Thời kỳ hợp tác xã (1960 đến giữa những năm 1980)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 47)

Khẩu hiệu ‘Đất cho người cày’ đã cuốn hút người nông dân lật đổ chế độ phong kiến, nhưng ngay sau đó họ đã ngày càng thất vọng cùng với bước tiến của các hợp tác xã. Việc lập các tổ đổi công là bước chuẩn bị cho việc chuyển đổi lên hợp tác xã khi năng lực quản lý và ghi chép sổ sách được cải thiện vào đầu những năm 1960. Để thành lập được hợp tác xã, tất cả các gia đình đều phải nộp đất đai và trâu bò cùng với cống hiến nhân lực dưới sự quản lý của hợp tác xã. Mặc dù hợp tác xã có tiến hành quy hoạch đất nhưng chủ yếu là đối với ruộng lúa chứ không quan tâm đến đất nương rẫy. Chủ nhiệm hợp tác xã tính ngày công và quy đổi ra công điểm làm cơ sở để phân chia sản phẩm cho người lao động sau khi đã nộp vào các quỹ của hợp tác xã, hỗ trợ người già và xây dựng hạ tầng, thí dụ như sửa đường. Đầu những năm 1970 là thời kỳ cực thịnh của các hợp tác xã trong vùng nghiên cứu trước thời kỳ suy thoái và tan rã. Bởi mọi người được quá ít lợi ích từ hợp tác xã so với mong đợi của họ, nên không có động lực để họ nhiệt tình và thật lòng cống hiến. Một số xã viên tìm cách được tính thêm công điểm bằng cách chia nhỏ lạt buộc bó mạ để được coi như đã cấy được nhiều. Vào mùa gặt, người ta cố tình ‘đánh rơi’ hoặc ‘bỏ sót’ lúa rồi những người khác dùng poọc pà (rổ rá bằng tre nứa) để mót ‘thóc rơi’ của hợp tác xã để gia đình dùng. Người dân cố gắng tạo thêm nguồn thu nhập ngoài hợp tác xã mặc dù gặp nhiều khó khăn. Khi chăn nuôi thêm lợn, các xã viên phải đăng ký và chịu sự giám sát của hợp tác xã, rồi sau đó phải bán lợn thịt cho hợp tác xã với giá thấp và cố định. Cách quản lý tập trung hóa, gượng ép và cứng rắn như vậy không hề mang lại một chút cải thiện gì, mà chỉ gây cho hợp tác xã thêm suy sụp cùng với phản ứng ngầm của xã viên.

Mặc dù người ta đã cố gắng duy trì hợp tác xã, nhưng sự suy sụp về mặt xã hội, kinh tế và môi trường là không thể tránh khỏi. Một chỉ thị của đảng bộ huyện Quế Phong vào đầu những năm 1980 đã tháo gỡ lệnh cấm phát nương làm rẫy nhưng cũng đồng thời cấm bỏ hoang ruộng lúa nhằm tăng sản lượng lúa và cứu đói. Sau

40

đó là việc giao đất cho hợp tác xã và tập huấn về bảo vệ rừng nhằm cố gắng tăng sản lượng lúa và đồng thời giữ rừng (Bùi Ngọc Tam và cộng sự, 2002, trang 168- 169). Có thể đây là nỗ lực cuối cùng để vực dậy hợp tác xã trên giấy tờ hơn là trên thực tế. Các già làng khẳng định một thực tế rằng họ đã từng chịu nạn thiếu lương thực và đói kém trầm trọng dưới thời hợp tác xã. Một già làng đã từng là cán bộ xã cho rằng thời đó ông đã phải giải quyết rất nhiều tệ nạn xã hội và các vụ đánh nhau, tranh giành nhau lúa gạo cũng chỉ bởi cái đói triền miên khi còn hợp tác xã. Tuy nhiên một già làng khác cho rằng người dân không phải làm việc nặng nhọc trong hợp tác xã nếu so sánh với thời thực dân trước đây. Tình hình trở nên sáng sủa hơn sau khi triển khai khoán đến nhóm và người lao động vào năm 1982. Nhưng khi được phép phát nương rẫy để cứu đói thì mọi người dân, kể cả lãnh đạo xã cũng bỏ bê việc xã để lên nương rẫy cả tháng trời kiếm cái ăn. Chỉ trừ một vài mảnh rừng ở đầu nguồn nước, hầu hết rừng già đã bị chặt làm nương rẫy vào khoảng năm 1985.

