Cơ sở nghiên cứu và đánh giá

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 65)

Với mục tiêu của nghiên cứu là làm rõ thực trạng về năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dựa trên cơ sở lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo của, từ đó xây dựng cơ sở các yếu tố đánh giá năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện qua các nội dung chính: Nhận thức và văn hóa về đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp; phát triển năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; Kết quả và hình thức đổi mới sáng tạo.

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu

2.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu về năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác giả đã kết hợp sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lƣợng, nghiên cứu mô tả, nghiên cứu phân tích… trên cơ sở tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu điển hình về năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp cùng với phiếu khảo sát đƣợc thiết kế. Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các mối tƣơng quan giữa đề tài nghiên cứu và các nhân tố khác cũng đƣợc xem xét một cách khách quan, đồng bộ để kết quả nghiên cứu đạt đƣợc chính xác và thực tiễn.

57

2.2.1.2 Thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu mới thu thập đƣợc qua nhiều cách khác nhau. Các kết quả thu đƣợc là những kết quả mới.

- Phiếu điều tra khảo sát.

- Kết quả phỏng vấn, thảo luận với chủ doanh nghiệp để nắm rõ hơn quan điểm, kế hoạch cũng nhƣ đánh giá của họ về vấn đề nghiên cứu.

Dữ liệu thứ cấp:

- Thƣ viện trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Tài liệu về chính sách, thông tƣ, quy định về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới sáng tạo.

- Tạp chí Kinh doanh.

- Các bài tham luận, một số đề tài nghiên cứu về đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2.2.2 Thiết kế nghiên cứu

2.2.2.1Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính sử dụng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các số liệu, sử dụng kỹ thuật trao đổi, thảo luận trực tiếp với chủ doanh nghiệp. Các câu hỏi ban đầu đƣợc thiết kế là bảng hỏi mở để thu thập thêm các câu hỏi thích hợp từ phía chủ doanh nghiệp. Thực hiện bƣớc này để tìm thêm các câu hỏi mới, bổ sung vào mô hình nghiên cứu cũng nhƣ loại bỏ các câu hỏi không thích hợp nhằm tạo ra một bảng hỏi phù hợp cho nghiên cứu chính thức.

58

Các đối tƣợng đƣợc tiến hành thảo luận, phỏng vấn là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Việc này nhằm xem xét năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp một cách đầy đủ, khách quan. Bƣớc này thực hiện qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp 20 chủ doanh nghiệp, trên cơ sở đó điều chỉnh lại các câu hỏi cho phù hợp.

2.2.2.2Nghiên cứu định lượng

Bảng câu hỏi ở bƣớc trên đã kiểm định lại phần thang đo, mô hình lý thuyết và điều chỉnh lại ngôn ngữ cho dễ hiểu, rõ ràng có bổ sung và loại bớt ra các câu hỏi không phù hợp. Các bảng câu hỏi sau khi đƣợc hoàn thiện đƣợc gửi đến các chủ doanh nghiệp để khảo sát.

2.2.2.3Thiết kế bảng khảo sát

Mục tiêu

-Tìm hiểu nhận thức của chủ doanh nghiệp về hoạt động đổi mới sáng tạo. -Đánh giá việc phát huy năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp. -Kết quả hoạt động đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh.

Sau khi kết hợp nghiên cứu định tính và định lƣợng, bộ câu hỏi trong phiếu điều tra đã đƣợc hoàn thành. Bảng khảo sát đƣợc chia làm 02 phần chính.

-Phần I: Thông tin cá nhân chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp: Đây là phần chủ doanh nghiệp lựa chọn các đáp án cho sẵn tƣơng ứng với từng câu hỏi. Các câu hỏi này liên quan đến thông tin cá nhân nhƣ: độ tuổi, trình độ, lĩnh vực và quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

59

-Phần II: Ý kiến của chủ doanh nghiệp: Đây là phần chính của phiếu điều tra, trong phiếu điều tra đƣa ra 20 câu hỏi, đƣợc chia làm 3 nội dung chính: Nhận thức chung của chủ doanh nghiệp về năng lực đổi mới sáng tạo gồm 10 câu, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp 6 câu, hình thức và kết quả đổi mới sáng tạo 4 câu.

