Chia sẻ kiến thức và liên kết mạng lưới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 75)

Thông qua các cuộc tham quan, tọa đàm, tập huấn trong cộng đồng và giữa các cộng đồng, người dân địa phương đã hình thành các hình thức liên kết mới là các nhóm cùng sở thích nhưng được thành lập trên cơ sở hỗ trợ lẫn nhau theo truyền thống. Liên kết mạng lưới giữa các thành viên có cùng mối quan tâm trong và giữa các cộng đồng là một chiến lược giải quyết vấn đề ‘bị cô lập với tiến trình ra quyết định’, một trong ‘những vòng luẩn quẩn’ gây ra nghèo cấu trúc (Trần Thị Lành, 1994). Liên kết mạng lưới mở ra cơ hội cho người dân yếu thế được trao đổi và chia sẻ kiến thức và nhận diện ra sức mạnh và giá trị của mình để cùng hình thành lập luận cho mình, từ đó có thêm tự tin đối diện với cách tiếp cận áp đặt lấn át bởi dòng chính thống. Mạng lưới các thày thuốc nam, các nhóm dệt thổ cẩm truyền thống, nhóm tiết kiệm và tín dụng của phụ nữ và các nhóm làm vườn đã hoạt động tích cực trong quá trình tiến hành dự án của TEW và SPERI. Phần tiếp sau sẽ mô tả chi tiết và đánh giá từng nhóm cùng sở thích.

68

Mạng lưới các thày thuốc nam với việc bảo vệ rừng

Trong số các nhóm cùng sở thích đáng chú ý tại xã Hạnh Dịch, thì Mạng lưới các thày thuốc nam ở xã cũng như mạng lưới thuốc nam ở cấp vùng và cấp quốc gia đã đạt được những kết quả đáng kể về xã hội và chính trị. Thành viên Mạng lưới Thuốc nam là các thày thuốc nam giữ gìn và thực hành các tri thức sử dụng cây thuốc địa phương để chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là đối với vùng xa xôi cách trở và tự túc tự cấp. Một số thày thuốc nam có thể kết hợp phép thuật của thày Mo hoặc cúng lễ kết hợp với thuốc nam để chữa cả bệnh tinh thần và thể chất, vì thế họ có thể được coi là những lãnh đạo tinh thần của cộng đồng. Theo cách đó, thành viên của Mạng lưới Thuốc nam có thể đóng góp tích cực vào việc bảo tồn đồng thời các giá trị văn hóa và đa dạng sinh vật, mà cụ thể là tri thức thuốc nam và các giống cây thuốc. Mạng lưới Thuốc nam xã Hạnh Dịch xây dựng quy chế của mình về bảo vệ rừng thuốc nam và cơ chế phối hợp giữa mạng lưới với người dân địa phương, trạm y tế và chính quyền xã. Thành viên Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch còn tham gia vận động khẳng định quyền sử dụng đất rừng cộng đồng thông qua việc bảo vệ các rừng thuốc nam ở các bản Pà Kỉm, Pỏm Om, Chăm Pụt và Pà Cọ. Trên cơ sở sáng kiến cộng đồng, mạng lưới Thuốc nam xây dựng kế hoạch bảo tồn và sử dụng các giống thuốc nam trên tổng diện tích 41,5 ha rừng thuốc nam của các bản nêu trên. Các kế hoạch đã được gửi đến UBND xã Hạnh Dịch và được chấp thuận. Các thày thuốc nam đã đề nghị SPERI hỗ trợ tiền để họ thực hiện kế hoạch. Họ đã vạch ra ba bước tiếp cận để được công nhận quyền bảo vệ các rừng thuốc nam. Đầu tiên các thày thuốc nam cùng vào rừng thuốc để khảo sát và kiểm kê toàn bộ nguồn thuốc nam đồng thời đánh dấu ranh giới khu vực rừng thuốc nam. Bước thứ hai là nhận diện các cây thuốc bằng tiếng Thái và tiếng Kinh và phát dọn đường ranh giới rừng thuốc nam rộng 2,5 m để họ có thể dễ dàng vào thăm và bảo vệ rừng thuốc. Bước thứ ba, các thày thuốc cùng với dân bản và chính quyền địa phương thảo luận để xây dựng quy chế cộng đồng về bảo vệ và quản lý các rừng thuốc nam cộng đồng. Trên cơ sở xác nhận của chính quyền xã, các quy chế này được thông báo đến tất cả người dân sống ở bản và các bản lân cận. Chính quyền xã đã hỗ trợ các thày thuốc nam lập bản đồ và xác định rõ các quyền và nghĩa vụ đối với rừng thuốc nam. Các thày thuốc nam đã kết hợp với cán bộ SPERI và thanh niên người Thái đang theo học nghề tại trường Đào tạo Thực hành Nông dân (FFS) do SPERI hỗ trợ để khảo sát, chụp ảnh, mô tả

