Quá trình sáng tạo

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 39)

Mô hình về quá trình sáng tạo kinh điển của Wallas (1926), quá trình sáng tạo bao gồm 4 bƣớc:

- Chuẩn bị: Đây là giai đoạn quan trọng, chiếm nhiều thời gian và phụ thuộc rất nhiều vào việc chủ thế sáng tạo có tiếp nhận vấn đề đúng đắn hay không. Việc chuẩn bị bao gồm việc lĩnh hội kiến thức về lĩnh vực, tìm hiểu những vấn đề liên quan, kiến thức và kỹ năng về phƣơng pháp.

- Ấp ủ: Giai đoạn này các ý tƣởng chƣa xuất hiện mà có thể còn đƣợc nung nấu ở mức độ dƣới ý thức, sự trăn trở có ý thức về những vấn đề, sự thúc ép về hậu quả của vấn đề, những kích thích bởi hứng thú, đam mê và sự cam kết thúc đẩy chuyển hóa sang giai đoạn tiềm thức. Giai đoạn này có thể xen kẽ với những thổn thức, tranh luận, thu nhận thông tin. Những kích thích trong làm việc nhóm, những trao đổi với các bên liên quan là đầu vào cho sự ấp ủ và xử lý thông tin.

- Lóe sáng: bắt đầu bằng việc bất ngờ xuất hiện ý tƣởng. Sự xuất hiện ý tƣởng này chỉ là kết quả của các giai đoạn trƣớc. Nếu không có sự chăm chỉ làm việc trong giai đoạn chuẩn bị và những trăn trở trƣớc đó, sẽ không thể có thời điểm ý tƣởng sáng tạo xuất hiện một cách bất ngờ nhƣ vậy.

31

- Đánh giá và cụ thể hóa: Khi cá nhân đƣợc ý tƣởng bất ngờ, câu hỏi cần đƣợc giải đáp là liệu ý tƣởng có giá trị và có đáng theo đuổi hay không. Đây là phần cảm xúc nhất của toàn bộ quá trình khi chủ thể cảm thấy không chắc chắn và không rõ ràng. Đây cũng là lúc các tiêu chuẩn bên trong lĩnh vực và ý kiến chuyên môn là quan trọng nhất. Đánh giá và cụ thể hóa ý tƣởng

Một phần của tài liệu Năng lực đổi mới sáng tạo của chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 39)