Hoạt động hỗ trợ hiểu biết về an toàn bệ nh nhân

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân (Trang 67)

Gii thiu

Sinh viên các chuyên ngành y tế đã quen với việc học những thông tin mới bằng cách nghiên cứu và làm việc chăm chỉ để áp dụng những kiến thức và kỹ năng mới vào thực hành chăm sóc bệnh nhân.

Trong trường hợpkiến thức và kỹ năng vềan toàn

bệnh nhân, nếu chỉ “cố gắng hơn nữa” sẽ chưa đủ [1]. Do đó cần cân nhắc nhiều về thời gian và hình thức giảng dạy.

Mục tiêu của chương này là vạch ra các chiến lược có thể sử dụng để hỗ trợ hiểu biết về an toàn bệnh nhân. Những chiến lược này cũng giống nhiều chiến lược dạy học để dạy về những khía cạnh khác của hoạt động chăm sóc sức khỏe. Thách thức đối với giảng viên là xem xét xem các thành phần của an toàn bệnh nhân có thể được kết hợp vào các hoạt động dạy và học không. Nếu có thì tránh để các chủ đề an toàn bệnh nhân bị coi là “thêm thắt”– và làm mất thêm công sức dạy– chứ không phải đơn giản là một phần của cách tiếp cận toàn diện đối với đào tạo y tế.

Một nguyên tắc cơ bản, p h ù hợp với c á c

n g u y ê n tắc giảng dạy hiệu quả, là cần tăng

tối đa các cơ hội để “chủ động học tập’, qua đó sinh viên tham gia vào quy trình học một cách có ý nghĩa, hơn là chỉ thụ động tiếp nhận thông tin. Học tập chủ động có thể được tóm tắt

trong câu nói sau [2]:

Đừng k cho sinh viên nghe khi bn có th

ch cho h thy, và đừng ch cho h thy khi sinh viên có th t làm được

Lowman đã phác ra một số chiến lược dạy học để

tăng hiệu quả của học tập chủ động, bao gồm[3]:

Sử dụng thông tin hấp dẫn với người học và

về những sự kiện có thực;

Đưa ra các tài liệu sinh động hoặc kích

thích thảo luận;

Thưởng cho người học;

Kết nối các ý tưởng với càng nhiều chủ

đề càng tốt;

Kich hoạc những kiến thức sẵn có bằng cách

kiểm tra trước và bằng các bản đồ khái niệm, và thông tin nền;

Lôi cuốn người học bằng cách thỉnh thoảng

đưa ra những chủ đề khó hơn;

Thị phạm những hành vi mà bạn muốn

khuyến khích.

Bài giảng

Trong hình thức dạy này [4], giáo viên trình bày một chủ đề với một lớp đông sinh viên. Bài giảng theo hình thức truyền thống này thường thực hiện trong lớp học/giảng đường; tuy nhiên gần đây một số trường đại học đã cho sinh viên được lựa chọn nghe bài giảng trực tuyến qua chương trình podcast.

Bài giảng cần có hai phần sau:

Mục tiêu chung–thể hiện chủ đề khái quát của bài

giảng, ví dụ mục tiêu của bài giảng này là giới thiệu với các em về chủ đề an toàn bệnh nhân;

Mục tiêu cụ thể liên quan trực tiếp tới việc học tập

và có thể đạt được khi kết thúc buổi học, ví dụ khi kết thúc buổi học sinh viên có thể liệt kê ba nghiên cứu chính nêu bật mức độ tổn hại mà cung ứng y tế gây ra cho bệnh nhân.

Các bài giảng thường thực hiện trong khoảng 45 phút vì sau thời gian đó khả năng tập trung của người học sẽ

giảm. Do đó điều quan trọng là bài giảng không

dùng quá nhiều kiến thức–mỗi bài giảng chỉ nên tập

trung vào bốn đến năm điểm chính là nhiều nhất. Bài giảng thường được cấu trúc như sau, với ba thành phần chính (giới thiệu, thân bài, kết thúc):

Phần giới thiệu, hay đặt vấn đề, là phần đầu của

bài giảng khi giảng viên giải thích vì sao chủ đề sắp giới thiệu lại quan trọng và sơ lược về các mục tiêu của buổi học;

Phần thân bài là nội dung chính của bài giảng;

Phần kết luận thường nhắc lại các mục tiêu và

Một phần của tài liệu Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)