Tính rụt rè, nhút nhát, lo sợ không dẫn đến sáng tạo. Lo sợ là nguyên nhân chính giải thích tại sao nhiều ngƣời ngại ngùng biểu đạt ý tƣởng của mình, đặc biệt những ý tƣởng độc đáo. Sợ thất bại, sợ mọi ngƣời biết rõ những khiếm y chí khuyết của mình và sợ sự nhạo báng là những cản trở tƣ duy sáng tạo, hay chí ít cũng hạn chế những cố gắng sáng tạo. Những ngƣời dễ nghe theo, dễ vâng lời không thể sáng tạo.
Lòng tin xuất hiện từ kinh nghiệm thành công. Những thành công tạo ra môi trƣờng khuyến khích cố gắng sáng tạo. Khi chƣa có kết quả, các cố gắng cũng cần đƣợc công nhận, động viên. Đặc biệt, đối với những ngƣời có ít kinh nghiệm thành công trong quá khứ, khuyến khích, công nhận cố gắng lại càng quan trọng hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của thành công nhƣ một động lực cho sáng tạo tiếp theo và thất bại nhƣ yếu tố tác động tiêu cực đến sáng tạo. Điều đó không có nghĩa là không cho phép mọi ngƣời thất bại, mà điều này khuyến cáo rằng cần khuyến khích đạt mục tiêu trong tầm tay, đặc biệt khi thiếu sự tự tin và thậm chí những thất bại cũng cần đƣợc xem xét nhƣ những cơ hội học tập chứ không phải là điều đáng lo ngại.
Kỳ vọng phải cao nhƣng không phải mọi thứ đều dễ dàng đạt đƣợc. Từ mức tự tin đến mức kiêu ngạo là một khoảng cách khó phân biệt, cũng giống nhƣ giữa mong muốn mạo hiểm ở mức độ vừa phải của những hành động mạo hiểm lại là sự mạo hiểm mù quáng. Xu thế đƣợc khuyến khích bởi mục tiêu bên trong đối lập với mục tiêu và chuẩn mực bên ngoài đƣợc xem là đặc trƣng riêng ở ngƣời sáng tạo.
91