Những đặc điểm của chủdoanh nghiệp

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 32)

Theo quan điểm của trƣờng Thƣơng Mại Harvard, chủ doanh nghiệp cần hội tụ ba điểm sau:

-Về kỹ năng: Chủ doanh nghiệp phải có năng lực suy xét vấn đề một cách sáng tạo có khả năng xoá bỏ những tƣ duy cũ và khuân mẫu truyền thống để tƣ duy một cach sáng tạo, dám đổi mới.

-Về kiến thức: Ngoài kiến thức tổng hợp thì cần phải tinh thông ít nhất một chuyên ngành. Có kiến thức cơ bản, toàn diện và hệ thống về lĩnh vực mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh đó chủ doanh nghiệp phải có kiến thức về kinh tế quốc tế, nắm bắt đƣợc xu thế toàn cầu, phát hiện ra cơ hội của DN trong thƣơng mại quốc tế.

-Về đạo đức: Phải nắm vững các nguyên tắc cơ bản về đạo đức, và cố gắng thực hiện các nguyên tắc đó. Có ý thức trách nhiệm đối với các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. Luôn không ngừng nâng cao trình độ của bản thân. Biết điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết tiếp thu phê bình, biết rút ra bài học từ trong sai lầm và thất bại, luôn tạo đƣợc niềm tin với mọi ngƣời.

Nhƣ vậy, làm thế nào để xác định yêu cầu cần phải có của một chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam? Chính là việc làm cần thiết nhất để phát

24

huy tối đa năng lực và vai trò của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển của đất nƣớc. Những yêu cầu cơ bản cần có của một chủ doanh nghiệp bao gồm:

-Thứ nhất, có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực đồng thời phải giỏi chuyên môn đối với lĩnh vực mình đang hoạt động kinh doanh, ngoài ra phải có những kiến thức nhất định về luật pháp, kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

-Thứ hai, phải có năng lực tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh một cách khoa học và có hiệu quả.

-Thứ ba, phải có tƣ duy đổi mới, năng động và sáng tạo, dám mạo hiểm và chấp nhận rủi ro.

-Thứ tư, chủ doanh nghiệp phải có tinh thần đoàn kết, biết kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của ngƣời lao động.

-Thứ năm,chủ doanh nghiệp phải có tƣ cách đạo đức của một nhà kinh doanh chân chính, phải làm tấm gƣơng cho mọi ngƣời trong doanh nghiệp noi theo; phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, tôn trọng khách hàng, bạn hàng, tôn trọng pháp luật và hoàn thành mọi nhiệm vụ đóng góp đối với nhà nƣớc và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 32)