Vai trò của doanh nghiệp nhỏvà vừa

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 27)

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp 1999 và Nghị định 56/2009/NĐ-CP ra đời, số lƣợngcác doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân tăng lên nhanhchóng.Các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần quan trọng trong việc giải phóng và pháttriển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, góp phần đáng kể vào phục hồi và tăngtrƣởng kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội khác. Vì vậy, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội của Việt Nam và đƣợc thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trƣởngkinh tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lƣợng doanh nghiệp ngày càng nhiều và phân bổ rộng khắp trong hầu hết các ngành, các lĩnh vực và địa phƣơng. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc, trong đó phần lớn là doanh nghiệp dân doanh. Đóng góp khoảng 30% tổng sản phẩm xã hội, 31% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp, 78% tổng

19

mức bán lẻ, 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hoá. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thƣờng cao hơn so với các khu vực doanh nghiệp khác. Nếu tính theo doanh thu của các doanh nghiệp cả nƣớc, tỷ trọng doanh thu của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động (dƣới 300 ngƣời) năm 2002 - 2004 là 81,5% - 86,5%. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn vào việc gia tăng sản lƣợng và tăng trƣởng kinh tế. Doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc coi là xƣơng sống của nền kinh tế APEC.

Thứ hai, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc nhiều doanh nghiệp, chủyếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập tại các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa sẽ làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷtrọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này sẽ giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

Thứ ba, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lƣợng lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích luỹ nhỏ vì vậy phát triển doanh nghiệp nhỏvà vừa ở nƣớc ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đƣờng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Thứ tư, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự ra đời của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tínhđộc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới để có thể tồn tại và phát triển.

Thứ năm, đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới. Với sự linh hoạt của mình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là ngƣời đi tiên

20

phong trong việc áp dụng các phát minh mới về công nghệ mới cũng nhƣ sáng kiến về kỹ thuật. Do áp lực cạnh tranh nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng xuyên phải cải tiến công nghệ, tạo sự khác biệt để có thể cạnh tranh thành công. Mặc dù không tạo ra đƣợc những phát minh, sáng kiến mang tính đột phá nhƣng nó là những tiền đề cho sựthay đổi về công nghệ.

Thứ sáu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp lớn. Quá trình thay đổi nhanh chóng về công nghệ trong những năm qua cùng với công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đã thúc đẩy sự hợp tác và kết hợp chặt chẽ giữa các cộng đồng doanh nghiệp: lớn, nhỏ và vừa dƣới nhiều hình thức khác nhau.

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 27)