Các câu hỏi trong phần 2 đƣợc đánh giá theo 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, bình thƣờng, đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Chủ doanh nghiệp sẽ trả lời các câu hỏi này bằng cách điền vào một trong năm mức độ trên để thể hiện ý kiến cá nhân của mình. Bên cạnh đó, các câu hỏi khác đƣợc chủ doanh nghiệp lựa chon đáp án cho là phù hợp.

2.2.3 Thiết kế mẫu

Dựa trên phiếu điều tra đƣợc thiết kế hoàn thiện. Tiến hành điều tra khảo sát với tổng số phiếu gửi đến là 300, kết quả hồi đáp là 233 phiếu (tỷ lệ 77,6%), trong đó có 33 phiếu đƣợc xem là không hợp lệ vì bỏ sót, không cho ý kiến các câu hỏi chính, ý kiến không rõ ràng. Cuối cùng số phiếu đƣợc đƣa vào phân tích là 200 phiếu.

2.3 Phân tích thực trạng về năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội. nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.3.1 Phân tích thông tin cá nhân chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp

Phần thông tin cá nhân chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp bao gồm các thông tin về trình độ học vấn và độ tuổi của chủ doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp.

60 Bảng 2.1: Trình độ học vấn của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn Trình độ học vấn Số lƣợng Tỷ lệ Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp/THPT 43 132 23 2 22 % 66 % 12 % 1 %

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Các cá nhân đƣợc phỏng vấn khảo sát chủ yếu có trình độ ở bậc Đại học với số lƣợng là 132 chiếm 66%, bên cạch đó các chủ doanh nghiệp cũng có trình độ ở bậc trên Đại học khá cao (chiếm 22%), còn lại là Cao đẳng và Trung cấp/THPT (chiếm 13%). Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng các chủ doanh nghiệp phần lớn đƣợc đào tạo qua các trƣờng Đại học, có kiến thức chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Một số chủ doanh nghiệp có bằng thạc sĩ về Quản trị kinh doanh hoặc tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý.

Bảng 2.2: Độ tuổi của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn Nội dung câu hỏi

khảo sát

Kết quả phiếu điều tra khảo sát

< 30 tuổi 30-39 tuổi 40-50 tuổi > 50 tuổi

Độ tuổi 64 95 32 32

32% 48% 16% 5%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Từ kết quả khảo sát ta thấy, các chủ doanh nghiệp tham gia khảo sát tập trung nhiều ở độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm gần 50% các đối tƣợng đƣợc khảo

61

sát, với độ tuổi dƣới 30 chiếm 32%. Nhƣ vậy, các chủ doanh nghiệp đƣợc khảo sát ở độ tuổi dƣới 39 chiếm tỉ lệ tƣơng đối cao (gần 82%). Đây là đội ngũ lãnh đạo trẻ, thƣờng đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp chính quy, có nhiệt huyết và tinh thần học hỏi những điều mới và sẵn sàng chấp nhận những thay đổi mới.

Hình 2.1: Tỷ lệ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Trong số 200 phiếu điều tra đƣa vào phân tích nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động đầy đủ ở các lĩnh vực chính công nghiệp, xây dựng, thƣơng mại, dịch vụ, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản… Trong đó, lĩnh vực thƣơng mại dịch chiếm tỷ lệ cao nhất với 44%, tiếp đến là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 27% và 17%. Nhóm ngành nông/lâm thủy sản chiếm 8% và 5% là thuộc các nhóm ngành khác. Nhƣ vậy, ta có thể thấy, trong phần nghiên cứu ở đây, chiếm một nửa là các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ. Đây cũng là số thực tế về doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa bàn Hà Nội, tập trung chủ yếu và buôn bán lẻ, dịch vụ ăn uống, viễn thông….

