Cơ sở pháp lý về xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 27)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.2Cơ sở pháp lý về xuất khẩu

Mặt hàng rau quả nhập khẩu vào một quốc gia có thể được điều chỉnh và bị chi phối bởi một hệ thống các luật sau đây: luật kiểm soát ngoại hối và ngoại thương, luật và quy định liên quan đến hàng cấm, luật và quy định liên quan đến kiểm dịch chính phủ, các thủtục hải quan, các quy định vềthuế, luật vềtrách nhiệm sản phẩm..v..v..

Nếu quốc gia nhập khẩu có một hệthống luật pháp thông thoáng đối với các nhà xuất khẩu rau quả, các rào cản thương mại như chính sách thuếvà các công cụ phi thuế quan không quá khắt khe, thì sẽ tạo điều kiện cho mặt hàng rau quả của nước xuất khẩu dễdàng xâm nhập vào thị trường nhập khẩu. Ngược lại, sẽ tạo nên áp lực hạn chếhoạt động xuất khẩu rau quảcủa quốc gia xuất khẩu.

Mặt khác, đểkhông gặp phải những khó khăn vềluật pháp khi đưa mặt hàng rau quả xâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần chủ động tìm hiểu vềhệthống luật pháp, đặc biệt là các quy định vềchất lượng và kĩ thuật đối với mặt hàng rau quả. Nếu những quy định này là hợp lý (ví dụ như các quy định vềsản phẩm đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm) thì các doanh nghiệp buộc phải tuân theo. Ngược lại, nếu những quy định này thiếu hợp lý do quốc gia nhập khẩu muốn bảo hộ ngành sản xuất trong nước thì nước xuất khẩu cần nhanh chóng đàm phán với nước nhập khẩu đểdỡbỏ.

(1) Các quy định và yêu cầu thủtục khi nhập khẩu vào Nhật Bản

Rau quả và các sản phẩm chế biến nhập khẩu vào Nhật Bản phải tuân thủ theo những điều luật sau đây: 1) Luật Hải quan/ luật vềcác biện pháp tạm thời liên quan đến Hải quan, 2) Luật bảo vệthực vật, và 3) Luật an toàn thực phẩm.

Luật Hải quan/ luật vềcác biện pháp tạm thời liên quan đến Hải quan

Luật Hải quan/ luật về các biện pháp tạm thời liên quan đến Hải quan thiết lập hệ thống hạn ngạch thuế quan nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước, và áp dụng cho các loại đậu và konjac (đối với mặt hàng rau quả tươi), cà chua xay nhuyễn và

bột nhão (đối với mặt hàng rau chế biến), và dứa đóng hộp (đối với mặt hàng trái cây chếbiến).

Khi các loại đậu, konjac, cà chua xay nhuyễn và bột nhão, dứa đóng hộp được nhập khẩu vào Nhật Bản thì mức thuế suất thấp, hay mức thuế sơ cấp, chỉ được áp dụng đối với một số lượng hàng nhất định nhằm đảm bảo các loại hàng tới tay người tiêu dùng với mức giá thấp. Còn lượng hàng vượt quá hạn ngạch cho phép thì sẽbịáp với mức thuế cao hơn, hay mức thuếthứcấp.

Ngoài ra, cũng theo quy định của Luật Hải quan, các hàng hóa có dán nhãn không khớp với nguồn gốc xuất xứhoặc dễgây hiểu nhầm cũng bịcấm nhập khẩu. Luật bảo vệthực vật

Theo đó, rau quả tươi trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản hải tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật, bao gồm việc quét qua mý đểkiểm tra sâu bệnh và các loại thực vật có hại. Các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển đều phải có sựgiám sát của các cơ quan kiểm dịch địa phương.

Các loại sâu bệnh thuộc diện kiểm dịch thực phẩm áp dụng cho mặt hàng rau quả tươi được quy định của Pháp lệnh thi hành Luật bảo vệthực vật (bao gồm ruồi giấm Địa Trung Hải, Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis), ấu trùng sâu bướm (codling moth), giun phá cây có múi, vi khuẩn fire blight... Tuy nhiên, các sản phẩm được đóng kín trong các công-ten-nơ để bán lẻ, hoặc được bảo quan trong muối hoặc đường và các loại thực phẩm chế biến được miễn kiểm dịch thực vật. Và các mặt hàng vẫn có thể được nhập khẩu ngay cả khi chúng nằm trong danh mục các khu vực và mặt hàng bịcấm nhập khẩu theo Quy định của Luật bảo vệthực vật.

