Doanh nghiệp nhỏvà vừa trên địa bản thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 56)

Kểtừ khi đổi mới, hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nƣớc, các doanh nghiệp của Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế chính trị của đất nƣớc. Hà Nội luôn luôn là một trong hai địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về số lƣợng doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội tập trung chủ yếu vào một số ngành nhƣ bán buôn bán lẻ (4,5%); Công nghiệp (15,7%); Xây dựng (10%); Hoạt động khoa học công nghệ (9,0%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (4,1%); Thông tin truyền thông (3,1%). Định hƣớng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội vào các ngành thƣơng mại dịch vụ thể hiện rất rõ trong phân bổ ngành của khu vực Hộ kinh doanh cá thể: Bán buôn bán lẻ (53,5%); Ăn uống, lƣu trú (19%); Hoạt động hành chính hỗ trợ (1,4%); Thông tin truyền thông (2,1%);kinh doanh bất động sản (4,5%).

Cho đến nay, tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội chiếm 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm (chiếm 50,1% lao động trong các doanh nghiệp), tăng thu nhập cho ngƣời lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển và đóng góp vào ngân sách Nhà nƣớc. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội, nếu nhƣ tính đến hết 31/12/2008, tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn Thành phố Hà Nội là 69.247

48

doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 6/2010 Hà Nội đã có 100.708 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 976.855 tỷ đồng. Đến năm 2013 số lƣợng các doanh nghiệp đăng ký mới đã tăng gấp 2,17 lần so với năm 2008, với số lƣợng đăng ký thành lập là 150.251 doanh nghiệp. Trong một vài năm trở lại đây tốc độ tăng cơ học về số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng từ 10%-20% mỗi năm (cụ thể, năm 2008 tăng 19.66%, 2009 tăng 20.05%, 2010 tăng 17.71%, 2011 tăng 13.72%, riêng 2012 & 2013 chỉ tăng 9.86-9.89% do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, thách thức làm thu hẹp đáng kể thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nƣớc ta. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khăn, trở ngại cản trở đến sự phát triển nhƣ:

- Thiếu vốn và khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính:

Vốn là yếu tố không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, lãi suất cho vay liên tục ở mức cao trong thời gian dài, nên các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngay cả khi tiếp cận đƣợc vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến các doanh nghiệp khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lƣơng cho ngƣời lao động. Hiện nay, chỉ có 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trƣởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hƣớng tăng cao. Điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.

49

Về khả năng tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đã đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ này. Nguồn vốn bổ sung của doanh nghiệp chủ yếu từ nguồn vốn vay ngân hàng nhƣng hơn 3/4 số doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết gặp nhiều khó khăn khi vay vốn ngân hàng. Các cuộc khảo sát cho thấy, có tới 94% doanh nghiệp tại Hà Nội không vay đƣợc vốn, trong khi chỉ có 6% doanh nghiệp cho rằng có khả năng vay đƣợc vốn. Tài sản đảm bảo và thủ tục, quy trình vay vốn, giải ngân, thanh toán là những nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đánh giá về tình hình tiếp cận vốn của doanh nghiệp thì 32% doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn cho rằng thủ tục vay vốn là rất phiền hà, 54% doanh nghiệp cho rằng thủ tục vay ở mức độ phiền hà, 14% còn lại là không đồng ý với quan điểm này.

- Khó khăn về mặt bằng sản xuất kinh doanh:

Cùng với sự bùng nổ trong phát triển đô thị, vấn đề địa điểm kinh doanh luôn là vấn đề đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đặc biệt quan tâm. Có tới 55% số hộ kinh doanh cá thể vẫn phải sử dụng nhà ở của mình làm địa điểm kinh doanh. Các khu vực chợ đáp ứng đƣợc nhu cầu địa điểm kinh doanh của 17% số hộ. Đáng lƣu ý là chỉ có 0,2% số hộ kinh doanh cá thể có địa điểm kinh doanh tại các trung tâm thƣơng mại, siêu thị. Đây là một vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm trong quá trình quy hoạch phát triển đô thị.

Hiện ở Hà Nội có tới 33% số doanh nghiệp phải sử dụng nhà ở làm địa điểm kinh doanh, chỉ có 0,8% số doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp. Cũng có thể thấy, số doanh nghiệp thuộc diện này chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.

