả nước. Hầu hết điều dưỡng tham gia nghiên cứu đều là nữ, da trắng, trung niên, làm việc ở các bệnh viện lớn ở thành phố và có hơn 10 năm kinh nghiệm.

Trong 2 tuần mỗi điều dưỡng ghi nhật ký chi tiết về giờ làm việc, giờ nghỉ và các sai sót của mình. Tổng sốđã phát hiện được 199 sai sót và 213 tình huống cận nguy, thường là của chính các điều dưỡng. Đa số sai sót hoặc tình huống cận nguy liên quan đến thuốc, bao gồm nhầm thuốc, nhầm liều, phát thuốc nhầm bệnh nhân, sử dụng thuốc

sai cách, sai giờ hoặc hoàn toàn quên không phát thuốc hoặc tiêm/truyền cho bệnh nhân.

Số sai sót hoặc tình huống cận nguy tăng lên khi ca trực của điều dưỡng kéo dài hơn 12 giờ mỗi ngày, khi họ phải làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần hoặc khi họ

phải làm thêm giờ sau ca trực mà không có kế hoạch trước. “Nghềđiều dưỡng chẳng có gì khác với các nhóm nghề khác” Rogers nói. “Khi họ phải làm việc nhiều giờ hơn, nguy cơ sai sót cũng tăng theo.”

Tác động đối vi bnh nhân. Cũng giống các nghiên cứu trước đó về bác sĩ nội trú, nghiên cứu này không tìm cách trực tiếp liên kết sai sót với tổn hại đối với bệnh nhân. Một nghiên cứu tiến hành

ở Pennsylvania trước đây phát hiện rằng nếu tăng thêm một bệnh nhân mổ phải chăm sóc vào khối lượng công việc đã có của mỗi điều dưỡng, cũng có nghĩa là nguy cơ tử vong hay bị các biến chứng nghiêm trọng của bệnh nhân đó sẽ tăng lên.

Và ý nghĩa rng ln hơn. Quan ngại về tỷ lệ

sai sót y khoa và tác động của sự mệt mỏi

đối với các bác sĩ tập sựđã khiến một số

chuyên khoa phải đặt ra quy định mới giới hạn số tuần làm việc của họ là 80 giờ và số ca trực tối đa là 24 giờ. Một số

bang đang xem xét mức giới hạn ca trực của

điều dưỡng, trong thập niên trước ca trực của

điều dưỡng đã kéo dài hơn vì các bệnh viện cắt giảm nhân viên và vì tình trạng thiếu điều dưỡng trên cả nước.

Nguồn: Goodman SG. Nurses: too tired to be safe? Washington Post. Tuesday, 20 July 2004. © 2004 The Washington Post Company.

Hot động

– Yêu cầu sinh viên đọc bài báo đăng trên tờ

Washington Post và suy ngẫm về các yếu tố có thể có liên quan đến những điều dưỡng bị mệt mỏi đó.

Nhân viên y tế không được ngủ

Sau khi hết ca trực kéo dài 36 tiếng tại một trung tâm y khoa thực hành lớn, một bác sĩ nội khoa nội trú năm thứ nhất lái xe về nhà. Trên đường về cô ngủ gật sau vô lăng và đâm phải một xe khác do một phụ nữ 23 tuổi lái. Người phụ nữ đó bị thương ở đầu và tàn tật vĩnh viễn.

Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO : Ấn bản đa ngành 118

Người phụ nữ bị thương (bên nguyên) đâm đơn kiện trung tâm y tế đã hành động sơ suất về chuyên môn,

khẳng định rằng trung tâm y tế “đã biết, hoc

đáng ra phi biết, rng cô bác sĩ ni trú đó đã làm vic sut 34 gi trong 36 gi trc và trung tâm biết, hoc l ra phi biết rng cô y quá mt vì phi làm vic quá nhiu gi và ri khi bnh vin trong tình trng không tnh táo vì đã không được ng.

Câu hi

– Bạn đã từng thấy bạn học hay đồng nghiệp nào của mình gặp tình huống tương tự bao giờ chưa?

