Kỹ năng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 50)

Rèn luyện kỹ năng đổi mới sáng tạo bao gồm việc rèn luyện kỹ năng về nhận thức và kỹ năng về hành vi. Trong đó, kỹ năng nhận thức là khả năng liên tƣởng của đối tƣợng nhận thức, kỹ năng hành vi bao gồm kỹ năng đặt câu hỏi, quan sát, tạo lập mạng lƣới và khả năng thực nghiệm. Tất cả các yếu tố đó cấu thành “mã gen của nhà cải cách”, hay đó chính là những bộ quy tắc căn bản nhằm sản sinh ra những ý tƣởng đổi mới sáng tạo trong kinh doanh của ngƣời chủ doanh nghiệp.

42

- Thử những trải nghiệm mới: Rất nhiều chủ doanh nghiệp điều hành theo hƣớng thực thi đều tập trung giải quyết những vấn đề trƣớc mắt và cho rằng việc thử những trải nghiệm mới chỉ là việc tiêu phí thời gian và công sức. Ngƣợc lại, các nhà điều hành theo hƣớng khám phá lại nắm chặt lấy ý tƣởng rằng thử những trải nghiệm mới nghĩa là dấn thân vào những trải nghiệm học hành có thể sẽ mang lại những ứng dụng thực tiễn.

- Tháo rời các sản phẩm, quy trình và ý tƣởng: Rất nhiều nhà cải cách đã nảy ra ý tƣởng sáng tạo trong lúc đang bóc tách thứ gì đó – một sản phẩm, một quy trình, một công ty hoặc một công nghệ nào đó. Trong quá trình bóc tách mọi thứ, họ đặt ra những câu hỏi xem tại sao mọi thứ lại vận hành theo cách nhƣ vậy. Điều này thƣờng khơi gợi những ý tƣởng mới mẻ về việc làm thế nào để mọi thứ vận hành tốt hơn.

- Kiểm nghiệm các ý tƣởng mới thông qua thí điểm và nguyên mẫu: Trong khi một số chủ doanh nghiệp có vẻ thiên hƣớng về việc nhanh chóng giới thiệu các sản phẩm ra thị trƣờng, thì những ngƣời khác lại thận trọng kiểm nghiệm và so sánh với các sản phẩm cạnh tranh khác.

Các nhà cải cách dấn thân vào ba dạng thực nghiệm để sản sinh ra dữ kiện và khơi ra những ý niệm mới mẻ: thử những trải nghiệm mới, tháo tung mọi thứ và kiểm tra các ý tƣởng mới nhờ chế tạo các nguyên mẫu và thực hiện thí điểm.

1.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp

1.4.6.1 Động cơ đổi mới sáng tạo

Động cơ cá nhân ngƣời lãnh đạo đƣợc coi là yếu tố tạo động lực cho hoạt động sáng tạo cũng nhƣ ngƣời lãnh đạo cần động lực để lãnh đạo ngƣời

43

khác sáng tạo. Một số lý thuyết gia đã nghiên cứu về vai trò của những biến động trong sáng tạo. Một số cho rằng sáng tạo xuất hiện nhờ động cơ nội sinh – một hình thái động cơ đƣợc tạo bởi sự phản ứng cá nhân đối với những đặc điểm của công việc và không đƣợc tạo ra bởi những yếu tố bên ngoài công việc. Cá nhân chỉ quan tâm chủ yếu tới việc tự đánh giá công việc, sự đánh giá của ngƣời khác chỉ là mối quan tâm thứ yếu. Chính vì vậy, việc đổi mới sáng tạo trong công việc và tổ chức phải xuất phát ngay từ phía bên trong của chủ doanh nghiệp. Họ phải có động cơ thúc đẩy và nhận thấy lý do hợp lý cho việc thay đổi đó. Nếu không tự cảm nhận và thấy cần thiết thì chủ doanh nghiệp khó có thể có những động thái hay hành động trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong tổ chức của mình.

