Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tại Navibank

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 48)

5. Kết cấu đề tài

2.2.6.2.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tại Navibank

Nhƣ đã phân tích trong phần cơ sở lý luận, nguyên nhân gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay tại một ngân hàng thƣơng mại về mặt lý thuyết có thể chia ra thành 3 cấp độ: Nguyên nhân thứ nhất là nguyên nhân bất khả kháng (thuộc về bên ngoài), nguyên nhân thứ hai là thuộc về chủ quan của ngƣời vay, thứ ba là nguyên nhân

thuộc về ngân hàng. Qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Navibank, một số nguyên nhân đƣợc nhận diện cũng ở 3 cấp độ nhƣ trong lý thuyết. Cụ thể sẽ đƣợc phân tích sâu nhƣ sau:

* Nguyên nhân bất khả kháng (thuộc về bên ngoài)

Ngoài các nguyên nhân chính từ phía ngân hàng và khách hàng, không thể không kể đến một số tác động khác gây rủi ro cho hoạt động tín dụng đến từ môi trƣờng kinh tế bên ngoài. Cụ thể bao gồm:

- Là một ngân hàng tƣơng đối không lớn nhƣ các ngân hàng quốc doanh khác nhƣng khi cho vay các thành phần kinh tế lớn, một khi có sự thay đổi chính sách sẽ làm ảnh hƣởng đến toàn hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Vì trƣớc đây năm 2011 Navibank chủ yếu cho vay các tập đoàn lớn đầu tƣ vào các khu công nghiệp trên cả nƣớc. Việc các chính sách thay đổi làm ảnh hƣởng lớn đến hoạt động Ngân hàng.

- Các chƣơng trình cho vay theo chỉ định của nhà nƣớc, cho vay chính sách và sự thay đổi chính sách nhà nƣớc trong từng giai đoạn kinh tế cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng, nhất là các chƣơng trình cho vay chính sách vùng sâu, vùng xa rất khó khăn trong việc kiểm soát sử dụng vốn và thu hồi nợ. Đồng thời, việc triển khai chƣơng trình kinh tế, quy hoạch, xét duyệt dự án của các cơ quan chức năng còn chậm, chƣa có sự phối hợp ăn ý. Còn nhiều bất hợp lý trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản và thanh toán vốn ngân sách đầu tƣ xây dựng cơ bản.

* Nguyên nhân thuộc về chủ quản của người đi vay

Rủi ro từ phía khách hàng vay có 2 dạng là khách hàng cũng bị rủi ro ngoài ý muốn không thể thanh toán nợ vay và dạng khách hàng cố ý lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.

- Ở dạng thứ nhất, khách hàng vay vốn để sản xuất kinh doanh thực sự nhƣng do nhiều nguyên nhân cả khách quan nhƣ thiên tai, hoả hoạn, sự thay đổi chính sách,… lẫn chủ quan từ chính năng lực quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh

yếu nên dẫn đến thua lỗ hoặc chính khách hàng bị bạn hàng lừa đảo hoặc bạn hàng cũng gặp rủi ro,… và mất khả năng hoàn trả gốc và lãi cho ngân hàng. - Rủi ro xảy đến ở dạng thứ hai rất đa dạng ở nhiều cấp độ khác nhau: từ

việc sử dụng vốn sai mục đích, đến việc làm sai lệch nghiêm trọng hồ sơ và cố ý chây ỳ không trả nợ. Ở cấp độ thứ nhất là khách hàng không sử dụng vốn vay đúng mục đích sản xuất kinh doanh mà dùng vào các hoạt động đầu tƣ khác hoặc đảo nợ xấu dẫn đến không thể thanh toán nợ. Một cấp độ khác táo bạo hơn cũng đã phát hiện đƣợc là khách hàng dùng các giấy tờ sở hữu không đủ tính pháp lý (cạo sửa, trùng lắp, giả mạo,…một cách tinh vi) để làm hồ sơ tài sản thế chấp nhƣng trong phạm vi nghiệp vụ của cán bộ tín dụng không thể phát hiện đƣợc. Một hình thức khác là khách hàng đủ khả năng trả nợ mà vẫn cố tình chây ỳ không chịu trả nợ. Tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và tại Ngân hàng TMCP Nam Viêt nói chung, có hiện tƣợng khá đặc thù là khách hàng vay theo các chƣơng trình chính sách, hỗ trợ sản xuất của chính phủ hoặc địa phƣơng sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù có lợi nhuận vẫn cố tình không trả nợ để chờ các chính sách khoanh nợ, xoá nợ của nhà nƣớc đối với hộ nghèo, hộ dân tộc ít ngƣời cho dù họ không đủ điều kiện; gây khó khăn cho cán bộ tín dụng khi giải thích, thu nợ.