Vì triệu chứng vẫn kéo dài, Sandra quyết định đến khám một bác sĩ sản khác. Vị bác sĩ này cho cô nhập viện để gây mê và khám, nong và nạo tử cung. Vị bác sĩ sản thứ hai này gọi điện cho bác sĩ thứ nhất sau khi phát hiện có một miếng bông gạc bị bỏ sót lại trong khi đóng vết cắt tầng sinh môn.

Hot động

– Nếu bạn dạy sinh viên điều dưỡng, thì hãy hỏi về vai trò của điều dưỡng trong phòng mổ, nhất là vai trò liên quan tới miếng bông gạc bị bỏ quên trong quá trình thực hiện thủ thuật lần đầu. Hãy hỏi về quy trình xác định các yếu tố cơ bản có thể liên quan đến biến cố bất lợi đó.

Nguồn: Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân của WHO cho Nhóm chuyên gia các trường Y khoa. Tình huống do Ranjit De Alwis, Giảng viên chính,

Đại học Y khoa quốc tế, Kuala Lumpur, Malaysia, cung cấp.

– Nếu gặp chuyện tương tự, bạn sẽ khuyên người bác sĩ nội trú đó như thế nào sau ca trực 36 giờ?

– Bạn có cho rằng trung tâm y tế trên phải chịu trách nhiệm về thương tích mà người phụ nữ kia gánh chịu không?

– Bạn có thể đề xuất biện pháp gì đề ngăn

chặn những sự cố tương tự?

Nguồn: Tình huống do Giáo sư Armando C. Crisostomo, Môn Phẫu thuật đại trực tràng, Khoa Ngoại, Trường Y khoa Philippin / Bệnh viện Đa khoa Philippin, Manila, Philippin, cung cấp.

Bỏ quên gạc sau thủ thuật cắt tầng sinh môn

Trường hp này minh ha tht bi trong kim tra quy trình trong phòng m.

Sandra, một phụ nữ 28 tuổi, đến gặp bác sĩ sản khoa của mình và than phiền là suốt ba ngày qua cô bị ra dịch âm đạo có mủi rất hôi. 10 ngày trước đó Sandra vừa sinh một bé trai. Khi sinh cô yêu cầu thực hiện thủ thuật cắt tầng sinh môn. Bác sĩ sản nghi cô bị nhiễm trùng và kê cho cô 5 ngày kháng sinh.

Một tuần sau Sandra lại đến gặp bác sĩ, vẫn với những triệu chứng trên. Cô đã uống hết đợt kháng sinh. Khi

khám âm đạo bác sĩ phát hiện khu vực cắt tầng

sinh môn bị sưng tấy. Bác sĩ sản xem kỹ hồ sơ

bệnh án của Sandra, đặc biệt lưu ý đến những ghi

chép về ca đỡ đẻ và số gạc được sử dụng. Trong hồ sơ có ghi số gạc sử dụng trong ca đỡ đẻ và được một điều dưỡng thứ hai xác nhận. Sandra lại được kê một đợt kháng sinh thứ hai.

Thay đổi phương pháp thực hành thường quy mà không thông báo cho nhóm chăm sóc y tế

Trường hp này minh ha cho tác động ca yếu t con người

đối vi an toàn bnh nhân. S c này phn ánh s thiếu thông tin liên lc trong nhóm lâm sàng và không thc hin đúng quy trình

điu trịđã được thng nht, gây tác động xu ti chăm sóc bnh nhân.

Mary là bác sĩ nha khoa chuyên điều trị nội nha. Cô thường thực hiện toàn bộ tiến trình điều trị một lần, và cả nhóm nha khoa của cô đều biết điều đó.

