Giới thiệu các chủ đề trong Hướng
dẫn chương trình giảng dạy
Lấy người bệnh làm trung tâm
Chương trình giảng dạy lấy người bệnh làm trung tâm này được đặc biệt thiết kế cho sinh viên các chuyên ngành y tế và đặt người bệnh, khách hàng và người chăm sóc vào vị trí trung tâm của kiển thức về chăm sóc sức khỏe và cung ứng dịch vụ. Kiến thức cơ bản và ứng dụng, và việc thị phạm thao tác theo yêu cầu đưa ra trong các chủ đề này đòi hỏi người học và nhân viên y tế phải suy nghĩ về cách kết hợp các khái niệm và nguyên tắc an toàn bệnh nhân vào thực hành làm việc hàng ngày.
Nhìn chung ở mọi quốc gia bệnh nhân và cả cộng đồng vẫn chủ yếu chỉ là những người quan sát thụ động các
thay đổi quan trọng đang xảy ra trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe. Nhiều bệnh nhân vẫn chưa hoàn toàn tham gia vào việc đưa ra quyết định về chăm sóc sức khỏe cho mình, họ cũng không tham gia thảo luận về cách cung ứng chăm sóc sức khỏe như thế nào là tốt nhất. Đa phần các dịch vụ y tế ngày nay vẫn tiếp tục coi nhân viên y tế là nhân vật trung tâm của hoạt động chăm sóc sức khỏe. Các mô hình lấy bệnh tật làm trung tập nhấn mạnh vào vai trò của chuyên gia y tế và sự quản lý của các tổ chức mà không quan tâm đúng mức tới người bệnh, là những đối tượng thụ hưởng chăm sóc y tế. Người bệnh cần phải được coi là trung tâm của hoạt động chăm sóc, chứ không phải là ở vị trí cuối cùng để nhận sự chăm sóc mà thôi.
Có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy là bệnh nhân có thể tự quản lý được tình trạng bệnh của mình một cách hiệu quả với sự giúp đỡ phù hợp. Giảm bớt quan tâm tới tình huống nghiêm trọng và quan tâm nhiều hơn tới việc điều trị cho bệnh nhân ở nhiều vị trí khác nhau đòi hỏi nhân viên y tế phải đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết – phải tìm kiếm và cung cấp thông tin phù hợp với những khác biệt về văn hóa và tôn giáo của họ, xin được phép điều trị và làm việc với họ, cư xử trung thực khi có trục trặc xảy ra hoặc khi chất lượng chăm sóc chưa được tốt nhất, và tập trung dịch vụ chăm sóc sức khỏe vào mục tiêu phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro hoặc tổn hại.
Quan điểm cộng đồng
Các quan điểm cộng đồng về chăm sóc sức khỏe phản ánh nhu cầu đang thay đổi trong suốt cuộc đời của một cá nhân và liên quan tới việc sống lành mạnh, khỏe hơn, sống chung với bệnh tật hay khuyết tật và đối mặt với cái chết. Môi trường chăm sóc sức khỏe đang thay đổi (những mô hình chăm sóc mới để điều trị các bệnh mạn tính và bệnh cấp, cơ sở bằng chứng ngày càng nhiều và đổi mới công nghệ, chăm sóc y tế phức tạp do các nhóm nhân viên y tế thực hiện, và sự tham dự của bệnh nhân và người chăm sóc vào quá trình điều trị) đã làm nảy sinh những nhu cầu mới đối với lực lượng lao động y tế. Hướng dẫn chương trình giảng dạy này nhìn nhận môi trường đang thay đổi đó và mục tiêu của nó là đề cập tới nhiều loại hình bệnh nhân khác nhau trong nhiều tình huống và ở nhiều địa điểm, do nhiều nhân viên y tế khác nhau chăm sóc, điều trị.
Vì sao sinh viên ngành y cần phải học về
an toàn bệnh nhân?
Những thành tựu khoa học của y học hiện đại đã mang lại những kết quả điều trị được cải thiện đáng kể cho người bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu tiến hành ở nhiều nước cũng cho thấy, đi kèm với những lợi ích mà tiến bộ khoa học mang lại, cũng có nhiều nguy cơ đáng kể đe dọa an toàn của bệnh nhân.
