Nhu cầu thị trường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 30)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.3 Nhu cầu thị trường

Thị trường rau quả tươi của Nhật Bản hầu như có truyền thống tự cung cấp các sản phẩm từ địa phương. Tuy nhiên, sản xuất trong nước cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu trái cây do thời tiết xấu, việc sản xuất nông nghiệp dù rất tiên tiến nhưng vẫn khó cạnh tranh so với trái cây nhập khẩu do giá thành rất cao.

Mặt khác, ngành nông nghiệp nước này đang phải đối đầu với nhiều khó khăn do người Nhật ngày càng già đi và thanh niên ít có xu hướng muốn làm việc trong ngành nông nghiệp, nên đối với mặt hàng rau quả Nhật Bản vẫn phải tăng khối lượng nhập khẩu. Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bởi vì có sự khác biệt giữa các mùa vụ, khác biệt về chủng loại rau quả do khác biệt vềvùng khí hậu và giá xuất khẩu rau quảcủa Việt Nam khá cạnh tranh

Người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất về chất lượng trên thế giới. Họ thường đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, về sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chút cho những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Những lỗi nhỏ do sơ ý trong khâu vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm ví dụ như: những vết xước nhỏ, bao bì xô lệch..v..v..cũng có thể dẫn tới những tác hại lớn làm cả lô hàng khó bán,ảnh hưởng đến kếhoạch xuất khẩu lâu dài.

Đối với những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con người như rau quả thì những đòi hỏi đó càng khắt khe hơn. Khi chọn mua rau quả tươi người tiêu dùng Nhật Bản thường chú ý đến độ tươi, hình dáng, màu sắc, trong đó độ tươi đóng vai trò cốt yếu. Đối với những sản phẩm rau quả nhập khẩu từ nước ngoài, người tiêu dùng Nhật Bản sẽ sử dụng những sản phẩm được Chính phủ Nhật Bản chứng nhận là sản phẩm an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Những sản phẩm này thường được gắn dấu JAS-dấu tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản.

Ngành hàng thực phẩm chếbiến bao gồm nhiều mặt hàng đa dạng, từrau quả đến các sản phẩm thực phẩm ăn liền, thực phẩm đóng hộp và các thành phần thực phẩm được sửdụng đểsản xuất ra các sản phẩm này.

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng thực phẩm hữu cơ và thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe đang gia tăng do sự gia tăng của tình trạng dân số già cũng như việc người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe. Tất cả các sản phẩm thực phẩm hữu cơ được bán ra thị trường sau tháng 3 năm 2001 phải được sản xuất theo tiêu chuẩn vềnông sản mới của Nhật Bản (JAS) do BộNông nghiệp Nhật Bản ban hành.

Nhật Bản đã có rất nhiều vụviệc liên quan đến an toàn vệsinh thực phẩm và nhãn mác thực phẩm của cảcác sản phẩm sang xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, hiện nay, người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng quan tâm nhiều đến tính truy nguyên và độ an toàn của các sản phẩm thực phẩm. Có thể nói, đây là một thị trường khó tính đối với các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)