Thị trường THTT Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN NHÀ CUNG cấp DỊCH vụ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN của KHÁCH HÀNG tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 25)

Bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1995, cho tới nay dịch vụ THTT đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với sự mở rộng của nhiều hình thức nhưtruyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình số vệ tinh, truyền hình Internet.

Theo số liệu Cục thống kê, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, có hơn 20 triệu thuê bao tivi, tốc độ xâm nhập thị trường truyền hình mới đạt 25% dân số, trong khi ở các nước trong khu vực mức độ xâm nhập thị trường THTT vào khoảng 31,8%. Cáchđây vài năm, thuê bao truyền hình ở mức độ rất khiêm tốn, đến nay số lượng thuê bao tăng ấn tượng 100% từ 2010 đến năm 2012 và đạt 6,5 triệu thuê bao vào cuối năm 2013. Có thể thấy tiềm năng phát triển của thị trường này tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Theo Hiệp hội THTT Việt Nam, hiện tổng số đơn vị THTT đang có trên thị trường là 67 đơn vị, gồm: 55 đơn vị truyền hình cáp, 2 đơn vị truyền hình số mặt đất, 3 đơn vị truyền hình vệ tinh, 3 đơn vị truyền hình Internet và4 đơn vị truyền hình cáp số.

Về thị phần, tính đến hết năm 2013, thị phần chủ yếu nằm trong tay 2 nhà đài VTV và HTV. Theo đó, dẫn đầu là các liên minh của VTV chiếm 70% gồm: SCTV (liên doanh giữa Đài Truyền hình Việt Nam - VTV và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn - Saigontourist) chiếm 40%, kế đến là VTVCab (Trung tâm kỹ thuật truyền hình cáp trực thuộc Đài truyền hình Việt Nam VTV) với 30% và HTVC (Truyền hình cáp TP. HCM) đứng thứ 3 với 15%. Các doanh nghiệp khác (VTC, AVG,..) chia nhau con số 15% ít ỏi còn lại.

Theo Viện Chiến lược TT&TT (Bộ TT&TT), mục tiêu của Việt Nam đến năm 2015 sẽ có khoảng 30 - 40% số hộ gia đình có thể xem dịch vụ THTT; đến năm 2020, phát triển khoảng 60 - 70% số hộ gia đình xem dịch vụ này. Viện cũng đưa ra dự báo tốc độ tăng trưởng dịch vụ THTT tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 25-30% trong giai đoạn 2012- 2015 và khoảng 10-15% giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2020, doanh thu THTT dự kiến đạt khoảng 800 triệu – 1 tỷ USD.

14

Có thể thấy THTT đang là xu thế phát triển tất yếu của xã hội hiện đại và có khả năng đáp ứng các nhu cầu thông tin giải trí đa dạng và ngày càng cao của người dân. Trong tương lai, THTT sẽ giữ vai trò chủ đạo về phục vụ giải trí, truyền hình quảng bá nói chung và truyền hình mặt đất nói riêng.

Sự gia nhập ngành của các “nhà đài” viễn thông

Ở các nước phát triển, thị trường THTT được xem là bão hòa khi thuê bao chiếm tới 60 - 70% hộ gia đình. Và với 6,5 triệu thuê bao THTT hiện có trong số 20 triệu hộ gia đình xem truyền hình, thì mật độ thuê bao của dịch vụ này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, khoảng trống thị trường còn khá lớn cho các nhà đài giành giật thị phần. Do đó, đây là thị trường màu mỡ, còn nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp khác đặc biệt các đơn vị viễn thông. Ngoài ra còn có hai yếu tố thuận lợi dẫn đến sự thay đổi rất lớncủa thị trường truyền hình, đó là sự bùng nổ của Internet băng thông rộng và dịch vụ truyền hình được chia sẻ cho tư nhân.

Đang hoạt động ở lĩnh vực riêng biệt, các đơn vị viễn thông như Viettel, FPT,.. bắt đầu quan tâm và từng bước thâm nhập vào mảnh đất truyền hình màu mỡ, tạo nên thế giằng co của truyền hình cáp và truyền hình Internet, mở ra sự phát triển mạnh của nội dung số... Trong bối cảnh truyền hình cáp đã phủ gần như 100% ở địa bàn các thành phố lớn nhưng vẫn còn dè dặt ở khu vực nông thôn, truyền hình Internet (IPTV) đang là con bài chiến lược để các công ty viễn thông lấy thị phần trong phân khúc THTT.

• Những lợi thế của các đơn vị viễn thông khi gia nhập THTT: - Hạ tầng (mạng internet, đường truyền, hệ thống truyền dẫn..) sẳn có.

- Kinh nghiệm thương trường trong quá trình xây dựng thương hiệu trên thị trường viễn thông, thêm vào đó là sự vượt xa về ưu thế truyền dẫn.

- Mạng lưới bán hàng rộng khắp và thuần thục, các chương trình hậu mãi, chăm sóc khách hàng mang tính chuyên nghiệp hơn.

- Cung cấp nhiều dịch vụ trên cùng một hạ tầng và có thể nhanh chóng phổ cập dịch vụ truyền hình và Internet băng rộng đến 20 triệu hộ gia đình.

Với những thuận lợi trên, việc các doanh nghiệp viễn thông tiến vào thị trường truyền hình cáp là xu hướng khó có thể cưỡng nổi, trở thành mới nguy hiểm lớn nhất mà các nhà cung cấp THTT hiện tại lo lắng mất thị phần, mất khách hàng, bị cạnh tranh và hơn hết mất đi thế độc quyền mà bấy lâu nay họ đang có. Chính vì thế mà các nhà cung cấp hiện tại luôn tìm mọi cách nhằm ngăn cản các đơn vị viễn thông gia nhập vào thị trường này.

15

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH CHỌN NHÀ CUNG cấp DỊCH vụ TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN của KHÁCH HÀNG tại TP hồ CHÍ MINH (Trang 25)