Kết quả chính của hiểu biết đó là sự phát triển của an toàn bệnh nhân thành một chuyên ngành. An
t oàn bệnh nhân không phải là một
chuyên ngành đ ộc lập; mà đúng hơn đó là
một chuyên ngành có thể được tích hợp vào mọi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO : Ấn bản đa ngành 84
Là các nhà lâm sàng và những người lãnh đạo tương lai của ngành y tế, sinh viên cần phải biết về an toàn bệnh nhân, bao gồm cả kiến thức về cách các hệ thống tác động tới chất lượng và an toàn của chăm sóc sức khỏe và cách thức giao tiếp kém sẽ dẫn tới biến cố bất lợi ra sao. Sinh viên cần phải học cách quản lý những thách thức đó và cách xây dựng các chiến lược ngăn ngừa và ứng phó với sai sót và biến chứng, cũng như làm thế nào để đánh giá kết quả nhằm cải thiện hoạt động về lâu dài. Mục tiêu của Chương trình An toàn bệnh nhân của WHO là cải thiện an toàn cho người bệnh trên toàn thế giới. An toàn bệnh nhân là trách nhiệm của tất cả mọi người– nhân viên y tế, các nhà quản lý, nhân viên quét dọn và dịch vụ ăn uống, cán bộ quản lý, người tiêu dùng và chính trị gia. Vì sinh viên sẽ trở thành các nhà lãnh đạo ngành y tế trong tương lai, nên điều vô cùng quan trọng là họ phải có kiến thức và kỹ năng thành thạo khi áp dụng các nguyên tắc và khái niệm an toàn bệnh nhân vào thực hành. Hướng dẫn Chương trình giảng dạy này trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về an toàn bệnh nhân, cũng như mô tả những kỹ năng và hành vi cần thiết để giúp họ thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách an toàn.
Thời gian dành cho việc xây dựng kiến thức về an toàn bệnh nhân cho sinh viên là vào đầu khóa học. Sinh viên cần sẵn sàng thực hành các kỹ năng và hành vi an toàn bệnh nhân ngay khi họ đến làm việc tại bệnh viên, phòng khám hoặc nhà bệnh nhân. Sinh viên cũng cần có cơ hội, bất kỳ khi nào, để cân nhắc vấn đề an toàn trong môi trường mô phỏng trước khi thực hành trong môi trường thật trong thực tế.
Khi yêu cầu sinh viên tập trung vào mỗi bệnh nhân, yêu cầu họ điều trị cho mỗi bệnh nhân như đối với một con người duy nhất, và thực hành kiến thức và kỹ năng vì lợi ích của người bệnh, bản thân sinh viên có thể làm mẫu cho những nhân viên khác trong hệ thống y tế. Đa số sinh viên các chuyên ngành y tế bước vào trường học với nhiều dự định tốt đẹp, song thực tiễn trong hệ thống y tế đôi khi làm họ giảm bớt tinh thần lạc quan. Chúng ta muốn sinh viên có thể duy trì được tinh thần lạc quan của mình và tin là họ có thể đem lại thay đổi cho cuộc sống của cá nhân mỗi người bệnh và của cả hệ thống y tế.
Làm thế nào để dạy về ATBN: giải quyết rào cản
Sinh viên học tập có hiệu quả hay không tùy thuộc vào việc giảng viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học, như giải thích các khái niệm chuyên môn, thị phạm kỹ năng và xây dựng thái độ cho người học– tất cả đều có ý nghĩa quan trọng đối với đào tạo về an toàn bệnh nhân. Giáo viên dạy về an toàn bệnh nhân áp dụng phương pháp dạy theo vấn đề (tạo điều kiện học nhóm), học theo hình thức mô phỏng (đóng vai và trò chơi) và bài giảng (tương tác/dạy lý thuyết), cũng như cố vấn và huấn luyện (làm mẫu).
