Mối quan hệ họp tác với nhà nhập khẩu Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 44)

5. Kết cấu của Luận văn

1.4.4 Mối quan hệ họp tác với nhà nhập khẩu Nhật Bản

Tính tiềm năng của thị trường Nhật Bản đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam được thểhiện qua những khía cạnh sau đây:

Thị trường Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu trái khá lớn và có tính ổn định cao

Việt Nam - Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1973, tính đến 2013 là tròn 40 năm. Nhật Bản cũng là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Qua 40 năm , quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển không ngừng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại và đầu tư.

Tính đến nay, Nhật Bản cũng là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam. Trong năm tài khóa 2013, Nhật Bản tiếp tục cam kết tài trợ ODA cho Việt Nam khoảng 2,6 tỷUSD.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cho hay, họ sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam đểcải thiện vấn đềchất lượng sản phẩm xuất khẩu vào Nhật Bản. Đồng thời, bản thân mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực, cố gắng nâng cao chất lượng hàng hóa và tận dụng lộtrình giảm thuế để tăng tính cạnh tranh. Theo lộtrình giảm thuế, có 2.350 dòng thuếhàng hóa của Việt Nam xuất sang Nhật sẽgiảm về0% và đã có 847 dòng thuế về0% kểtừ năm 2009 nhờ hưởng ưu đãi từhiệp định thương mại. Đến năm 2016, mức thuếvề0% sẽáp dụng đối với các mặt hàng như hồ tiêu, rau chân vịt, ngô. Tiếp đó 14 dòng thuếcủa các mặt hàng nông, lâm sản khác sẽ về 0% như gừng, chuối, xoài, đậu tương.

Về thương mại song phương, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ3 của Việt Nam sau Trung Quốc và Mỹ.

Hàng năm Nhật Bản tiêu dùng khoảng 16 triệu tấn rau quả, trong đó tỷlệtự sản xuất và cung ứng trong nước chiếm khoảng 40% (năm 2007), 60% lượng tiêu thụ còn lại Nhật Bản phải nhập khẩu từ các nước khác, điều này có thể cho thấy mức độrộng lớn của thị trường rau quảNhật Bản. Hiện tại và trong những năm tới, Nhật Bản vẫn là khu vực đầy tiềm năng của nhiều loại trái như chuối, dứa, thanh long..v..v.. Đây cũng là những mặt hàng mà nước ta có năng lực sản xuất khá dồi dào và hoàn toàn có khả năng cung ứng. Bên cạnh đó, thị trường rau quảNhật Bản cònđược biết đến bởi tính ổn định và giá bán lẻ rau quảrất cao nên rất hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu khắp nơi trên thế giới. Trái cây Việt Nam muốn khai thác được thị trường tiềm năng này thì vấn đề quan trọng nhất là phải khắc phục được

yếu tố chất lượng, từng bước đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản.

Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 10 năm từ 2003- 2012 tăng dầu đều qua từng năm. Kết quảxuất nhập khẩu song phương giữa 2 nước tăng cao hơn so với giao thương của Nhật Bản với các nước khác trong khu vực ASEAN. Cán cân thương mại giữa Việt Nam –Nhật Bản những năm qua luôn cân bằng, đặc biệt Việt Nam luôn xuất siêu sang thị trường này, trừ năm 2009 và 2010. Việt Nam chủ yếu xuất sang Nhật các mặt hàng thếmạnh như sản phẩm nông, lâm, thủy sản….

Số liệu từ TCHQ Việt Nam cho thấy, 2 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất siêu sang Nhật Bản 232,7 triệu USD, với kim ngạch xuất đạt 1,8 tỷ USD, tăng 0,85% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 2/2013, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 701,4 triệu USD, giảm 28,61% so với tháng 2/2012 và giảm 40,5% so với tháng liền kề trước đó.

Bảng 1.1 Kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang Nhật Bản

Đơn vị: tỷUSD Năm Kim ngạch Năm2008 8,5 Năm2009 6,3 Năm2010 7,7 Năm2011 10,8 Năm2012 13,0 KHnăm2013 15,0

Hình 1.2 : Các Yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái cây đông lạnh.

Tóm lại, các yếu tố đầu ra cũng quan trọng không kém được nêu ở ( hình 1.2) và có mối quan hệ với yếu tố đầu. Vì khiđó, việc xuất khẩu trái cây đông lạnh thành công và đạt lợi nhuận cao thì kéo theo giải quyết được nhiều vấn đề có liên quan như : tạo hướng ra mới cho trái cây, tăng thu nhập cho người trồng….

Yếu tố đầu raảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trái

cây đông lạnh. Nhu cầu thị

trường xuất khẩu

Chất lượng nguyên liệu trái cây đông

lạnh xuất khẩu Giá cảxuất khẩu Mối quan hệhọp tác với nhà nhập khẩu Nhật Bản

Kết luận chương 1:

Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu nguyên liệutrái cây đông lạnh lớn và đầy tìêm năng, để tiếp cận được thị trường này, các doanh nghiệp nguyên liệu trái cây đông lạnh cần phải nghiên cứu thật cẩn trọng về thị trường này ở mọi mặt từ luật pháp đến nhu cầu tiêu dùng, đểtừ đó nhận định đưa ra các chiến lược và những giải pháp tối ưu nhất để giải quyết được các yêu cầu đòi hỏi khắc khe về an toàn thực phẩm, về dư lượng thuốc bảo vệ thưc vật trên nguyên liệu trái cây và các tiêu chuẩn khác có liên quan đến việc nhập khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh tại thị trường Nhật Bản.

Từnhững yêu cầu đó mà Công Ty Cổ Phần Hiệp Phát đãđi sâu vào nghiên cứu nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Nhật Bản, đồng thời cũng giải quyết tìm hướng đi mới cho xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của Việt Nam và giải quyết cho nông dân có thu nhập cao để ổn định trồng cây.

Để biết thêm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Hiệp Phát, chương tiếp theo sau đây sẽgiới thiệu chi tiết hơn vềtình hình hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Công ty trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NGUYÊN LIỆU TRÁI CÂY ĐÔNG LẠNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HIỆP PHÁT TẠI THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA.

2.1 Giới thiệu về công ty Cổ phần Hiệp Phát2.1.1Sơ lược về công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 44)