Thái độ đối với công việc đƣợc hình thành khi cá nhân chủ doanh nghiệp thực hiện việc đánh giá về công việc và mức độ phù hợp của công việc với sự yêu thích và mối quan tâm của mình. Nhận thức về động cơ công việc mặc khác phụ thuộc nhiều vào các yếu tố xã hội và môi trƣờng bên ngoài cụ thể là sự tồn tại hay không tồn tại những cản trở bên ngoài trong môi trƣờng xã hội. Những cản trở bên ngoài đƣợc xác định là những nhân tố kiểm soát việc thực hiện công việc của cá nhân. Những cản trở này nằm ngoài công việc, chúng không phải là đặc trƣng của việc thực hiện chính công việc, mà đƣợc đƣa vào bởi ngƣời khác. Một cản trở bên ngoài nổi trội là sự kiểm soát của ai đó đối với cá nhân trong quá trình tham gia vào công việc.Tóm lại, bất cứ một cản trở nào trong số những cản trở bên ngoài cũng có thể làm suy yếu động cơ và làm xói mòn sự sáng tạo.

1.4.6.2 Năng lực của chủ doanh nghiệp

Năng lực của ngƣời lãnh đạo có ảnh hƣởng đến tính sáng tạo của chính họ và tổ chức. Kiểu nhận thức có thể tác động làm thay đổi các loại môi

44

trƣờng cho phù hợp với sáng tạo, đổi mới. Ngoài ra, những năng lực trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực lãnh đạo sự nhận thức tùy thuộc vào chủ doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đến năng lực đổi mới sáng tạo.

Ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp có chiến lƣợc tập trung vào con ngƣời, chia sẻ niềm tin về tƣơng lai với đội ngũ quản lý, tạo ra mối quan hệ dựa trên những đối thoại trực tiếp, lắng nghe, phá bỏ ngăn cách hành chính. Ở khía cạnh này, chủ doanh nghiệp cần có trí tƣởng tƣợng, trực giác cao, hiểu biết rộng và tƣ duy chiến lƣợc.

Những ngƣời chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức và không am hiểu về lĩnh vực công việc có thể bác bỏ những ý tƣởng có giá trị vì những ý tƣởng mới thƣờng đƣợc xem là mạo hiểm đối với hệ thống quản lý quan liêu. Không những không hỗ trợ đƣợc việc thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên trong công ty mà ngƣời chủ doanh nghiệp có kiến thức hoặc năng lực chƣa đủ còn làm hạn chế việc tự sáng tạo của chính bản thân họ. Khi không có đầy đủ các năng lực về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc thì ngƣời lãnh đạo cũng khó có thể có nền tảng vững chắc để phát triển các kỹ năng đổi mới sáng tạo.

1.4.6.3 Đặc điểm của doanh nghiệp

Để duy trì sự cạnh tranh của doanh nghiệp không thể để mất nhiều thời gian kiểm chứng những giải pháp mới đƣợc nữa, tổ chức cần có khả năng tạo dựng và chấp nhận đổi mới ngay trong môi trƣờng của mình. Việc nghiên cứu về bản chất của tổ chức có thể giúp tìm hiểu những ảnh hƣởng của các mô hình tổ chức tới quá trình sáng tạo đang diễn ra của tổ chức và chủ doanh nghiệp. Những mô hình tổ chức truyền thống cho phép tạo ra những quyết định duy lý dựa trên tính xác đáng của môi trƣờng, kiểm soát đƣợc coi là cách thức quản lý tốt nhất để đạt mục tiêu và nhƣ vậy khoảng không dành cho sáng tạo là rất hạn chế.