50

Dƣờng nhƣ các chính sách về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để và đang đòi hỏi nỗ lực rất lớn của chính quyền Thành phố, của các nhà quy hoạch đô thị để tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển thành trung tâm kinh doanh năng động. Số lƣợng lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa mới ra đời làm gia tăng nhu cầu đối với đất cho mục đích công nghiệp và thƣơng mại để xây dựng nhà xƣởng, văn phòng, các điểm bán lẻ v.v… Tuy nhiên, việc tiếp cận đất với giá cả minh bạch, thủ tục đơn giản là tƣơng đối khó khăn đối với khối doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội hiện nay.

Theo kết quả khảo sát gần đây cho thấy sự khan hiếm đất dành cho kinh doanh cũng nhƣ tác động của sự thiếu hụt này lên giá cả đƣợc coi là hai cản trở đối với sự tăng trƣởng của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhiều doanh nghiệp mong muốn đƣợc giao đất hoặc thuê đất từ Nhà nƣớc (thông qua chính quyền Thành phố) để đảm bảo mảnh đất mình đƣợc sử dụng đã "nằm trong quy hoạch”, không bị đòi lại trƣớc thời hạn và có thể yên tâm đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng. Tuy nhiên vì nhiều lí do khác nhau, quỹ đất công rất hạn chế và kênh giao đất hay thuê đất trực tiếp từ chính quyền Thành phố hầu nhƣ chỉ dành cho các doanh nghiệp quy mô lớn (đa phần là các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài có nhu cầu lớn về diện tích đất), các doanh nghiệp nhỏ và vừa không tận dụng đƣợc kênh này.

Bên cạnh đó, một vấn đề phát sinh ảnh hƣởng đến việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp đó là, năm 2008 Hà Nội chính thức mở rộng địa giới hành chính nhƣng tới tháng 7/2011 Chính phủ mới chính thức phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Điều đó có nghĩa toàn bộ các quy hoạch phát triển không gian, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu phải rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Những quy hoạch này có liên quan chặt chẽ

51

tới định hƣớng thu hút nhà đầu tƣ, doanh nghiệp vào các khu, cụm công nghiệp tập trung,…

- Nguồn nhân lực và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp :

Theo số liệu sơ bộ của cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2011 trên toàn quốc của Tổng cục thống kê cho thấy, trình độ học vấn và trình độ đƣợc đào tạo nghề của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa là ở mức thấp nhất trong các khu vực doanh nghiệp của nƣớc ta. Trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc mà chủ yếu là các các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có tới 85,19% là lao động phổ thông, có trình độ phổ thông trung học và thấp hơn; số lao động là công nhân kỹ thuật có tỷ trọng là 7,73%, số lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là 3,17% và số lao động có trình độ cao đẳng, đại học là 3,83% trong tổng số lƣợng lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Số lƣợng lao động có trình độ cao (trên đại học) chỉ chiếm tỷ trọng là 0,07% trong các doanh nghiệp này. Tỷ lệ lao động tƣơng ứng ở các doanh nghiệp Nhà nƣớc là 37,92%; 38,09%; 9,23%; 14,55%; 0,21%, còn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 74,02%; 14,46%; 3,05%; 8,27% và 0,2%.

So với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cả nƣớc, thì nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội đƣợc đánh giá là cao hơn. Trong đó, tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học cao hơn hẳn so với đánh giá chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn cả nƣớc (6% so với 1.34% tính trung bình chung của cả nƣớc). Tuy nhiên, chất lƣợng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung vẫn ở trình độ thấp. Nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa thấp chủ yếu là do quy mô nhỏ nên nguồn vốn đầu tƣ để đào tạo chuyên môn cho ngƣời lao động còn thấp. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ

52

kinh phí để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động. Thêm vào đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế nhiều mặt từ môi trƣờng làm việc, các chế độ chính sách, phƣơng thức quản lý nên khó thu hút đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao vào làm việc. Việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, do vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng rơi vào vị thế bất lợi.

Về khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp cũng là một điều đáng lo ngại vì đội ngũ chủ doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng mới đƣợc hình thành từ những năm 90 trở lại đây, vì vậy họ còn thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt, từ kỹ năng quản lý đến hiểu biết công nghệ và thị trƣờng. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa và giám đốc tƣ nhân chƣa đƣợc đào tạo bài bản về năng lực quản trị kinh doanh và kỹ năng quản lý, đặc biệt là năng lực quản trị kinh doanh quốc tế. Từ đó dẫn đến khuynh hƣớng phổ biến là hoạt động quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc, thiếu kiến thức…

- Năng lực công nghệ, kỹ thuật hạn chế:

Về công nghệ: Kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nói chung còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.

