Khái niệm đổi mới sáng tạo

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 34)

Sáng tạo đƣợc sinh ra trong hoạt động của con ngƣời. Quan niệm về sáng tạo cũng có nhiều trƣờng phái thể hiện khác nhau. Watson (1928) cho rằng sáng tạo đƣợc xem nhƣ một quá trình tạo ra cái mới trong hoạt động của con ngƣời.

Trƣờng pháiGestal thì lại cho rằng sáng tạo là sự thấu hiểu xuất hiện khi ngƣời tƣ duy nắm bắt đƣợc những nét chính yếu của vấn đề và mối quan

26

hệ của chúng với giải pháp cuối cùng. Sáng tạo đƣợc coi là hoạt động giải quyết vấn đề đặc trƣng bởi tính mới mẻ, tính phi truyền thống (Newell – 1962).

Guiford (1950) đƣa ra định nghĩa sáng tạo trong mỗi quan hệ với năng lực cá nhân của ngƣời sáng tạo, đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm đƣợc biểu hiện trong thực hiện hành động hay trong các đặc điểm hành vi. Các thuộc tính hành vi diễn ra phụ thuộc vào các cấu thành lớn nhƣ năng lực, hứng thú, thái độ và các thuộc tính khí chất…

Quan niệm xây dựng khung lý thuyết của sáng tạo bao hàm hai thành tố cơ bản: Một sản phẩm hay một câu trả lời đƣợc gọi là sáng tạo, chúng phải mới và phù hợp, hữu dụng, đúng hay có giá trị cho nhiệm vụ và công việc của con ngƣời và nhiệm vụ phải có tính trực giác chứ không mang tính lôgic (Amabile , 1996). Quan niệm này nhấn mạnh tính phi lôgic của sự xuất hiện sáng tạo. Tuy nhiên, việc sáng tạo lôgic hay phi lôgic, nhiệm vụ và công việc có đƣợc coi là sáng tạo hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu cụ thể và mức độ kiến thức của ngƣời thực hiện.

Trong bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của tác giả Phan Dũng gồm 7 quyển, đƣợc xuất bản bởi Nhà xuất bản Trẻ, năm 2010. Trong bộ sách này tác giả đã trình bày quan điểm về sáng tạo của G.S. Alshulle. Tác giả đã đƣa ra quan niệm về đổi mới sáng tạo:

Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Tính mới đƣợc hiểu là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tƣợng cho trƣớc so với đối tƣợng tiền thân của nó (đối tƣợng cùng loại ra đời trƣớc đó về mặt thời gian). Tính ích lợi do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng nhƣ tăng năng xuất, hiệu quả, tiết kiệm nguyên liệu, năng lƣợng, giảm giá thành, có thêm chức năng mới, sử dụng thuận tiện hơn, tạo thêm các xúc cảm,

27

thẩm mỹ tốt… Cần lƣu ý rằng tính ích lợi chỉ thể hiện ra khi đối tƣợng cho trƣớc “làm việc” theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó.

Đổi mới (Innovation): là quá trình thực hiện tạo ra cái mới sao cho các hệ thống liên quan tiếp nhận cái mới đó một cách đầy đủ, ổn định và bền vững để các hệ liên quan hoạt động tốt hơn.

Khái niệm “Đổi mới” gần giống khái niệm sáng tạo ở chỗ nó có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Tuy vậy, nó đƣợc tách ra để nhấn mạnh hai điểm:

+ Quá trình thực hiện bao gồm tƣ duy, hành động chân, tay của nhiều ngƣời và sử dụng nguồn lực nhƣ vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị, năng lƣợng, kiến thức…

+ Tiếp nhận cái mới đó một cách đầy đủ, ổn định và bền vững.

Theo IIP (IPP là tên tắt của Dự án mang tên “Chƣơng trình Đổi mới sáng tạo” nhằm tăng cƣờng Hệ thống Đối mới Sáng tạo Quốc gia (NIS) của Việt Nam. IPP đƣợc Chính phủ Việt Nam và Phần Lan tài trợ): Đổi mới sáng tạo là một điều mới mẻ đƣợc đƣa vào sử dụng thƣơng mại. Trong khái niệm đổi mới sáng tạo, tính sáng tạo và việc thực hiện thƣờng đƣợc kết hợp trong một quá trình đổi mới sáng tạo có hệ thống. Điều mới mẻ nói ở đây có thể là một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một đặc điểm mới trên một sản phẩm cũ, một phƣơng pháp sản xuất, một thị trƣờng mới hoặc việc sử dụng (các) vật liệu mới.

Theo Oslo Manual (OECD/Eurostat, 2005):

Đổi mới sáng tạo (Innovation) đƣợc định nghĩa nhƣ là "Việc thực hiện một sản phẩm mới hoặc cải thiện đáng kể (sản phẩm hay dịch vụ) hoặc một

28

quá trình, một phƣơng thức marketing mới, hoặc một phƣơng pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại”.

Nhƣ vậy, Đổi mới sáng tạo trong kinh doanh gắn liền với sự ra đời của ý tƣởng sáng tạo mới, có tính thực tiễn và hữu ích (có thể về sản phẩm, dịch vụ, quy trình, phƣơng thức marketing hay tổ chức trong hoạt động kinh doanh).

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 34)