5. Kết cấu của Luận văn
2.3 Thực trạng yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến hoạt động nguyên liệu trái cây
2.3.1.Nguồn nguyên liệu đầu vào.
Diện tích đất trồng cây ăn quả đến 2012 là 832.720ha. Trong đó, hai khu vực trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long (300 ha chiếm 34.6%), Đông Nam Bộ(121,600ha chiếm 22.81%) sản lượng cả nước.
Diện tích sơ ri hiện nay khoảng 950 ha với sản lượng hàng năm đạt 18.000 tấn/năm (gò công).
Diện tích thơm (dứa) được trồng ở các tỉnh ,diện tích trồng dứa lớn gồm: Tiền Giang (14.800 ha), Kiên Giang (10.000ha), Hậu Giang (gần 1.600 ha), Long An (1.000 ha)…năng suất trung bình 15 tấn/ha, tổng sản lượng đạt 26.000 tấn /năm
Diện tích chuối chiếm 1.221ha với tổng sản lượng 17.964 tấn/năm
Với vị thế nẳm ở vị trí miền Nam nên Công ty có nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu trái cây phục cho sản xuất. Việc thu mua nguyên liệu trái cây cần phải đảm bảo được những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm mà khách hàng đã đặt ra. Dựa trên những tiếu chí đó, Công ty có đưa ra những biện pháp và yêu cầu với từng mặt hàng nguyên liệu trái cây thu mua từnhà cung cấp như sau:
Thơm:trái không đầu bông - Loại I :≥ 0.8 kg / trái - Loại II : 0.6→ 0.8 kg / trái - Loại III :≤ 0.6 kg / trái
Chuối:
- Loại I : đường kính 28→34cm, dài trái≥ 15cm - Loại II :đường kính 28→34cm, dài trái >15cm
Sơri :
- LoạiA : màu đỏ, không trầy xướt. - Loại B : màu đỏ tươi đến đỏ đậm. - Loại D :màu cam, đỏ đến chín đen.
Công ty vẫn áp dụng những tiệu chuẩn ISO 9001:2008 về việc thu mua nguyên liệu trái câynhư (hình 2.2)
Hình 2.2 Mô hình thu mua nguyện liệu trái cây của Công ty theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008
( Nguồn : Phòng thu mua nguyên liệu của công ty)
Từmô hình trên cho thấy, Công ty có mối quan hệgắn bó thân thiết với các nhà nhà cung cấp lớn và nhỏ như sau:
Công ty tiến hành cử người đi đến những vùng nguyện liệu để xem xét những giống cây trồng tại từng địa phương, đưa tài liệu hướng dẫn vềcách trồng và
Vùng trồng nguyên liệu Nhà cung cấp nguyên liệu lớn Nông dân Nhà cung cấp nguyên liệu nhỏ
Điểm thu mua (Công ty)
giao giống cho nông dân trồng theo tiêu chuẩn GAP. Đồng thời đến tận các nhà cung cấp lớn và nhỏ để đánh giá và kiểm tra nguồn tài chính và khả năng cung cấp nguyên liệu của họ. Công ty lên kếhoạch ký họp đồng thu mua nguyện liệu trái cây với các nhà cung cấp với các điều khoảng về dư lượng thuốc BVTV (bảng 2.4) trên nguyện liệu trái cây của họ.
Khi các nhà cung cấp lớn và nhỏ giao hàng tại Công ty, một bộ phận nhập hàng sẽ kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trên nguyện liệu trái cây. Nếu nguồn nguyên liệu đạt theo yêu cầu thì tiến hành nhập hàng và phân loại hàng để tính giá thành tiền hàng cho các nhà cung cấp, còn khi kiểm tra thấydư lượng thuốc BVTV quá mức cho phép thì sẽtiến hành phân lô đểxửlý riêng ( giảm giá tiền hàng xuống tới mức cho phép theo họp đồng đã ký ) và sau đó hướng dẫn lại việc phun thuốc BVTV cho nhà cung cấp đó.