27% 17% 44% 8% 5% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50%

Công nghiệp Xây dựng Thương

mại, d/vụ nghiệp, thủy Nông/lâm

sản

62

Bảng 2.3: Quy mô về số lƣợng lao động của doanh nghiệp Nội dung câu hỏi

khảo sát

Kết quả phiếu điều tra khảo sát

< 10 11 ~ 100 101 ~ 200 > 200 Quy mô số lƣợng

lao động

32 79 62 27

16% 40% 31% 14%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Song song với việc điều tra thông tin doanh nghiệp về lĩnh vực hoạt động, bản khảo sát còn thống kê về quy mô số lƣợng lao động của từng chủ doanh nghiệp đƣợc khảo sát. Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP, ban hành ngày 30/6/2009 thì doanh nghiệp đƣợc chia theo quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Nhƣ vậy, qua số liệu bảng khảo sát có 32 doanh nghiệp chiếm 16% doanh nghiệp dƣới 10 lao động là những doanh nghiệp siêu nhỏ. Có 79 doanh nghiệp chiếm 40% doanh nghiệp có 11 đến 100 lao động. Đây là nhóm doanh nghiệp có quy mô số lƣợng lao động phổ biến. Đối với doanh nghiệp có quy mô lao động từ 100 - 200 ngƣời chiếm 31% và doanh nghiệp có quy mô lao động trên 200 ngƣời chiếm 14%.

2.3.2 Thực trạng nhận thức và văn hóa đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nghiệp

Mặc dù nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã thu đƣợc những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó chƣa thực sự thể hiện đƣợc năng lực đổi mới sáng tạo của các chủ doanh nghiệp. Hiện thực đó đƣợc thể hiện cụ thể qua những điểm chính dƣới đây:

63

Thứ nhất, nhận thức-kiến thức về đổi mới sáng tạo và vai trò của đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp chưa đầy đủ. Điều đó đƣợc thể hiện qua kết quả điều tra sau:

Bảng 2.4 Nhận thức của chủ doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo

Câu hỏi trên phiếu

điều tra

Kết quả phiếu điều tra khảo sát

Hoàn toàn

không đồng ý đồng ý Không thƣờng Bình Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Q1 0% 0 0% 0 3% 5 29% 58 69% 137 Q2 0% 0 23% 46 56% 112 16% 32 5% 10

Q3 0 67 103 24 6

0% 34% 52% 12% 3%

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Từ kết quả ở Bảng 2.4, chúng ta thấy rằng nếu chỉ dựa vào trả lời 3 câu hỏi (từ câu 1 đến câu 3) trong phiếu điều tra của các chủ doanh nghiệp thì có thể kết luận các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa nhận thức tốt về đổi mới sáng tạo. Với câu hỏi Q1 – Hoạt động đổi mới sáng tạo là cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì có trên 90% các chủ doanh nghiệp đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Nhƣ vậy, về tầm quan trọng của hoạt động đối mới sáng tạo trong doanh nghiệp đều đƣợc các chủ doanh nghiệp nhận biết và đánh giá cao. Tuy nhiên, khi đến câu hỏi Q2 – đánh giá về sự hiểu biết của hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thì tỷ lệ đồng ý và hoàn toàn đồng ý đã giảm. Cụ thể là chỉ có 10 chủ doanh nghiệp hoàn toàn đồng ý chiếm 5%, 32 chủ doanh nghiệp đồng ý chiếm 16%, còn lại 79% các chủ doanh nghiệp không tự tin về hiểu biết của mình về hoạt động đổi mới sáng tạo.

64

Với câu hỏi về sự cần thiết phải có bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng trong doanh nghiệp của mình thì có tới 53% các chủ doanh nghiệp trả lời dƣới mức đồng ý, và chỉ có 19% hoàn toàn đồng ý. Song song với phiếu điều tra, qua phỏng vấn trực tiếp một số chủ doanh nghiệp lý do tại sao không đồng ý với việc có bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng. Các chủ doanh nghiệp đều cho rằng với quy mô hiện tại của doanh nghiệp thì thành lập bộ phận nghiên cứu phát triển riêng là chƣa cần thiết và phần lớn họ nghi ngại về hiệu quả hoạt động của bộ phận.