45

Chính vì vậy, cần xây dựng một cấu trúc tổ chức có sự giao tiếp thƣờng xuyên và cởi mở trong tổ chức là điều kiện cho sáng tạo phát triển. Bên cạnh đó, đặc điểm về sản phẩm của tổ chức cũng ảnh hƣởng rất lớn đến đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp. Có những sản phẩm đặc trƣng do đối tác đặt hàng theo quy định và khuôn mẫu của khách hàng thì việc thay đổi là rất ít. Nhƣng nhìn chung, vòng đời của một sản phẩm thông thƣờng là từ 3-5 năm, đối với sản phẩm công nghệ cao là 6 tháng đến 1 năm. Điều đó có nghĩa tổ chức phải từ bỏ những chiến lƣợc cũ và học lại những chiến lƣợc mới phù hợp cũng đồng nghĩa với việc cần phải có tƣ duy và hành động đổi mới ngay khi sản phẩm chƣa đi đến thoái trào và có ngay một sản phẩm mới thay thế.

1.4.6.4 Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa là hệ thống hành vi, tập tục, giá trị, quy tắc và biểu tƣợng liên quan đến cách thức ở những nhóm ngƣời tƣơng tác với nhau, với môi trƣờng xã hội và môi trƣờng vật lý. Những nét văn hóa có thể đƣợc học, đƣợc chia sẻ và truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa đƣợc xác định ở mức xã hội, theo biên giới địa lý. Trong một nhóm văn hóa có thể có những tiểu nhóm đƣợc chia ra trên cơ sở độ tuổi, giai tầng xã hội, tôn giáo và những đặc trƣng khác nữa.

Đằng sau nội hàm khái niệm sáng tạo, văn hóa ảnh hƣởng đến sự biểu hiện của sáng tạo theo nghĩa hình thức và lĩnh vực sáng tạo, sự giới hạn của sáng tạo đối với một nhóm xã hội nhất định và hiệu quả của ngôn ngữ đến sáng tạo. Ngoài vai trò chuyển kênh của sáng tạo đến một số lĩnh vực hay nhóm xã hội, văn hóa có thể ảnh hƣởng đến trình độ chung của hoạt động sáng tạo. Sáng tạo có thể đƣợc khuyến khích hay cản trở bởi các đặc trƣng văn hóa nhƣ thế giới quan.

46

Tổ chức đổi mới sáng tạo là tổ chức có niềm tin đƣợc chia sẻ giữa hầu hết các thành viên trong một tầm nhìn lôi cuốn về những gì mà tổ chức đang cố gắng đạt đƣợc. Đó là nơi có mức độ tƣơng tác, thảo luận xây dựng và ảnh hƣởng cao giữa các thành viên về những gì họ dự định làm trong công việc của mình. Sự tin tƣởng, định hƣớng hợp tác và cảm giác an toàn trong quan hệ liên nhân cách thể hiện qua mối quan hệ giữa cá nhân và giữa các nhóm. Các thành viên của tổ chức, đặc biệt những ai ở các vị trí cao có thái độ tích cực và cởi mở với các ý tƣởng của các thành viên về cách làm việc mới, đảm bảo sự khuyến khích và nguồn lực cho đổi mới sáng tạo.

Có nhiều nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng tạo và đổi mới trong việc duy trì tổ chức lành mạnh, có sức sống và có sức cạnh tranh. Có thể khẳng định rằng vốn văn hóa tổ chức nhƣ nguồn vốn xã hội đóng vai trò nhƣ chỉ số điều tiết các quá trình diễn ra trong tổ chức. Tính phức tạp vốn có của quá trình sáng tạo và đổi mới gợi ý rằng niềm tin của chủ donah nghiệp và ngƣời lao động và khả năng sáng tạo và hệ thống quản lý cởi mở của doanh nghiệp là yếu tố trung tâm của sự phát triển văn hóa khuyến khích sáng tạo vì sự tin cậy có khả năng làm cho con ngƣời có khả năng mạo hiểm mà không sợ thất bại.