Bảng 2.4 Quy định dung lượng thuốc bảo vệthực vật Hạng mục Dung lượng cho phép
( mg / kg )
Tài liệu tham chiếu
Thuốc bảo vệthực vật
Methidathion 0,05 Theo quyết định số46/2007
Metalaxyl 0,05 ngày 19/12/2007 của bộy tế
Luật danh sách của Nhật
Hình 2.3: Khảo sát chất lượng nguyên liệu của nhà cung cấp.
( Nguồn : Theo kết quảkhảo sát của tác giả)
Theo kết quảkhảo sát ( phụlục 8) cho ta thấy được hầu hết các nhà cungứng nguyên liệu điều hiểu rõđược vai trò của tiêu chuẩn GAP nên đã áp dụng vào quy trình trồng đểnguồn nguyên liệu không còn tồn động dư lượng thuốc BVTV. Từ đó, chất lượng nguyên liệu trái cây được nâng cao, đồng thời nhiều Công ty đầu tư và ký hợp đồng dài hạn
Bảng 2.5 Sản lượng nguyên liệu đầu vào giai đoạnnăm2010–2012
ĐVT: tấn Sản phẩm 2010 2011 2012 Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Thơm 1.484 26.32 1.802 26.72 1.143 20.44 Chuối 536 9.51 583 8.64 492 8.79 Sori 3.176 56.33 3.853 57.12 3.619 64.72 Khác 442 7.84 507 7.52 338 6.04 Cộng 5.638 100 6.745 100 5.592 100
Qua (bảng 2.5) cho thấy nguyên liệu trái cây đầu vào phục vụ sản xuất chế biến của Công tynăm 2011 tăng 9.62% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 sản lượng nguyên liệu đầu vào lại giảm xuống 12.8% so với năm 2011.Điều này cho thấy tình hình 2012 vẫn đang giai đoạn khó khăn.
2.3.2.Giá cảnguyên liệu đầu vào.
Bảng 2.6 Giá nguyên liệu đầu vào từ năm 2010 –2013
ĐVT : VND Tháng 1 - 4 5 - 8 9 - 11 Nguyên liệu Thơm 3.000–3.500 3.500–4.000 4.000–5.000 Chuối 3.000–4.000 3.000–4.000 3.000–4.000 Sơri 4.000–5.000 3.000–3.500 3.500–4.000
Khác Theo đặt hàng Theo đặt hàng Theo đặt hàng
( Sốliệu trích từ:Báo cáo kết quảthu mua nguyên liệu trái cây từphòng mua hàng của Công ty từ năm 2010 –2013)
Theo (bảng 2.6) số liệu từphòng mua hàng cung cấp cho thấy nếu đơng đặt hàng của khách Nhật đối với mặt hàng thơm rơi vào vụ mùa từ tháng 1 đến tháng 4 thì giá nguyên liệu nhập vào với giá rẻthì sản phẩm xuất có giá rẻ hơn. Vào tháng 5 đến tháng 8 thì giá nguyên liệu bắt đầu tăng lên kéo theo giá thành cũng tăng. Đặc biệt, vào tháng 9 đến tháng 11 đi vào cuối vụ mùa thì nguyên liệu thơm bắt đầu khan hiếm dần nên đẩy giá thơm lên rất cao kéo theo giá sản phẩm cũng tăng lên cao làm cho Công ty khó khăn trong việc kiếm hàng và chào giá với khác hàng.
Vềgiá nguyên liệu chuối thì tương đối ổn định nên Công ty dễdàng chào giá với khách hàng Nhật.
Giá nguyên liệu Sơri rẻ nhất vào tháng 5 đến tháng 8 vì bắt đầu vào mùa mưa. Những tháng còn lại vì ởthời điểm lượng mưa ít dần nên phải bơm nước tưới cây nên giá sẽ lên, đồng thời còn phụthuộc vào lượng người mua nhiều hay ít nữa. Còn giá các nguyên liệu khách còn tùy thuộc vào đơn đặt hàng của khách Nhật đúng vào mùa vụhay trái vụthì có giá thích hợp hơn.