Một hôm, khi đang tiến hành điều trị nội nha răng hàm trên cho một bệnh nhân, Mary bị mệt. Vì cảm thấy không được khỏe nên cô quyết định không hàn ống tủy chân răng và để lần sau làm tiếp. Song Mary không giải thích rõ cho người trợ lý nha khoa của mình. Đồng thời người trợ lý cũng không ghi lại là bệnh nhân cần một buổi điều trị nội nha khác nữa. Mary quên mất trường hợp đó. Bệnh nhân đó tiếp tục được các nha sĩ khác điều trị, và vì bệnh án của anh ta không được ghi chép đầy đủ, nên không nha sĩ nào đặc biệt lo lắng về vụ ống tủy chân răng chưa được hàn xong. Cuối cùng một nha sĩ khác hàn lỗ sâu răng cho bệnh nhân mà không biết rằng ống tủy vẫn chưa được hàn.

Ba tháng sau bệnh nhân quay lại vì bị nhiễm trùng và viêm gần chân răng. Đến lúc đó họ phải kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân uống trước khi nhổ chiếc răng hàm bị hỏng.

119 Phần B Chủđề 2. Vì sao áp dụng yếu tố con người lại quan trọng đối với ATBN

Câu hi

– Nêu một số yếu tố có thể đã góp phần dẫn đến việc không ghi chép đầy đủ thông tin về việc điều trị chưa hoàn tất.

– Có những yếu tố nào có thể đã tham gia dẫn đến việc các nha sĩ khác thực hiện điều trị tiếp theo cho bệnh nhân trong những lần hẹn sau không xem lại ống tủy chân răng chưa được hàn? – Thảo luận về trách nhiệm của các thành viên

nhóm khác (trong lĩnh vực thực hành của bạn) liên quan đến việc lưu hồ sơ và ghi thông tin vào bệnh án.

Nguồn: Tình huống do Shan Ellahi, Cố vấn An toàn bệnh nhân, Dịch vụ Cộng đồng Ealing và Harrow , Dịch vụ Y tế quốc gia, London, Vương quốc Anh, cung cấp.

Đánh giá kiến thc v chủđề này

Có nhiều chiến lược kiểm tra đánh giá phù hợp để sử dụng với chủ đề này, gồm MCQ, tiểu luận, câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn BAQ, CBD, và tự đánh giá. Để một sinh viên hoặc một nhóm sinh viên điều hành thảo luận nhóm về vấn đề yếu tố con người trong lĩnh vực lâm sàng là cách hữu hiệu để biết sinh viên hiểu vấn đề đến đâu. Nếu sinh viên đang thực tập ở cơ sở y tế, thì hãy yêu cầu họ quan sát xem công nghệ được sử dụng như thế nào và các bước chuẩn bị để đào tạo nhân viên y tế cách sử dụng công nghệ là gì.

Đánh giá kết qu ging dy chủđề này

Đánh giá là bước quan trọng để xem xét xem buổi dạy đã diễn ra như thế nào và có thể làm tốt hơn ra sao. Tham khảo tóm tắt các nguyên tắc đánh giá quan trọng trong Hướng dẫn cho giáo viên (Phần A).

Công c và tài liu hc tp An toàn bệnh nhân

National Patient Safety Education Framework, sections 4.2 and 4.5

(http://www.health.gov.au/internet/safety/publishi ng.nsf/Content/C06811AD746228E9CA2571C600 835DBB/$File/framework0705.pdf: accessed 21 February 2011).

Nhóm Yếu tố con người lâm sàng

http://www.chfg.org; accessed 18 January 2011. Trên trang web này có các trang hình chiếu

PowerPoint giải thích rõ về yếu tố con người.

Human factors in health care. Australian Commission on Safety and Quality in Health Care, 2006 (http://www.health.gov.au/internet/safety/publishi ng.nsf/Content/6A2AB719D72945A4CA2571C50

Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO : Ấn bản đa ngành 120

01E5610/$File/humanfact.pdf; accessed 21 February 2011).

Gosbee J. Human factorsengineering and

patient safety. Quality and Safety in Health

Care, 2002,

11:352-354.

Có thể truy cập miễn phí bài báo này trên mạng toàn cầu; bài báo giải thích những điều cơ bản về yếu tố con người và mối liên quan với an toàn bệnh nhân.