* Nguyên nhận cụ thể hóa đối với từng nhóm khách hàng là:

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phƣơng án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lƣợng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hƣởng xấu đến các doanh nghiệp khác

- Hoạt động kinh doanh không đƣợc quản lý tốt dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, thiếu thông tin tài chính, không có kế hoạch kinh doanh đƣợc triển khai, các sản phẩm không có sự gắn kết, không có khả năng thích ứng với

những thay đổi của thị trƣờng, năng lực tài chính yếu, năng lực quản lý kinh doanh hạn chế. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tƣ vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tƣ cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tƣ duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phƣơng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. - Các báo cáo tài chính (BCTC) do khách hàng cung cấp không tuân thủ các

chế độ hạch toán kế toán Việt Nam, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chƣa đƣợc các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất, dễ xảy ra gian lận, thiếu sót. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.

- Khách hàng không có thiện chí trả nợ mặc dù hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm mất uy tín trong kinh doanh. Việc xác định uy tín của khách hàng rất quan trọng và rất khó để thực hiện. Điều này đòi hỏi CBTD phải có đủ năng lực, kinh nghiệm để xác định.

Đối với nhóm khách hàng cá nhân

- Hoạt động kinh doanh không thuận lợi.

- Nguồn hoàn trả chính từ thu nhập cơ bản bị mất hoặc suy giảm do mất việc, chuyển sang công việc kém hơn hoặc không còn khả năng lao động.

- Cá nhân khách hàng gặp nhiều chuyện bất thƣờng trong cuộc sống, vì vậy họ phải sử dụng một số tiền lớn nên ảnh hƣởng khả năng hoàn trả cho ngân hàng.

- Đạo đức cá nhân không tốt: Cố tình lừa ngân hàng, sử dụng tiền vay không đúng mục đích.

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Nguyên nhân rủi ro từ chính sách cho vay chƣa phù hợp

- Chính sách cho vay tại các ngân hàng thƣơng mại đƣợc quy định cụ thể trong Luật các tổ chức tín dụng cũng nhƣ trong nhiều văn bản pháp quy của nhà nƣớc và đƣợc Ngân hàng TMCP Nam Việt cụ thể hoá bằng các quy định phù hợp trong hệ thống về các điều kiện, nguyên tắc cho vay, những tỷ lệ giới hạn an toàn trong cho vay, định hƣớng về cơ cấu cho vay…

- Tuy nhiên, chính sách này vẫn chƣa mang tính chiến lƣợc dài hạn và chƣa bám sát thực tế và tình hình thị trƣờng nên vẫn còn nhiều bất cập.

- Một ví dụ cho thấy việc định giá trong chính sách cho vay không tuân theo nguyên tắc thị trƣờng là chính sách lãi suất vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc khi mà đúng ra loại hình doanh nghiệp này phải chịu lãi suất cao nhất; vì mức độ rủi ro của loại hình doanh nghiệp này khá cao do hiệu quả làm ăn chƣa cao mà lại thƣờng đƣợc cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Xem xét riêng về chính sách cho vay tại Ngân Hàng TMCP Nam Việt, dƣới áp lực việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng thƣơng mại trên cùng một địa bàn nhỏ hẹp nên chính sách cho vay mang tính nôn nóng và ngắn hạn thì ồ ạt cho vay theo phong trào vào một vài lĩnh vực nhƣ đầu tƣ sản xuất cà phê,… nên quy mô tín dụng đƣợc mở rộng nhƣng chất lƣợng tín dụng không cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây tình hình trên đã có cải thiện rõ rệt với chính sách chọn lọc trong đầu tƣ nhƣng vẫn còn phải giải quyết những tồn đọng nợ xấu của giai đoạn trƣớc.

Nguyên nhân rủi ro từ quy trình cho vay

- Quy trình cho vay hiện hành nhƣ đã phân tích ở trên đƣợc sử dụng thống nhất cho tất cả các chi nhánh – phòng giao dịch trong hệ thống theo quy định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của Ngân TMCP Nam Việt. Tuy đã khá chặt chẽ, khoa học nhƣng quy trình trên vẫn không tránh khỏi nhiều điểm yếu.

- Trong quy trình trên, chƣa có sự phân định rõ giữa khâu thẩm định và khâu cho vay, cán bộ tín dụng vừa là ngƣời thẩm định, vừa là ngƣời đề nghị cho vay; việc kiểm soát của trƣởng phòng tín dụng và lãnh đạo ngân hàng cho sơ sài. Hiện nay, quy định về những hồ sơ vay phải thông qua hội đồng tín dụng khá chặt chẽ và cụ thể về điều kiện nhƣng hoạt động của hội đồng tín dụng còn mang tính hình thức việc các thành viên hội đồng tín dụng cũng không đầu tƣ thời gian nghiên cứu hồ sơ mà phần lớn là thông qua.