Nhƣ vậy, từ các phân tích ở trên chúng ta có thể kết luận rằng các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đều nhận thức và đánh giá đƣợc tầm quan trọng của hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn trong số họ chƣa có kiến thức đẩy đủ về đổi mới sáng tạo. Chính vì thế, họ còn e ngại về tính hiệu quả cũng nhƣ việc quyết định đầu tƣ cho phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

Thứ hai, chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thực sự hiểu rõ vai trò của mình đối với hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Việc hiểu rõ vai trò của mình về đổi mới sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy và phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo. Bởi vậy, việc nắm rõ vai trò này là một yêu cầu tất yếu, tuy nhiên thực tế các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa thực sự nắm rõ đƣợc vai trò đó. Bảng 2.5 sau đây sẽ cho chúng ta thấy rõ điều đó.

Các câu hỏi 4, 5, 6 và 7 đƣợc thiết kế nhằm kiểm tra nhận thức về vai trò của chủ doanh nghiệp đối với đổi mới sáng tạo. Qua kết quả phân tích số liệu điều tra ở bảng 2.5 có thể kết luận rằng các lãnh đạo doanh nghiệp chƣa thực sự nhận thức đầy đủ về vai trò của mình đối với hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

65

Bảng 2.5 Nhận thức về vai trò của chủ doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo

Câu hỏi trên phiếu

điều tra

Kết quả phiếu điều tra khảo sát

Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Bình thƣờng Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Q4 5% 9 47% 93 32% 64 12% 24 5% 10 Q5 11% 21 44% 87 28% 55 13% 25 6% 12 Q6 4% 7 8% 15 18% 35 29% 58 43% 85 Q7 0% 0 4% 7 12% 24 23% 46 62% 123

Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát

Q4 - Bạn hiểu rõ vai trò của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động đổi mới sáng tạo, chỉ có 17% đồng ý và hoàn toàn đồng ý, trong khi tỷ lệ không đồng ý chiếm 47%. Thực vậy, với tƣ các là chủ doanh nghiệp, họ có nhiều vai trò khác nhau trong mọi hoạt động của doanh nghiệp nên việc thiếu sót trong nhận thức về vai trò đối với một hoạt động nhƣ đổi mới sáng tạo là điều không khó hiểu.

Khi đƣợc hỏi về sự cần thiết phải xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp (Q5), 12 ngƣời (6%) hoàn toàn đồng ý, 25 ngƣời (13%) đồng ý, 55 ngƣời (28%) có quan điểm bình thƣờng, 87 ngƣời (44%) không đồng ý và 21 ngƣời (11%) hoàn toàn không đồng ý với quan điểm trên. Nhƣ vậy, đa số các chủ doanh nghiệp đƣợc hỏi (108 ngƣời chiếm 55%) đều cho rằng không cần thiết phải xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Điều này cũng thể hiện rõ trong quá trình phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn chuyên sâu các chủ doanh nghiệp. Kết hợp cả kết quả xử lý điều tra và kết quả phỏng vấn, có thể kết luận rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và

66

vừa ở Hà Nội chƣa thực sự quan tâm nhiều đến xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo.

Theo kết quả ở Bảng 2.5, hầu hết (143 ngƣời, chiếm 72%) các chủ doanh nghiệp đều cho rằng cần tạo điều kiện thúc đẩy nhân viên phát huy năng lực đổi mới sáng tạo. Chỉ có 35 ngƣời chiếm 18% có ý kiến “bình thƣờng” và có 22 ngƣời chiếm 12% phản đối ý kiến này. Nhƣ vậy, qua kết quả khảo sát chúng ta có thể nhận thấy, các chủ doanh nghiệp đều thấy việc tạo điều kiện cho nhân viên phát huy năng lực đổi mới sáng tạo là quan trọng. Kết quả này lại trái ngƣợc với kết quả điều tra xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, đó là kết quả rất mâu thuẫn. Để làm rõ hơn điều này đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu một số chủ doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp đều cho rằng việc đổi mới sáng tạo là của nhân viên, với vai trò ngƣời lãnh đạo chỉ tạo điều kiện cho họ đổi mới sáng tạo. Rất ít chủ doanh nghiệp cho rằng đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ chính của bản thân ngƣời lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)