Thiết kế chống sai sót

Grout J. Mistake-proofing the design of health

care processes (prepared under an IPA with Berry College). AHRQ publication no. 070020. Rockville, MD, Agency for

Healthcare Research and Quality, May 2007 (http://www.ahrq.gov/qual/mistakeproof/mi stakepr oofing.pdf; accessed 18 January 2011).

Sự mệt mỏi của nhân viên y tế

Berlin L. Liability of the sleep deprived resident.

American Journal of Roentgenology, 2008; 190:845-851.

Ti liu tham kho

1. Kohn LT, Corrigan JM, Donaldson MS, eds.

To err is human: building a safer health system. Washington, DC, Committee on Quality of Health Care in America, Institute of Medicine, National Academies Press, 1999.

2. Cooper N, Forrest K, Cramp P. Essential guide to generic skills. Malden, MA, Blackwell, 2006.

3. National Patient Safety Education Framework, sections 4.2 and 4.5 (http://www.health.gov.au/internet/safety /publis hing.nsf/Content/C06811AD746228E9C A2571 C600835DBB/$File/framework0705.pdf; accessed 21 February 2011).

4. Pilcher JJ, Huffcutt AI. Effects of sleep deprivation on performance: A meta- analysis. Sleep, 1996, 19:318-26. 5. Weinger MB, Ancoli-Israel S. Sleep

deprivation and clinical performance .

Journal of the American Medical Association, 287:955-7 2002.

6. Runciman W, Merry A, Walton M.

Safety and ethics in healthcare: a guide to getting it right, 1st ed. Aldershot, UK, Ashgate Publishing, 2007.

7. Vincent C. Clinical risk management–

enhancing patient safety. London, British Medical Journal Books, 2001.

8. Flin R, O’Connor P, Crichton M. Safety at the sharp end: a guide to nontechnical skills. Aldershot, UK, Ashgate Publishing Ltd, 2008.

121 Phần B Chủđề 2. Vì sao áp dụng yếu tố con người lại quan trọng đối với ATBN

performance impairment. Nature, 1997, 388:235–237.

10. Carayon P. Handbook of human factors and ergonomics in health care and patient safety. Mahwah, NJ, Lawrence Erlbaum, 2007. 11. Haynes AB et al. A surgical safety checklist

to reduce morbidity and mortality in a global population. New England Journal of Medicine, 2009, 360:491-499.

Trang hình chiếu Chủđề 2: Vì sao áp dng yếu t con người li quan trng

đối vi an toàn bnh nhân

Các bài giảng lý thuyết không phải bao giờ cũng là cách tốt nhất để dạy sinh viên về an toàn bệnh nhân, nhưng chủ đề này có một số nguyên tắc lý thuyết mà sinh viên phải làm quen. Hãy mời một kỹ sư hay nhà tâm lý là chuyên gia về vấn đề yếu tố con người để giới thiệu tổng quan về yếu tố con người. Nếu định thực hiện bài giảng lý thuyết, thì nên có kế hoạch cho sinh viên được tương tác và thảo luận trong buổi học. Sử dụng nghiên cứu tình huống là một cách để khơi mào thảo luận nhóm. Các kỹ sư có thể lấy ví dụ từ các ngành công nghiệp khác, như ngành hàng không hay vận tải. Nếu sử dụng những ví dụ đó, thì cũng nên đưa ra một ví dụ phù hợp với y tế để sinh viên có thể thấy lý thuyết được ứng dụng như thế nào. Một cách khác là hỏi sinh viên các câu hỏi về những khía cạnh khác nhau của chăm sóc y tế, những câu hỏi sẽ dẫn đến các vấn đề có trong chủ đề này. Các trang hình chiếu cho Chủ đề 2 được thiết kế để hỗ trợ giảng viên truyền đạt nội dung của chủ đề này. Có thể thay đổi các trang hình chiếu cho phù hợp với môi trường và văn hóa địa phương. Giảng viên không buộc phải sử dụng tất cả những trang hình chiếu này, và tốt nhất là chỉnh sửa lại chúng theo nội dung của mỗi buổi dạy.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)