69

và ghi chép đặc điểm các giống cây thuốc ở rừng thuốc nam cộng đồng. Các thày thuốc nam ở bản Pỏm Om đã có sáng kiến gắn các bảng hiệu trên thân cây to trong rừng để ngăn ngừa người ngoài vào chặt phá cây. Mặt khác, gắn biển hiệu thông báo và tổ chức tuần tra thường xuyên giúp cho các thày thuốc nam phát hiện kịp thời các cây bị chặt để tìm ra và áp dụng quy chế phạt đối với người vi phạm. Trên cơ sở quy chế cộng đồng, các thày thuốc nam đã chủ động giải quyết các vấn đề liên quan đến rừng thuốc nam. Chỉ khi nào mạng lưới không tự mình giải quyết được thì vấn đề được chuyển lên để chính quyền xã giải quyết (SPERI, 2009a). Mạng lưới còn cho khắc chữ tiếng Thái lên phiến đá trên đường vào rừng thuốc nam, và đó cũng là một biểu tượng thể hiện quyền sử dụng và bảo vệ đất rừng của họ. Mặc dù các vùng xung quanh đang chịu tình trạng chặt phá rừng nhưng rừng thuốc nam cộng đồng đã được bảo vệ tốt (Mạng lưới Thuốc nam xã Hạnh Dịch, 2009).

Để có thêm hỗ trợ và tính chính danh do nhà nước công nhận, Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch đã phối hợp với trạm y tế xã và được hệ thống y tế chính thống nhận biết. Khi Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch hợp tác với trạm y tế của xã, họ đã chấp nhận tên theo hệ thống chính thống là ‘Chi hội đông y’ hoặc một chi nhánh của hội Đông y. Tuy nhiên họ vẫn giữ được tính chất tổ chức của mình và có các sáng kiến vận hành độc lập. Họ đã thành lập các nhóm thày thuốc ở các bản có nhiều thày thuốc nam. Có ba thành viên được bầu vào ban điều phối mạng lưới cấp xã để đại diện cho mạng lưới và làm cầu nối hợp tác với chính quyền xã và hệ thống y tế chính thống. Trong giai đoạn đầu hoạt động của mạng lưới, đặc biệt là những năm từ 2005 đến 2010, các lãnh đạo mạng lưới đã tổ chức thăm và chia sẻ, động viên thường xuyên các thành viên của mạng lưới duy trì và phát huy tri thức thuốc nam đồng thời với phát triển các rừng thuốc nam cộng đồng và các vườn thuốc nam của các gia đình. Họ đã phân công nhiệm vụ và thay phiên nhau trực tại văn phòng trung tâm y tế xã để họ có thể tham gia khám bệnh và cấp thuốc cho bệnh nhân, hoặc giới thiệu bệnh nhân tìm đến thày thuốc phù hợp để chữa trị bệnh. Từ năm 2007, khi SPERI giảm các hoạt động trực tiếp hỗ trợ cộng đồng đối với Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch để mạng lưới tăng cường các hoạt động tự chịu trách nhiệm và tự quản. Trong quá trình cải tổ này, Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch đã gặp khó khăn, không có đủ ngân sách hoạt động, như những chi phí tuần tra bảo vệ rừng thuốc nam hoặc khảo sát và thống kê nguồn cây thuốc.

70

Để giải quyết những thách thức mới đặt ra, lãnh đạo Mạng lưới đã đề xuất UBND xã hỗ trợ, và UBND xã đã trích 800.000 đồng hỗ trợ mạng lưới. Vào tháng 9/2008, HĐND xã đã đề nghị khoảng 600 hộ dân trên 11 bản đóng góp để hỗ trợ Mạng lưới Thuốc nam (SPERI, 2009a).