85 Phần B Giới thiệu các chủđề trong Hướng dẫn chương trình giảng dạy
Bệnh nhân đánh giá nhân viên chăm sóc y tế cho mình không phải theo trình độ hiểu biết, mà theo cung cách thực hiện việc chăm sóc như thế nào. Khi sinh viên tham gia làm việc trong hoạt động lâm sàng và môi trường công việc thực sự, thách thức đối với họ là làm thế nào để áp dụng kiến thức khoa học chung vào chăm sóc cho mỗi bệnh nhân cụ thể. Khi làm được như vậy là sinh viên đã vượt qua ngưỡng chỉ ‘biết’ về những gì đã học để chuyển sang ‘biết cách’ áp dụng những kiến thức đó. Cách tốt nhất để sinh viên học tập là qua thực hành. Thực hành an toàn bệnh nhân đòi hỏi sinh viên phải hành động một cách an toàn – kiểm tra tên tuổi người bệnh, tìm kiếm thông tin về các loại thuốc và đặt câu hỏi. Cách tốt nhất cho sinh viên học về an toàn bệnh nhân là qua kinh nghiệm được truyền đạt trực tiếp hoặc thực hành trong môi trường mô phỏng. Sinh viên cần được hướng dẫn lâm sàng thậm chí nhiều hơn là nghe bài giảng hoặc học lý thuyết cơ bản. Khi giảng viên quan sát sinh viên thực hành và có ý kiến nhận xét, sinh viên sẽ liên tục cải tiến cách làm việc của mình và cuối cùng sẽ thành thạo các kỹ năng quan trọng đề đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Phương pháp cố vấn và huấn luyện cũng đặc biệt phù hợp với giảng dạy về an toàn bệnh nhân. Sinh viên tất nhiên sẽ cố gắng học và làm theo giảng viên của mình và các bác sĩ có kinh nghiệm. Cách ứng xử của những người làm khuôn mẫu sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới ứng xử của sinh viên và cách mà họ sẽ thực hành sau này sau khi tốt nghiệp. Đa số sinh viên học nghề y với những hoài bão lớn –chữa bệnh cứu người, thể hiện sự cảm thông, trở thành chuyên gia y tế giỏi và có đạo đức. Thế nhưng những gì họ thường xuyên chứng kiến lại là cảnh
chữa bệnh vội vã qua loa, cư xử thô bạo với đồng
nghiệp, và thái độ chỉ chăm chăm quan tâm đến lợi ích chuyên môn của cá nhân. Và dần dần những lý tưởng cao đẹp của họ bị xói mòn khi họ phải cố thích nghi với văn hóa nơi mình làm việc.
Giáo dục về an toàn bệnh nhân và Hướng dẫn Chương trình giảng dạy này nhận thấy những tác động và các yếu tố mạnh mẽ đó tồn tại ở một số cơ sở y tế. Chúng tôi tin có thể giải quyết những ảnh hưởng tiêu cực đó và giảm thiểu tác động của chúng bằng cách
trò chuyện với sinh viên về văn hóa làm việc p hổ
b iến và tác động của văn hóa đó đối với chất lượng
chăm sóc và an toàn của
người bệnh. Nhận biết về các rào cản đối với an toàn bệnh nhân và nói về những rào cản đó sẽ giúp sinh viên có ý thức rằng vấn đề là ở hệ thống (ngược lại với ý thức cho rằng vấn đề là ở con người trong hệ thống đó) và cho họ thấy rằng thay đổi hệ thống cho tốt hơn là điều có thể làm được và là mục tiêu xứng đáng để phấn đấu. Rào cản đối với an toàn bênh nhân ở mỗi nước và mỗi nền văn hóa không giống nhau, và thậm chí cũng khác nhau giữa các cơ sở y tế trong cùng một khu vực. Những rào cản có tính đặc thù của mỗi nước có thể gồm luật pháp và quy định cho hệ thống y tế. Những quy định luật pháp đó có thể cản trở việc thực hiện một số thực hành an toàn bệnh nhân nào đó. Mỗi nền văn hóa có những cách tiếp cận riêng đối với hệ thống thứ bậc, sai sót và cách giải quyết xung đột. Sinh viên được khuyến khích có thái độ quyết đoán đến mức nào trước giảng viên/người hướng dẫn và các nhân viên lâm sàng có kinh nghiệm, nhất là trong những tình huống mà an toàn của người bệnh có thể bị đe dọa, là tùy thuộc vào hoàn cảnh và việc văn hóa địa phương có sẵn sàng chấp nhận thay đổi hay không. Ở một số nước các khái niệm an toàn bệnh nhân có thể không dễ dàng thích hợp với các chuẩn mực văn hóa. Những rào cản đó sẽ được nghiên cứu sâu hơn trong chủ đề này
(Tham khảo thêm phần Đối mặt với thực tại: giúp sinh viên
trở thành những người lãnh đạo về an toàn bệnh nhân). Những rào cản rõ ràng nhất đối với sinh viên là những rào cản xuất hiện trong thời gian đi thực tập lâm sàng và ở các cơ sở điều trị, và liên quan chủ yếu tới người hướng dẫn/giám sát hay nhân viên y tế không có khả năng thích nghi với những thách thức mới của lĩnh vực y tế, hoặc ra sức ngăn cản bất kỳ thay đổi nào để đáp ứng những thách thức đó. Thái độ của họ có thể biến sinh viên từ một người ủng hộ an toàn bệnh nhân thành một người chỉ biết thụ động học theo sách. Cung cách các nhân viên y tế khác nhau (điều dưỡng, dược sĩ, nha sĩ, bác sĩ, v.v) duy trì văn hóa chuyên môn của mình, dẫn đến cách tiếp cận silo đối với chăm sóc sức khỏe, là một rào cản lớn khác nữa. Thông tin không hiệu quả giữa các chuyên ngành có thể dẫn đến sai sót y khoa. Cách tiếp cận nhóm đa ngành hiệu quả hơn rất nhiều trong việc giảm thiểu sai sót, cải thiện thông tin liên lạc giữa các nhân viên, và thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh hơn.