53

Trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu: Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội đƣợc trang bị máy móc thiết bị có nguồn gốc từ nhiều nƣớc khác nhau nhƣ: Trung Quốc, Liên xô cũ, Đông Âu, Hàn Quốc, Đài Loan…thuộc các thế hệ khác nhau và lạc hậu so với thế giới 10-20 năm. Trình độ công nghệ lạc hậu làm cho hao phí nguyên, nhiên, vật liệu tăng 1,5 lần so với thế giới, năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm thấp đã hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Tính liên kết, hợp tác sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội còn hạn chế:

Liên kết giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn cũng nhƣ giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng có thể nói về cơ bản đang ở những giai đoạn sơ khai của mối liên kết đúng nghĩa của nó. Mặc dù đã đƣợc Chính phủ và các bộ ngành có liên quan cũng nhƣ nhiều tổ chức quốc tế hỗ trợ để phát triển các mối liên kết này song mức độ cải thiện về liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là hiệu quả của mối liên kết còn rất hạn chế.

Mặc dù là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nƣớc với vị trí là thủ đô với nhiều điều kiện phát triển song có thể nói liên kết giữa các doanh nghiệp tại Hà Nội, đặc biệt là trong các ngành mà mối quan hệ này là một trong yếu tố quan trọng để tồn tại và phát triển là rất thiếu chặt chẽ và kém hiệu quả. Không có các báo cáo cụ thể về các mối quan hệ này đối với trƣờng hợp của Hà Nội song có thể thấy rằng không có nhiều trƣờng hợp nổi bật với tính hiệu quả cao về liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội và các đối tác lớn khác, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và các tập đoàn kinh tế.

54

Một số nghiên cứu cho thấy rằng mức độ liên kết, hợp tác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội vẫn hạn chế, không chỉ so với các nƣớc trong khu vực mà còn đối với các địa phƣơng khác trong nƣớc. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (2010) về mối quan hệ hợp tác trong mạng sản xuất tại hơn 160 doanh nghiệp thuộc 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong các ngành điện tử, linh kiện điện tử; sản xuất phụ tùng (linh kiện mô tô, xe máy) và dệt may cho thấy, khoảng 60- 70% doanh nghiệp đƣợc hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho biết đối tác cung cấp chính nguyên vật liệu đầu vào là các doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng trên địa bàn hoặc các nhà cung ứng nội địa. Tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa lựa chọn nhà cung cấp là các doanh nghiệp lớn là nhà cung cấp chính của 5 địa phƣơng là 36%, trong đó tỷ lệ này của Hà Nội chỉ gần 26%.

Việc nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không có các nhà cung cấp là các doanh nghiệp lớn có nghĩa rằng mối quan hệ liên kết hợp tác chủ yếu là qua các hợp tác giản đơn mà dƣờng nhƣ chƣa phải là trong các chuỗi giá trị hoặc mạng sản xuất chặt chẽ. Những giao dịch, hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau thông thƣờng là những hợp tác không chặt chẽ và dễ dàng bị thay thế. Mỗi doanh nghiệp trong đó không có đƣợc vị trí quan trọng đối với các đối tác và mối quan hệ, hợp tác này dễ dàng bị phá vỡ. Bên cạnh đó, việc thiếu các doanh nghiệp đầu tàu hay dẫn đầu đã ảnh hƣởng không nhỏ tới khả năng và tiềm năng liên kết, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội. Với những doanh nghiệp lớn đầu tƣ sẽ là điều kiện để thu hút và hình thành một số lƣợng đáng kể các doanh nghiệp vệ tinh cho doanh nghiệp đầu tàu.

- Một số hạn chế khác: Ngoài các hạn chế về vốn, trình độ kỹ thuật công nghệ, chất lƣợng nguồn nhân lực, doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có một số hạn

55

chế cố hữu làm ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh nhƣ:

- Khả năng chiếm lĩnh thị trường: Khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm yếu, chƣa khai thác hết tiềm năng thị trƣờng trong nƣớc, việc mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài còn nhiều hạn chế, do thiếu thông tin bạn hàng, khả năng marketing hạn chế.

- Nằm ngoài chuỗi cung ứng: doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc kỳ vọng

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 56)