Mạng lưới Thuốc nam không chỉ tăng cường các mối liên kết ở địa phương mà còn mạng lưới ở cấp khu vực, với nhiều hình thức hợp tác khác nhau. Từ tháng 7/2008 đến tháng 6/2009, Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch đã liên kết với Mạng lưới các Thày thuốc nam Lào, Thái Lan và Việt Nam vì các Giá trị Văn hóa Truyền thống và Thuốc nam để tăng cường các hoạt động hợp tác và chia sẻ. Mạng lưới này hướng tới bảo tồn các giá trị truyền thống, đặc biệt là tri thức thuốc nam, các quyền về đất và rừng và an toàn sinh kế của các lưu vực đầu nguồn (SPERI, 2009a). Thành viên mạng lưới thuốc nam cũng liên kết với Mạng lưới Luật tục tổ chức các diễn đàn về luật tục trong quản lý tài nguyên thiên nhiên vùng đầu nguồn, trong đó xác định thuốc nam là một chủ đề ưu tiên. Các hoạt động chia sẻ này đã nâng cao nhận thức của người dân để tự mình quản lý và bảo vệ các khu rừng cộng đồng vùng đầu nguồn ở trong xã cũng như ở huyện Quế Phong (SPERI, 2009b). Các thày thuốc nam đã chăm lo đến đào tạo truyền thống liên thế hệ, trong đó có việc chuyển giao các tri thức thuốc nam. Vì thế họ đã đưa các tri thức thuốc nam của mình vào trình bày tại các trường Đào tạo Thực hành Nông dân (FFS) do SPERI hỗ trợ. Các thày thuốc chia sẻ tri thức của mình ngay tại thực địa khi các nghiên cứu viên và thanh niên dân tộc ít người ghi chép lại để hình thành các tài liệu đào tạo của FFS. Những người tham gia đã quan tâm và tập trung vào các loài cây đa chức năng để phòng ngừa và chữa bệnh hoặc các cây rau đồng thời là thuốc, rồi thu lượm giống và trồng tại Khu Thực hành Sinh thái Nhân văn (HEPA) ở xã Sơn Kim, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đồng thời là trung tâm của các trường Đào tạo Nông dân Thực hành của SPERI (SPERI, 2009a). Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch đã đóng góp tích cực vào việc nhận diện và đề cao các tri thức truyền thống. Theo một lãnh đạo mạng lưới, đã có hàng trăm bệnh nhân là người Thái và cả người Kinh ở đồng bằng lên, trong đó có cả bộ đội biên phòng đóng ở địa phương, các thày cô giáo và các cán bộ xã đã sử dụng thuốc nam do thành viên Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch sản xuất trong mấy năm vừa qua. Một thày thuốc nam ở bản Khốm kể rằng sau chuyến tham quan chia sẻ với các thày thuốc nam từ các cộng đồng khác, ông đã nhắc nhở con cháu bảo vệ cây

71

rừng và giữ gìn các lễ cúng truyền thống. Ông đã chia sẻ cây thuốc với các thày thuốc khác và lấy giống từ nơi khác về trồng ở vườn nhà mình. Thày thuốc này đã cho thuốc uống và thuốc tắm để điều trị thành công cho một cháu bé ba tuổi bị mềm yếu chân tay đến mức chậm biết đi. Ông đã chữa bệnh ngoài da cho một người khác, mà người này trước đó đã từng đến điều trị tại bệnh viện tỉnh Nghệ An nhưng không khỏi. Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch đã trở thành một mô hình điểm và bài học thực tiễn cho một cán bộ đã từng làm trạm trưởng trạm y tế xã Hạnh Dịch áp dụng kinh nghiệm của mình để xây dựng trạm y tế thị trấn Kim Sơn của huyện Quế Phong đạt chuẩn quốc gia, trong đó có tiêu chí kết hợp đông - tây y và duy trì vườn thuốc tại trạm (SPERI, 2009b).

Tương tự như các nhóm cùng sở thích khác, Mạng lưới Thuốc nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức khác nhau mặc dầu họ đã có những kết quả đáng ghi nhận. Cho dù các thành viên lớn tuổi của mạng lưới cố gắng hết mình thuyết phục thế hệ trẻ học và giữ gìn tri thức thuốc nam truyền thống, nhưng rất nhiều thanh niên đã tỏ ra thờ ơ bởi những thứ quan tâm mới từ xã hội hiện đại bên ngoài. Một già làng lưu tâm đến việc bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng thuốc nam: “nếu chúng ta bảo vệ rừng cho tốt thì chúng ta sẽ có cây thuốc. Nhưng nếu người ngoài cứ tiếp tục phá rừng, thì cây thuốc sẽ mất đi và chúng ta sẽ càng khổ hơn”. Một thày thuốc ở bản Na Xai phàn nàn rằng có một người dân trong bản đã chặt phá một phần rừng thuốc nam của bản nhưng không thấy ai đứng ra ngăn chặn. Sau khi một lãnh đạo lớn tuổi của Mạng lưới Thuốc nam Hạnh Dịch mất đi, người lãnh đạo mới của mạng lưới đã không đảm nhiệm tốt phần việc như vị lãnh đạo cũ, và gần đây các cuộc gặp mặt mạng lưới ít được tổ chức hơn trước. Một nguyên nhân khác của tình trạng này là nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài đã suy giảm và mạng lưới đã tự cải tổ theo hướng các cá nhân thành viên tự quyết và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn.