Các sản phẩm được coi là tuân thủ quy trình kiểm dịch nếu không vi phạm các hạn chế nhập khẩu theo quy định tại điều 6 của Luật bảo vệ thực vật, không thuộc trong danh mục cấm nhập khẩu hoặc không có bất kỳ loại sâu hại nào. Tuy nhiên, việc bảo quản trong quá trình lưu kho và vận chuyển phải được thực hiện cẩn thận nhằm tránh sựphá hoại của sâu bệnh và thực vật có hại có thểphát sinh sau khi kiểm dịch, mặc dù trong quá trình sản xuất không hề bị nhiễm các loại sâu bệnh này.

Luật an toàn vệsinh thực phẩm

Đểphù hợp với Thông báo số370 của Bộ Y tế, Lao động và phúc lợi xã hội về “Các tiêu chuẩn và tiêu chí đối với thực phẩm và phụ gia” ban hành theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu... (bao gồm thức ăn và phụ gia thức ăn cho động vật), các loại rau quả tươi và chế biến nhập khẩu phải tuân thủquyđịnh vềan toàn vệsinh thực phẩm. Quy định này nhằm đánh giá các loại và thành phần của nguyên liệu sản phẩm, kiểm tra các loại và thành phần phụ gia, dư lượng thuốc trừ sâu, độc tố nấm và một số chất khác. Quy định cấm nhập khẩu được áp dụng đối với thực phẩm nếu chất phụgia, thuốc trừ sâu và các thành phẩn khác bị cấm lưu hành tại Nhật Bản, hoặc khi số lượng vượt quá mức cho phép, hoặc khi lượng độc tố nhấm... vượt quá mức cho phép. Theo quy định này, các loại rau quả tươi và chế biến phải được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu. Nếu mức độ quá cho phép so với tiêu chuẩn tại Nhật Bản, các cơ quan liên quan sẽ đưa ra những chỉdẫn cho doanh nghiệp.

Một hệ thống quy định vềtiêu chuẩn dư lượng thuốc trừ sâu được thông qua năm 2006, theo đó nếukhông có quy định gì về dư lượng thuốc trừsâu thì sẽkhông bị kiểm soát. Tuy nhiên, việc sửa đổi luật đã đưa ra một hệ thống danh sách xác thực. Tuy nhiên, hiện nay việc phân phối sản phẩm vẫn bị cấm nếu sản phẩm có chứa một hàm lượng nhất định thuốc trừ sâu, thậm chí ngay cả khi không có các quy định liên quan.

(2) Các qui định và yêu cầu có lien quan đến việc kinh doanh

Không có các quy định pháp lý cụthể liên quan đến việc kinh doanh các mặt hàng rau quảvà sản phẩm chếbiến. Dưới đây là tóm tắt các quy định có liên quan: <Luật vệsinh an toàn thực phẩm>

Theo Luật này, việc kinh doanh các sản phẩm có chứa chất gây độc hại hoặc chất có độc tố hoặc các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh đều bị cấm. Việc kinh doanh các loại rau quảvà sản phẩm chế biến đóng trong các công-ten-nơ hoặc bao gói tuân theo quy định nhãn mác bắt buộc của Luật.

<Luật trách nhiệm đối với sản phẩm>

Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm quy định trách nhiệm của nhà sản xuất… đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh của sản phẩm và của các nhà nhập khẩu có trong danh sách các nhà sản xuất... Điều này nhằm đảm bảo các nhà nhập khẩu chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì rất khó để người tiêu dùng trong nước yêu cầu trách nhiệm của các nhà sản xuất nước ngoài.

Sản phẩm rau quảvà nông sản chếbiến cần tuân thủtheo Luật trách nhiệm đối với sản phẩm. Việc bảo quản cũng phải được quan tâm thích đáng nhằm đảm bảo quá trình quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm có liên quan đến thành phần, công-ten-nơ và bao bìđểtránh tình trạng ngộ độc thực phẩm có thểxảy ra.

<Luật vềcác giao dịch thương mại>

Luật về các giao dịch thương mại quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua hàng trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các loại rau quảvà sản phẩm chế biến qua một sốhình thức này như bán hàng qua thư, marketing trực tiếp, marketing thông qua các kênh truyền thông… cần tuân thủ theo các điều khoản của Luật này.

<Luật về đẩy mạnh việc thu gom rác thải được phân loại và tái chế công-ten-nơ và bao gói sản phẩm>

Theo Luật này, nhà nhập khẩu bán các sản phẩm có sửdụng công-ten-nơ và bao gói với các chất liệu chịu sự kiểm soát của Luật (như hộp và bao gói giấy, container và bao gói làm từnhựa) sẽphải áp dụng quy trình tái chế. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mô nhỏ (theo một mức độ nhất định) sẽ được miễn tuân thủ theo quy định của Luật này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 27)