Kiến thức địa phương trong canh tác truyền thống

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 42)

Canh tác nương rẫy quay vòng trên đất dốc và cấy lúa ở ruộng bậc thang trên các thung lũng là hai dạng canh tác truyền thống phổ biến nhất của cộng đồng người Thái địa phương. Trước kia người ta đã làm đất bằng cách dùng trâu giẫm ruộng để cấy lúa. Người dân thích chọn vùng đất bằng phẳng và ẩm ướt ở chân núi và tránh canh tác ở trên đỉnh núi bởi họ cho rằng phát đốt ở đó có thể đụng chạm đến các vị thần núi, và con người sẽ bị tai nạn. Theo lối canh tác truyền thống, mỗi gia đình thường có ba mảnh nương luân canh. Năm đầu tiên người ta phát đốt rồi trỉa lúa, sau đó xen ngô, chuối và các loại rau. Năm thứ hai và thứ ba tiếp tục các hoa màu trên, sau đó trồng sắn. Như vậy người ta canh tác trên nương hai đến ba năm rồi bỏ hóa từ 6 đến 7 trước khi quay lại canh tác một chu kỳ mới. Hệ thống canh tác luân canh truyền thống trên nương rẫy đất dốc của người Thái ở vùng nghiên cứu được minh họa ở Hình 1:

35

Hình 1: Canh tác truyền thống ở cộng đồng người Thái vùng nghiên cứu

(Lê Văn Ka và Phạm Thị Lan Anh, 2003)

Canh tác truyền thống không chỉ đơn thuần liên quan đến bảo vệ rừng, mà còn cả hệ thống các lễ hội và thực hành truyền thống. Ngày trước khi người phát đốt nương lỡ để lửa cháy lên cây to ở đỉnh núi là cả bản lo sợ và phải di chuyển. Khi muốn canh tác, người dân cầu xin thần đất cho may mắn và không bị thú rừng phá hoa màu. Mỗi khi đốt nương người ta phải dọn sạch một đường bao để cản lửa khỏi lan sang rừng xung quanh. Sau khi chọn được mảnh nương ưng ý, người ta cắm ‘Ta leo’ trên một các cọc để xin thần đất báo mộng qua giấc mơ đêm hôm đó. Người ta tin rằng nếu mơ trèo lên núi đá hoặc nhìn thấy tổ ong thì đó là điềm lành. Nhìn thấy nhộng ong thì đó là dấu hiệu của một mùa bội thu. Nếu mơ thấy bị rượt đuổi hoặc đánh nhau thì đó là dấu hiệu của mảnh nương xấu. Trong một mùa trồng trỉa người ta còn cúng gà và lợn cùng với rượu trong những lễ sau: Ha hày

để gieo trồng và cầu thần phù hộ không bị chim, thú phá hoại; Xo cau để cầu xin lúa mọc tốt; Xo pung xo va để xin lúa ra hạt nhiều, hạt chắc; và một lễ cầu xin

Lúa trên ruộng bậc thang gần nguồn nước Nương thứ nhất trồng lúa, sau đến ngô, chuối và rau Nương thứ hai tiếp tục hoa màu nương thứ nhất, sau trồng sắn Nương thứ ba tiếp các hoa màu nương thứ hai, chủ yếu trồng sắn

36

mưa, mọi người dội nước vào nhà và té nước lên người nhau ở suối (SPERI, 2008d).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ quản lý đất rừng cộng đồng, can thiệp từ bên ngoài và phản hồi địa phương nghiên cứu cộng đồng người thái ở xã hạnh dịch, huyện quế phong, tỉnh nghệ an, việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)