Có lẽ bản sắc văn hóa chịu sự mất mát lớn nhất dưới thời hợp tác xã. Các lễ cúng và thực hành của Mo, kể cả thực hành tri thức của thày thuốc nam đã bị coi là mê tín, lạc hậu và bị cấm. Hơn nữa, việc quản lý chặt chẽ lao động và hộ khẩu dưới thời hợp tác xã cùng với việc tránh bom Mỹ trong thời gian từ 1965-1972 làm cho người dân thấy quá căng thẳng và không còn lòng dạ để nghĩ đến duy trì các lễ cúng theo truyền thống. Phụ nữ lại phải đảm nhiệm thêm nhiều việc từ xã hội cho đến sản xuất và tái sản xuất bởi vì đa số nam giới đã rời cộng đồng tham gia quân đội hoặc thanh niên xung phong. Đa số phụ nữ chuyển sang mặc quần giống như người miền xuôi bởi họ không có thời gian để dệt vải làm váy mặc theo truyền thống. Người ta không thể giết trâu để làm lễ tang theo truyền thống hoặc làm lễ

Tế sần bởi vì trâu bò đã đều thuộc quyền quản lý của hợp tác xã. Một già làng nói rằng: “thời hợp tác xã thì đừng nói gì đến cúng bái. Nếu đảng viên nào mà ú ớ cúng làm vía thì bị khai trừ liền”. Cho đến gần đây khi các căng thẳng từ thời hợp tác xã và chiến tranh không còn nữa thì một số lễ hội truyền thống đã có cơ hội hồi phục (SPERI, 2008d).

41 4.3.4. Ngành lâm nghiệp quốc doanh (từ 1970)

Cũng tương tự như các vùng núi khác ở Việt Nam, một số lâm trường quốc doanh đã được thành lập ở tỉnh Nghệ An và huyện Quế Phong vào những năm 1970, nhưng tác động của chúng tại xã Hạnh Dịch không rõ nét lắm. Trong vòng 20 năm vừa qua, đã có nhiều hình thức tổ chức lâm nghiệp quốc doanh tồn tại ở địa phương nghiên cứu. Trước tiên phải kể đến Lâm trường Phú Phương, một đơn vị được thành lập năm 1993 theo một quyết định của bộ Lâm nghiệp. Nhà nước cấp ngân sách cho doanh lâm trường để quản lý và bảo vệ rừng thông qua một chương trình lớn là 327 theo Nghị định 327/CT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 19/11/1992 nhằm thúc đẩy bảo vệ rừng và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc giai đoạn 1992-1998. Lâm trường này được giao 21.346 ha rừng, trong đó có 10.059 ha thuộc địa bàn xã Hạnh Dich, và toàn bộ diện tích bản Hủa Mướng đã bị đưa vào vùng đất do lâm trường quản lý. Lâm trường quan tâm đến tạo công ăn việc làm để khai thác gỗ theo kế hoạch của cấp trên, tạo thu nhập và hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng đối với nhân công địa phương, thậm chí cả bộ đội biên phòng. Tuy nhiên việc khoán bảo vệ rừng và trả tiền công chỉ giới hạn trên phạm vi đất rừng của lâm trường quản lý (thí dụ như ở bản Hủa Mướng) trong khi các bản lân cận (thí dụ như Na Xai) mặc dù có giữ rừng nhưng cũng không được hưởng. Bởi lâm trường Phú Phương quản lý diện tích rừng quá lớn so với năng lực của họ cũng như so với diện tích còn lại dành cho người dân địa phương nên họ không thể nào ngăn chặn được người dân nghèo ở xung quanh vào kiếm các sản vật trong rừng để duy trì cuộc sống. Điều này gây thêm suy thoái rừng và đất, mất lòng tin trong dân và tranh chấp xảy ra khi người dân địa phương phải chịu cảnh thiếu đất rừng và mất an ninh sinh kế (Lê Văn Ka và Phạm Thị Lan Anh, 2003). Trong tình thế tồn tại nhiều bất cập, lâm trường Phú Phương được chuyển đổi và chuyển hầu hết đất rừng sang hình thức tổ chức mới là Ban quản lý Rừng Phòng hộ Quế Phong. Ban quản lý này cũng giống như hàng trăm ban quản lý khác trên cả nước tồn tại dựa vào nguồn ngân sách của Chương trình 661 theo Quyết định 661/QĐ-TTg của Thủ tướng ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và thực hiện chương chương trình trồng 5 triệu hec-ta rừng. Chương trình này thực chất là sự kế tiếp của Chương trình 327. Mặc dù hai chủ thể vừa nêu có tên gọi khác nhau và được chi trả từ hai chương trình có tên khác nhau, nhưng thực chất

42

vẫn giữ nguyên bản chất, chức năng và cách vận hành. Một dân bản nhận xét rằng:

“họ (hai cơ quan lâm nghiệp kể trên) cho phép dân bản chặt gỗ làm nhà nhưng phải xin phép mới được. Hết gỗ trong rừng rồi thì họ chọn một số hộ có lao động và kinh nghiệm rồi cho cây giống và tiền để trồng quế. Năm 2002 thì hết hỗ trợ sau khi giải thể lâm trường và chuyển sang Ban quản lý (BQL) Rừng Phòng hộ Quế Phong”.

Cũng giống như lâm trường Phú Phương, BQL Rừng Phòng hộ Quế Phong quản lý quá nhiều đất rừng: 48.496 ha trong khi 39 cán bộ công nhân viên, tính trung bình là 1.243,5 ha mỗi người, trong khi đó bình quân đất giao cho người dân xã Hạnh Dịch chỉ có 0,65 ha/ người. Việc thành lập rồi chuyển đổi các hình thức tổ chức lâm nghiệp quốc doanh, việc phân loại rừng và giao đất rừng cho các chủ thể đó đã không dựa trên nhu cầu thực tế của địa phương mà chỉ căn cứ vào nguồn thu ngân sách theo cơ chế tập trung bao cấp (Phạm Văn Dũng, 2012).

Bất cập và không công bằng không được cải thiện qua mỗi lần chuyển đổi, mà tình hình còn phức tạp hơn sau khi thay đổi. Một lần nữa BQL Rừng Phòng hộ Quế Phong lại được chuyển đổi thành BQL Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt theo Quyết định 340/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 24/1/2013. Quyết định này cấp 90.741,1 ha đất rừng cho BQL Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Pù Hoạt, trong đó 15.128,4 ha thuộc xã Hạnh Dịch; 36.226 ha là rừng đặc dụng và 54.475,01 ha là rừng phòng hộ. Theo một cán bộ xã Hạnh Dịch, do Quyết định này mà rừng tốt nhất của các bản Mứt, Chăm Pụt, Coóng và Na Xai sẽ bị chuyển cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt, trong khi dân chỉ có thể được giao rừng nghèo kiệt và tái sinh. Năm 2013, kiểm lâm đã đến thuyết phục người dân chuyển giao đất rừng mà họ đã được giao cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt quản lý, và dân chỉ được hỗ trợ nếu đồng ý giao giấy tờ về đất cho BQL. BQL đã không tính đến quyền sử dụng đất cộng đồng vốn có theo truyền thống của bản Na Xai để giao khoán bảo vệ rừng cho dân bản Hủa Mướng. Một người dân bản Khốm cho biết BQL đã hứa cho 200.000 đồng/ ha/ năm, nhưng cho đến tận tháng 5/2014 người dân vẫn chưa được nhận. Trong khi một phụ nữ bản Chăm Pụt tỏ ra lo ngại nếu chuyển giao đất rừng cho BQL vì bà biết rằng dân sẽ không được tự do vào rừng nữa, thì một nam giới cho rằng chuyển rừng cho BQL để nhận hỗ trợ là hợp lý bởi vì hiện nay dân rất khó khăn, thiếu thốn. Một số người dân bản Coóng khẳng định rằng sau khi

43

cộng đồng chấp nhận chuyển giao đất rừng cho BQL Khu BTTN Pù Hoạt thì mỗi hộ dân đã được nhận 109 kg gạo, và họ sẽ được nhận gạo trợ cấp hàng năm cho đến năm 2015. Tuy nhiên người dân phải công nhận quyền quản lý đất rừng thuộc về BQL Khu BTTN Pù Hoạt và phải xin phép nếu muốn vào khai thác bất cứ thứ gì từ rừng đã chuyển giao cho BQL.

Bằng chiến thuật ‘cây gậy và củ cà rốt’ BQL Khu BTTN Pù Hoạt đã khẳng định chắc chắn hơn quyền quản lý đất của mình và kiểm soát gỗ và lâm sản ngoài gỗ cứng rắn hơn so với các chủ thể lâm nghiệp trước đây. Một cán bộ của BQL thừa nhận rằng:

“Không có đủ cán bộ nhân viên và kiểm lâm để quản lý diện tích lớn như thế. Theo tiêu chuẩn của ngành lâm nghiệp thì mỗi cán bộ quản lý 500 ha rừng đặc dụng hoặc 1.000 ha rừng phòng hộ. Nhưng BQL Khu BTTN Pù Hoạt chỉ có 52 cán bộ công nhân viên, thì không thể quản lý được toàn bộ diện tích lớn đó. Dân bản ở đây lại thiếu đất trong khi công ty cao su vẫn tiếp tục lấy thêm đất, vậy nên nếu tôi ở vào hoàn cảnh của họ thì tôi cũng ‘trằn’ (khó khăn, mệt mỏi). Cán bộ xã đã đề nghị phân loại lại rừng để có thêm rừng sản xuất giao cho dân, nhưng không hiểu sao tỉnh không đồng ý. Cá nhân tôi nghĩ là phải giữ nguyên rừng đặc dụng và không chuyển sang loại rừng khác. Nhưng có một số vùng rừng phòng hộ ở gần nhà dân thì có thể bóc tách chuyển sang rừng sản xuất để giao lại cho dân, giúp họ giảm bớt khó khăn. Mình chỉ là nhân viên cấp dưới lên không hiểu được vì sao cấp trên không thay đổi như thế, nhưng cũng phải chấp hành thôi”. Rõ ràng là BQL Khu BTTN Pù Hoạt không thể tự mình quản lý diện tích đất rừng được giao. Họ phải tìm cách hợp tác với người dân địa phương, ký hợp đồng và trả công bảo vệ rừng cho dân. Nhưng tình trạng không công bằng trong phân bổ đất rừng vẫn còn đó, và biện pháp cứng rắn của BQL Khu BTTN Pù Hoạt càng gây thêm căng thẳng và mâu thuẫn với người dân địa phương. Mới đây cán bộ BQL Khu BTTN Pù Hoạt còn tịch thu gỗ mà dân đã lấy về, cất giữ dưới sàn nhà được 3 năm, nhưng sau đó BQL đã buộc phải trả lại số gỗ đó do bị dân bản phản đối kịch liệt.

44 4.3.5. Tư nhân hóa (từ năm 2000)

Cùng với các chủ thể lâm nghiệp, một số doanh nghiệp được nhà nước bảo trợ, cổ phần hóa và tư nhân hóa ngày càng tìm nhiều cách hơn để lấy đất truyền thống của cộng đồng. Đầu tiên phải kể đến Tổng đội Thanh niên Xung phong Xây dựng Kinh tế 7 (Tổng đội TNXP7), một đơn vị được thành lập theo Quyết định ngày 26/4/2002 của UBND tỉnh Nghệ An. Chính quyền tỉnh đã giao 8.752 ha đất cho đơn vị này, trong đó có 1.400 ha thuộc đất Hạnh Dịch, phần còn lại là đất của xã Tiền Phong ở bên cạnh. Mục tiêu được công bố chính thức của Tổng đội là mở rộng diện tích trồng chè và cao su để phát triển sản xuất hàng hóa trong vùng. Để mở rộng thêm diện tích trồng cao su, UBND tỉnh Nghệ An đã ra một quyết định vào năm 2011 sáp nhập Tổng đội TNXP7 vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cao su Nghệ An (Cty CPĐT&PTCSNA) và chuyển toàn bộ đất của Tổng đội TNXP7 sang công ty này. Cty CPĐT&PTCSNA được thành lập năm 2007 dưới cái ô của Tổng công ty Cao su Việt Nam, nhưng lại được 9 nhà đầu tư tư nhân giữ cổ phần và quyền kiểm soát. Sau khi sáp nhập, Công ty này đã lập chi nhánh hoạt động trên địa bàn xã Hạnh Dịch, có tên là Nông trường Cao su Quế Phong (CSQP). Nông trường này có kế hoạch trồng 2.000 ha cao su quy mô lớn cùng với 1.000 ha cao su tiểu điền (Phạm Văn Dũng, 2012).

Việc thành lập các chủ thể lâm nghiệp và tư nhân hóa nêu trên song hành với quá trình khẳng định rõ hơn quyền sử dụng đất của các chủ thể này bất chấp những thiệt hại của cộng đồng địa phương. Quy hoạch treo trở thành một từ càng thêm thông dụng ở Việt Nam để nói đến việc quy hoạch do hệ thống quan liên tiến hành. Trong quy hoạch treo, đất đai được giao cho các doanh nghiệp trên cơ sở luật pháp (de jure) với hệ thống bản đồ và giấy tờ, số liệu thống kê, trong khi không tôn trọng và thừa nhận thực tiễn (de facto) quy hoạch cảnh quan theo phong tục địa phương và ranh giới truyền thống vốn được mặc định lâu đời. Do

quy hoạch treo vạch ranh giới và giao đất cho các chủ thể bên ngoài thiếu chính xác và rõ ràng, nên đã gây ra tình trạng phổ biến chồng lấn ranh giới và chủ sử dụng trên một thửa đất cụ thể, và các mâu thuẫn xuất hiện khi các doanh nghiệp sử dụng các quyết định hành chính và giấy tờ về đất để khẳng định quyền của mình (Phạm Văn Dũng, 2012). Trong bối cảnh này, người dân địa phương đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy quá trình lấn và chiếm đoạt đất của Tổng đội TNXP7 và Nông trường CSQP. Một số người dân bản Chiếng cho biết đất do họ

45

tự khai hoang trên vùng đất truyền thống thuộc bản của họ trên xã Hạnh Dịch đã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 47)