Khi giảng viên và giáo viên hướng dẫn trở nên quen thuộc hơn với Chương trình giảng dạy này, họ sẽ nhanh chóng nhận ra rằng kiến thức sinh viên học được có thể sẽ không được thực hành trong môi trường thực tế. Một số cán bộ y tế có thể sẽ cảm thấy việc dạy về an toàn bệnh nhân cho sinh viên các chuyên ngành y tế là mục tiêu không thể đạt được vì có quá nhiều rào cản. Tuy nhiên một khi đã
Hướng dẫn chương trình giảng dạy về ATBN của WHO : Ấn bản đa ngành 86
nhận diện được rào cản và trao đổi về nó, thì rào cản không còn quá đáng sợ nữa. Thậm chí việc thảo luận giữa các nhóm sinh viên về thực tiễn và rào cản cũng có thể giúp cung cấp thông tin và học tập. Ít nhất thì hoạt động đó có thể cho phép sinh viên phê phán một cách xây dựng hệ thống y tế và là lúc để suy ngẫm về cung cách mọi việc đang được thực hiện.
Các chủđề trong Hướng dẫn chương trình giảng dạy này liên quan tới thực hành chăm sóc sức khỏe như thế nào
Bảng B.I.1 dùng thực hành vệ sinh bàn tay làm ví dụ minh họa cách các chủ đề trong Hứơng dẫn chương trình giảng dạy được lồng ghép như thế nào trong chăm sóc sức khỏe. Nhiều nguyên tắc an toàn bệnh nhân áp dụng trong tất cả các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, như làm việc nhóm, an toàn thuốc, và thu hút sự tham gia của bệnh nhân. Chúng tôi sử dụng ví dụ này vì có thể đạt được mục tiêu giảm thiểu lây nhiễm nếu nhân viên y tế rửa tay đúng cách và đúng lúc. Áp dụng thực hành vệ sinh bàn tay đúng cách có vẻ là chuyện đương nhiên và dễ dàng thực hiện. Song mặc dù đã có hàng trăm chiến dịch giáo dục cho
nhân viên y tế, giảng viên, sinh viên và các cán bộ nhân viên khác về các biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn và phổ quát, chúng ta dường như vẫn chưa giải quyết được vấn đề vệ sinh bàn tay và tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (HCAI) trên thế giới vẫn ngày càng tăng. Mỗi chủ đề trong chương trình giảng dạy này bao gồm kiến thức quan trọng cho sinh viên các chuyên ngành y tế ở một lĩnh vực cụ thể. Khi kết hợp lại, các chủ đề sẽ cung cấp kiến thức cơ bản và chuẩn bị cho sinh viên duy trì các kỹ thuật rửa tay đúng cách, cũng như xác định được cách mang lại cải thiện cho cả hệ thống.
Các chủ đề trong Hướng dẫn chương trình giảng dạy và mối liên hệ giữa các chủ đề với an toàn bệnh nhân
Mặc dù các chủ đề là riêng rẽ, song Bảng B.I.1 sẽ cho chúng ta thấy những chủ đề đó cần thiết như thế nào đối với việc giúp nhân viên y tế xây dựng hành vi phù hợp. Với ví dụ vệ sinh bàn tay, chúng tôi sẽ chỉ ra kiến thức từ mỗi chủ đề sẽ cần thiết như thế nào để đạt