Nhóm Dệt Thổ cẩm Truyền thống

Nhóm Dệt Thổ cẩm truyền thống đầu tiên được thành lập sau chuyến tham quan của các phụ nữ người Thái tới một số nhóm hợp tác dệt vải ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An tháng 11/2005. Nhóm Dệt Thổ cẩm được thành lập và vận hành tương tự như cơ chế giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và sản xuất theo truyền thống của Phường họ. Nhóm Dệt Thổ cẩm hướng tới bảo tồn các giá trị và kiến thức sử dụng vật liệu tự nhiên để nhuộm màu tự nhiên, sản xuất bông, tơ tằm, dệt

72

vải và bảo tồn các giống cây bản địa. Nhóm Dệt hoạt động mạnh nhất ở bản Na Xai, gồm có 10 thành viên từ 4 dòng họ là Lương, Hà, Lô và Vi. Các thành viên thống nhất với quy định đóng góp và giúp đỡ lẫn nhau nhuộm màu tự nhiên, dệt vải và làm gối, chăn, áo và túi thổ cẩm. Thí dụ, mỗi thành viên nộp 100 gam tơ tằm để cùng cả nhóm thực hành nhuộm màu tự nhiên và dệt vải. Trưởng nhóm điều phối các thành viên và tổ chức các cuộc họp nhóm hàng tháng để chia sẻ các kinh nghiệm và kỹ thuật nhuộm, dệt, thậm chí còn thảo luận tìm cách giải quyết các vướng mắc của gia đình và lập kế hoạch của nhóm cho tháng tiếp sau. Số tiền thu được từ việc bán sản phẩm của nhóm và tiền tiết kiệm hàng tháng của các thành viên được đưa vào lập quỹ phát triển của nhóm. Nhóm trích 20% tổng lợi nhuận vào quỹ phát triển, trong đó 10% cho phát triển và phần còn lại cho phí quản lý và chi thăm hỏi khi thành viên bị ốm. Sau một thời gian hoạt động, các thành viên của nhóm nhận thấy một số lỗi sản phẩm khi cả nhóm làm chung, thí dụ sợi chỉ hoặc màu không đều và mịn. Vì thế nhóm đã quyết định thay đổi cách thức hợp tác, và nhóm chỉ theo dõi, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm trong khi mỗi thành viên tự mình dệt và bảo đảm chất lượng của sản phẩm theo yêu cầu chung của nhóm.

Nhóm Dệt Thổ cẩm Truyền thống không chỉ giúp ích giữ gìn các tri thức và bản sắc văn hóa truyền thống mà còn đóng góp vào bảo tồn đa dạng sinh vật và mở rộng mạng lưới, làm giàu thêm vốn xã hội. Nhóm Dệt Thổ cẩm bản Na Xai lập một vườn cộng đồng rộng gần 3.000 m2 để trồng cây dâu nuôi tằm. Thành viên của nhóm không chỉ đổi công và chia sẻ vật liệu trong nhóm mà còn với cả các phụ nữ trong bản. Thí dụ, do thời tiết khắc nghiệt năm 2008, hầu hết tằm chết, chỉ riêng tằm nhà chị Vi Thị Bình vẫn sống sốt. Sau đó chị Bình đã chia sẻ giống tằm cho các chị phụ nữ khác trong bản và chia sẻ cách phân loại chỉ vàng với chỉ trắng. Nhóm Dệt Thổ cẩm bản Na Xai đã kết hợp các hoạt động của nhóm với

Phường cấy để đổi công giúp nhau cấy lúa, và thu hoạch. Các thành viên còn động viên chồng chia sẻ cách làm và thực hành làm phân ủ hữu cơ cùng với các kỹ thuật canh tác khác. Đồng thời nhóm Dệt Thổ cẩm phối hợp với các thành viên nhóm Làm vườn chia sẻ các kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất thổ cẩm, mở ra khả năng phối hợp đào tạo thực hành giữa thổ cẩm với các sản phẩm nông nghiệp sinh thái khác. Năm 2007, nhóm Dệt Thổ cẩm bản Na Xai đã gia nhập mạng lưới Thổ cẩm Truyền thống Lào-Việt, một mạng lưới được hình thành sau chuyến tham

73

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 75)