Trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, ngƣời chủ doanh nghiệp đƣa vào văn hóa tổ chức của doanh nghiệp những giá trị, niềm tin về sáng tạo, đổi mới, niềm tin và tƣơng ứng là các chuẩn mực và hành vi ứng xử; các giá trị và chuẩn mực này dần dần đƣợc chấp nhận và đƣợc đánh giá trong doanh nghiệp. Tính cởi mở, dân chủ, tin tƣởng, khuyến khích mạo hiểm… là những giá trị đầu tiên ngƣời lãnh đạo cần đƣa vào và củng cố tổ chức sáng tạo.
Sáng tạo và đổi mới xuất hiện thƣờng xuyên hơn trong môi trƣờng nơi mà có sự hỗ trợ, ủng hộ và nơi mà những cố gắng sáng tạo đƣợc khuyến khích. Tạo ra một môi trƣờng văn hóa cho sự sáng tạo là ủng hộ thực tế cho sự cố gắng đƣa ra cách thức mới, những cải tiến vào thực hiện công việc. Những hành động, thái độ của cá nhân và của nhóm sẽ khuyến khích hay nản lòng
95
các thành viên đƣa ra những ý tƣởng sáng tạo. Những cơ chế hỗ trợ sáng tạo đƣợc thông qua các quy tắc, thái độ ứng xử, qua quy trình hoạt động của nhóm, của tổ chức khi những ý tƣởng sáng tạo ra đời. Việc xây dựng môi trƣờng hỗ trợ sáng tạo liên quan đến tất cả các thành viên trong doanh nghiệp nhƣng quan trọng nhất chính là chủ doanh nghiệp.
Ở nhiều công ty, những ý tƣởng mới luôn bị thiếu vì văn hóa của tổ chức làm thiêu rụi các ý tƣởng mới, không khuyến khích sự thay đổi và luôn đòi hỏi sự đồng nhất. Cách hoạt động nhƣ vậy của tổ chức có xu hƣớng làm giảm ý tƣởng mới. Giải pháp cho vấn đề này nếu chủ doanh nghiệp muốn đổi mới cần phá bỏ sự độc quyền đã ngăn cách những ý tƣởng mới trong công ty. Để khuyến khích sự đổi mới, chủ doanh nghiệp cần tạo ra một văn hóa tổ chức nơi tất cả mọi ngƣời đều có thể trình bày ý tƣởng của mình và nếu đó là ý tƣởng hay hãy tóm lấy ngay và tiếp cận để biến ý tƣởng đó thành sự thật.