Bình luận của người dân về các can thiệp từ bên ngoài

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 59)

Những người được phỏng vấn đã kể nhiều câu chuyện khác nhau, trong đó có những lời nhận xét và so sánh theo thời gian các tác động từ bên ngoài. Theo một già làng Thái Thanh, dưới thời Pháp người dân được tự do vào rừng thu hái thuốc nam, măng, rau và gỗ làm nhà mặc dù đất thuộc về các chủ tư nhân. Ông cho rằng do Nhà nước và chính quyền địa phương cố gắng thúc đẩy hợp tác xã lên bậc cao hơn với nhiều xã viên hơn trong khi không lắng nghe lời khuyên của các già làng và trình độ quản lý không tương xứng, nên sau đó hợp tác xã suy sụp là điều dễ hiểu. Tất cả các già làng được phỏng vấn đều khẳng định trước khi có hợp tác xã các lễ hội truyền thống được tổ chức nghiêm túc và bảo vệ rừng rất tốt. Hợp tác xã đã đưa đến những thay đổi lớn, nhất là việc ngăn cản người dân tổ chức các lễ cúng, cũng chính là rào cản về mặt tinh thần đối với hành động xâm hại đến rừng thiêng. Một số già làng nghĩ rằng vì không tổ chức được Tế sần, một trong những nghi lễ cộng đồng quan trọng nhất, nên cuộc sống của dân dường như khó khăn hơn, có nhiều dịch bệnh mới xuất hiện, và họ cũng thấy nhiều sâu bọ phá hoại mùa màng hơn. Người dân thấy rõ mực nước dao động và lượng nước ít hơn ở các

52

sông suối. Mấy năm trước đây có một cơn lũ chưa từng có trong lịch sử làm cho một số người chết, ruộng lúa bị phá hủy nặng. Người dân tin rằng việc khôi phục lại lễ truyền thống ở Đền Chín gian (xem thêm Mục 4.2.3) và tại mỗi bản là một điều tốt lành giúp họ được các thần và thiên nhiên che chở. Một già làng giàu tri thức người Thái cho rằng lễ hội Đền Chín gian trong một thập kỷ vừa qua vẫn chưa được quản lý tốt bởi chính người Thái bởi vì có quá nhiều ‘chỉ đạo’ hành chính và động cơ thương mại hóa du lịch chứ không phải thực sự nhằm khôi phục và bảo tồn văn hóa bản địa. Dầu sao thì việc tổ chức lại lễ cúng ở ngôi đền này giúp cho người dân thấy tự tin hơn để tổ chức các nghi lễ truyền thống tại bản của mình, và bản Coóng là một trong những bản đầu tiên ở xã Hạnh Dịch tổ chức lại một lễ cúng cộng đồng 4 năm trước đây. Một già làng của bản này cho rằng người dân cần khôi phục lại lễ này bởi vì họ đã thấy quá nhiều thiệt hại, và nếu không thấy có vấn đề gì thì họ không cần tổ chức lễ cúng.

Trong đợt nghiên cứu thực địa gần đây của tác giả Luận văn, những mối lo và bình luận của người dân về ngành lâm nghiệp và tình trạng thiếu đất rừng là chủ đề nóng nhất. Một lãnh đạo bản Na Xai dự đoán tương lai ngày càng khó khăn của dân bản bởi vì toàn bộ đất rừng xung quanh bản đã bị BQL Khu BTTN Pù Hoạt nắm giữ. Ông đã tranh luận với một cán bộ BQL Khu BTTN Pù Hoạt rằng nếu không giao đất rừng cho người dân thì dân sống bằng gì? Ông đã không đồng ý với một lãnh đạo xã vì việc xã ủng hộ người ngoài lấy đất ngay cạnh bản và dự định trồng keo trên đó. Một người dân phàn nàn rằng BQL Khu BTTN Pù Hoạt cũng như các tổ chức lâm nghiệp tiền thân đã không công bằng khi chiếm giữ đất rừng, ký hợp đồng bảo vệ rừng và chỉ hỗ trợ gạo cho dân được 3 đến 4 năm, nhưng lại yêu cầu dân trông nom rừng mãi mãi. Người dân các bản Pà Kỉm và Pỏm Om thắc mắc rằng họ đã bảo vệ rừng tốt không thua kém các bản khác, nhưng lại không hề được hưởng một chút tiền hỗ trợ bảo vệ rừng nào. Người Thái Mường ở phía hạ nguồn của xã Hạnh Dịch lại kêu cứu vì nông trường cao su Quế Phong mở rộng diện tích trồng cao su sang phần đất chăn thả truyền thống, gây ra căng thẳng khi họ bắt giữ gia súc và đòi phạt nặng nề đối với chủ gia súc. Một lãnh đạo bản Na Xai cho rằng các hỗ trợ của nhà nước không công bằng đối với bản của ông, bởi bản Na Xai đã làm đường và hệ thống nước sạch tốt nhất nhưng lại chưa bao giờ được khen thưởng như các bản khác. Ông cho rằng nếu cán bộ dự án cho dân tham gia xây dựng và giám sát dự án và các công trình như bể và

53

đường dẫn nước thì chúng đã không bị hỏng ngay sau khi bàn giao cho cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)