5. Kết cấu của Luận văn
1.2.4 Thị hiếu người tiêu dùng
Thị hiếu có ảnh hưởng lớn tới cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá hay dịch vụ. Thị hiếu thểhiện sự khác biệt về tác động ảnh hưởng của tính văn hoá và lịch sử. Chúng có thểphản ánh nhu cầu tâm lý, sinh lý thuần tuý (về của cải, tình cảm hoặc sự ham thích) và chúng có thểlà những ước muốn do chủ quan con người tạo ra (như thuốc lá, thuốc phiện, xe ôtô thể thao). Chúng có thể bao gồm cả những yếu tố truyền thống, tôn giáo (ăn thịt bò là điều bình thường ở nhiều nước, nhưng lại là điều cấm kỵ ở ấn Độ). Như vậy, thị hiếu là một yếu tố khác hẳn các yếu tốkhác của cầu. Không thể quan sát trực tiếp thị hiếu được. Các nhà kinh tế thường giả định rằng thị hiếu không thay đổi hoặc thay đổi rất chậm và thịhiếu độc lập với yếu tốkhác của cầu
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tại thị trường Nhật Bản đang có xu hướng giảm giá sản phẩm do các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thực hiện đối với hầu hết các sản phẩm, do đó gây ra tình trạng giảm phát kéo dài. Theo dự đoán của tổ chức xúc tiến thương mại Australia, doanh số bán hàng thực phẩm chế biến của Nhật Bản dự tính sẽ giảm cho đến năm 2014, góp phần gây ra tình trạng giảm phát. Người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng thận trọng hơn trong việc chi tiêu và nhu cầu trong nước đối với mặt hàng thực phẩm chếbiến giảm sẽkhiến cho các nhà sản xuất trong nước tính toán đến việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của họ.
Người Nhật Bản cũng rất chú trọng đến môi trường và sức khỏe lên hàng đầu. Vì môi trường trong sạch tạo cho người Nhật dễ chịu. Tại Nhật Bản, các mặt
hàng trái cây của Việt Nam được người tiêu dùng Nhật Bản rất yêu thích vì lý do hợp thịhiếu, bổ dưỡng vàđảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm
Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng hoá có chất lượng cao, bao bìđảm bảo, các dịch vụbán hàng và sau bán hàng tốt mà cònđòi hỏi sản phẩm phải có giá cả hợp lý. Những năm 1980, người Nhật Bản sẵn sàng bỏnhiều tiền để mua những hàng hoá cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ sau khi nền “kinh tế bong bóng” sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng rẻ hơn đã tăng lên.
Giống với những người nội trợ Việt Nam, những người nội trợNhật Bản vẫn đi chợ hàng ngày theo thói quen và họ rất nhạy cảm với sự biến động của giá cả hàng hoá, đặc biệt là những mặt hàng có mặt trong các bữa ăn hàng ngày như rau quả. Nếu giá cả rau quả nhập khẩu quá cao họ có thể hạn chế sửdụng hay chuyển sang sửdụng những mặt hàng thay thế. Vì vậy, các nhà xuất khẩu rau quảcũng cần có những biện pháp giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất để từ đó giảm giá thành sản phẩm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường rau quảNhật Bản.
Người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau lại có sở thích và thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá hiệu quả trên từng thị trường thì phải hiểu rõ những sở thích và thị hiếu tiêu dùng đó. Đối với mặt hàng rau quả, đây là mặt hàng phụ thuộc rất nhiều vào khẩu vị và thói quen tiêu dùng, đồng thời nhu cầu vềrau quảcó thể tăng giảm theo xu hướng tiêu dùng như: tăng sử dụng các loại rau quả có lợi cho sức khoẻ, tăng sử dụng rau quả trái vụ, sử dụng nhiều rau quảvì mục đích ăn kiêng..v..v..Các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả trước khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài cần phải có quá trình tìm hiểu thị hiếu và sở thích người tiêu dùng cùng với những xu hướng tiêu dùng rau quảtrên thị trường đó nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của thị trường, từ đó thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa.