Công tác thu hoạch, bảo quản và chế biến trái cây

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 35)

5. Kết cấu của Luận văn

1.3.1Công tác thu hoạch, bảo quản và chế biến trái cây

Hiện tại Việt Nam có khả năng cung cấp một khối lượng lớn trái cây cho xuất khẩu. Theo Cục Trồng trọt, vùng Nam Bộcó khoảng 22 cơ sởcông nghiệp chế biến rau quả (chiếm 45% so với cả nước) với tổng công suất thiết kếcòn thấp, đạt khoảng 170.160 tấn sản phẩm/năm (trong đó phân bố tập trung ở vùng Đông Nam bộ có 12 cơ sởvới tổng công suất thiết kếlà 93.100 tấn sản phẩm/năm, ĐBSCL có 10 cơ sở với tổng công suất thiết kế: 77.060 tấn sản phẩm/năm). Số cơ sở công

nghiệp chế biến các loại quả thường có công suất nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, nhãn hiệu hàng hóa ít được người tiêu dùng biết đến... Việc cung cấp nguyên liệu không đều và thiếu ổn định do chưa làm tốt công tác rải vụ thu hoạch, chưa có sự gắn kết chặt chẽgiữa nhà vườn với nhà máy, do đó các cơ sởchếbiến hiện chỉ đáp ứng được khoảng 30% công suất.

Thạc sĩ Trần Thị Thanh Hiền, giảng viên Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM, cho rằng công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam hiện còn thua nhiều nước. Trái cây nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam có thể để được hàng tháng. Đây là điều trái cây Việt Nam chưa có được tính chất đó. Bên cạnh đó, nhà vườn Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến an toàn vê sinh thực phẩm. Không ít nhà vườn Việt Nam cứsuy nghĩ theo hư ớng lạc hậu là phải làm sao cho cây cho trái to, đẹp vềhình thức bên ngoài nên vô tình sửdụng thuốc bảo vệthực vật, hóa chất tăng trưởng không đảm bảo an toàn cho người sửdụng.

Nguồn: báo Thanh Niên

Bên cạnh đó, ở nhiều địa phương chưa có các công ty thu mua nguyên liệu trái cây tập trung .Ðiều dễnhận thấy là quy mô sản xuất trái câyở Nam Bộcòn nhỏ lẻ, phân tán, dàn trải. Hầu hết các tỉnh, thành trong khu vực, người dân trồng nhiều chủng loại cây trên cùng diện tích, thiếu sựliên kết giữa người trồng để thống nhất quy trình vàđầu tư đồng bộ, cũng như chưa tổ chức được hệthống tiêu thụ chuyên nghiệp. Ðó là lý do thị trường đầu ra luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, điệp khúc "được mùa, rớt giá; được giá, mất mùa" tồn tại nhiều năm qua, đẩy nhà nông rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng, trồng - chặt.

Do đó, hầu hết việc xuất khẩu đều do các nhà trồng vườn tự cố gắng tìm kiếm thị trường cho sản phẩm của mình. Các nhà xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có khả năng giải quyết các đơn hàng lớn mà mới chỉ cung cấp được đơn hàng có số lượng nhập khẩu nhỏ. Nhiều nhà nhập khẩu phải đến tận vườn thu mua sản phẩm rồi tựtìm hiểu cách thức đóng gói, bảo quản và vận chuyển về nước. Đây chính là hạn chếlớn nhất đối với việc xuất khẩu trái cây của Việt Nam.

Một trong những tồn tại lớn trong ngành trái cây, là do đặc tính của mặt hàng này cần đảm bảo độ tươi ngon nên khi xuất khẩu đòi hỏi phải được bảo quản, đóng gói đúng quy cách và vận chuyển cận thận để tránh làm hư hỏng, làm giảm tổn thất trong xuất khẩu.

Vì vậy, trong chuỗi giá trị gia tăng cần phải gắn kết chặt chẽgiữa các khâu từ sản xuất - thu mua - chế biến bảo quản - tiêu thụ trái cây nước ta. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần chú trọng đến khâu chếbiến bảo quản vì còn quá mặt nhiều hạn chế, yếu kém đã ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển ngành hàng trái cây VN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu nguyên liệu trái cây đông lạnh của công ty cổ phần Hiệp Phát tại thị trường Nhật Bản đến năm 2020 (Trang 35)