Tóm lại, văn hóa tổ chức tác động tới sáng tạo dƣới nhiều hình thức và lĩnh vực. Văn hóa tổ chức cung cấp các điều kiện phát triển hay ngăn cản sự xuất hiện và tăng cƣờng sáng tạo. Có nhiều tổ chức áp đặt, yêu cầu sự chấp hành, tuân thủ, trong khi đó có nhiều tổ chức cho phép tự do, khuyến khích tính độc lập, tự chủ và do đó chúng ta có thể thấy bối cảnh của sự phát triển sáng tạo rất khác nhau. Ở một mức độ nào đó có thể nói bầu không khí của tổ chức là biểu hiện bề ngoài của văn hóa tổ chức và thúc đẩy hoặc cản trở đổi mới sáng tạo.

47

CHƢƠNG 2–THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỔI MỚISÁNG TẠO CỦA CHỦ DOANH NGHIỆP NHỎ

VÀ VỪATRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bản thành phố Hà Nội

Kểtừ khi đổi mới, hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, các doanh nghiệp của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nƣớc. Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội tập trung chủ yếu vào một số ngành nhƣ bán buôn bán lẻ (4,5%); Công nghiệp (15,7%); Xây dựng (10%); Hoạt động khoa học công nghệ (9,0%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%); Thông tin truyền thông (3,1%). Định hƣớng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội vào các ngành thƣơng mại dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành của khu vực Hộ kinh doanh cá thể: Bán buôn bán lẻ (53,5%); Ăn uống, lƣu trú (19%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (1,4%); Thông tin truyền thông (2,1%);kinh doanh bất động sản (4,5%).

Cho đến nay, tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm (chiếm 50,1% lao động trong các doanh nghiệp), tăng thu nhập cho ngƣời lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển và đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội, nếu nhƣ tính đến hết 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 69.247

48

doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 6/2010 Hà Nội đã có 100.708 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 976.855 tỷ đồng. Đến năm 2013 số lƣợng các doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng gấp 2,17 lần so với năm 2008, với số lƣợng đăng ký thành lập là 150.251 doanh nghiệp. Trong một vài năm trở lại đây tốc độ tăng cơ học về số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng từ 10%-20% mỗi năm (cụ thể, năm 2008 tăng 19.66%, 2009 tăng 20.05%, 2010 tăng 17.71%, 2011 tăng 13.72%, riêng 2012 & 2013 chỉ tăng 9.86-9.89% do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, thách thức làm thu hẹp đáng kể thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nƣớc ta. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khăn, trở ngại cản trở đến sự phát triển nhƣ:

- Thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính:

Vốn là yếu tố không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lãi suất cho vay liên tục ở mức cao trong thời gian dài, nên các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngay cả khi tiếp cận đƣợc vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến các doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lƣơng cho ngƣời lao động. Hiện nay, chỉ có 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trƣởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hƣớng tăng cao. Điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.

49

Về khả năng tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đã đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ này. Nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng nhƣng hơn 3/4 số doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Các cuộc khảo sát cho thấy, có tới 94% doanh nghiệp tại Hà Nội không vay đƣợc vốn, trong khi chỉ có 6% doanh nghiệp cho rằng có khả năng vay đƣợc vốn. Tài sản đảm bảo và thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh toán là những nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đánh giá về tình hình tiếp cận vốn của doanh nghiệp thì 32% doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn cho rằng thủ tục vay vốn là rất phiền hà, 54% doanh nghiệp cho rằng thủ tục vay ở mức độ phiền hà, 14% còn lại là không đồng ý với quan điểm này.

- Khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh:

Cùng với sự bùng nổ trong phát triển đô thị, vấn đề địa điểm kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đặc biệt quan tâm. Có tới 55% số hộ kinh doanh cá thể vẫn phải sử dụng nhà ở của mình làm địa điểm kinh doanh. Các khu vực chợ đáp ứng đƣợc nhu cầu địa điểm kinh doanh của 17% số hộ. Đáng lƣu ý là chỉ có 0,2% số hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh tại các trung tâm thƣơng mại, siêu thị. Đây là một vấn đề

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 50)