- Việc thu thập thông tin về hồ sơ vay vốn vẫn chƣa có ràng buộc chặt chẽ về tính chất pháp lý của thông tin. Cán bộ tín dụng chủ yếu sử dụng số liệu do doanh nghiệp cung cấp mà bỏ qua giai đoạn tham khảo nhiều nguồn thông tin khác để kiểm chứng nên rủi ro từ việc nắm bắt thông tin sai lệch dễ xảy ra. Hệ thống chấm điểm doanh nghiệp tự động còn cứng nhắc, không linh hoạt và nhiều chỉ tiêu không bám sát thực tế.

- Trong quy trình, khâu thẩm định thƣờng đƣợc chú trọng và kiểm soát chặt hơn mà thƣờng lơi lỏng khâu kiểm tra sử dụng vốn cũng nhƣ sự luân chuyển vốn nên dễ dẫn đến sử dụng vốn sai mục đích rồi gây thất thoát vốn vay, trở ngại trong thu hồi vốn.

- Việc thẩm định tài sản đảm bảo quy định theo khung giá hoặc theo giá trị sổ sách mà chƣa quan tâm đến giá trị thực tế nếu buộc phải chuyển nhƣợng khi xử lý nợ nên cũng dễ gây thiệt hại cho ngân hàng với những tài sản mà giá trị thực tế còn quá thấp. Theo quy định hiện hành, ngân hàng có thể thuê các chuyên gia tƣ vấn thẩm định giá chuyên nghiệp để đánh giá chính xác giá trị tài sản thực tế nhƣng việc này ít đƣợc thực hiện vì tốn kém chi phí, chƣa có ràng buộc pháp lý cụ thể với bên tƣ vấn và ảnh hƣởng đến thời gian hoàn thành hồ sơ vay.

- Quy trình cho vay phân tích ở trên tuy còn nhiều khe hở nhƣng vẫn có hiệu quả cao nếu đƣợc tuân thủ chặt chẽ, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chƣa cao do yếu tố con ngƣời trực tiếp thực hiện vẫn còn nhiều điểm chƣa phù hợp.

Nguyên nhân rủi ro từ đội ngũ cán bộ ngân hàng

- Trong giai đoạn vừa qua, với quá trình thực hiện việc nâng cấp và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, Ngân TMCP Nam Việt đã rất chú trọng đến công tác đào tạo và tái đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế trình độ chuyên môn cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng vẫn còn nhiều điểm chƣa phù hợp.

- Hầu hết cán bộ tín dụng đƣợc tuyển dụng theo tiêu chuẩn của ngạch công việc này chỉ đƣợc đào tạo chuyên về lĩnh vực tài chính ngân hàng nên thiếu sự hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực ngành nghề mà họ thẩm định cho vay. Ví dụ nhƣ các kiến thức liên quan đến chu kỳ kinh doanh đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, các thông số kỹ thuật trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản,… Do đó, họ thƣờng có xu hƣớng nghiêng về việc thẩm định khía cạnh tài chính mà xem nhẹ các yếu tố kỹ thuật liên quan. Việc thuê các chuyên gia tƣ vấn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực nghề nghiệp riêng biệt vẫn chƣa đƣợc chú trọng.

- Ngoài nguyên nhân về chuyên môn thì vấn đề đạo đức của cán bộ tín dụng cũng là một nguyên nhân gây rủi ro cho hoạt động tín dụng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, chính sách tiền lƣơng và đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng nói riêng, cán bộ ngân hàng nói chung của Ngân TMCP Nam Việt cũng nhƣ các Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh nhìn chung vẫn thấp hơn so với các Ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh nhƣ là thêm một tác nhân là cho đội ngũ cán bộ tín dụng bị chi phối bởi các lý do tài chính cá nhân. Sự chi phối này dẫn đến những nhận xét, đánh giá thiếu khách quan khi phân tích các hồ sơ xin vay của khách hàng hoặc hời hợt, thiếu trách nhiệm trong thẩm định hồ sơ dẫn đến việc thông đồng hoặc bỏ qua một số điểm thiếu an toàn trong hồ sơ khách hàng, gây rủi ro cho ngân hàng.

* Nhận xét chung về hoạt động cho vay trong giai đoạn 2010-2012

Trong giai đoạn qua, hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Nam Việt đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan. Cụ thể:

- Từng bƣớc mở rộng đầu tƣ cho vay, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng và phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên địa bàn hoạt động nhỏ hẹp Ngân hàng TMCP Nam Việt vẫn chiếm thị phần khá ổn định về cả huy động vốn và cấp tín dụng thời gian qua. Đặc biệt, trên lĩnh vực đầu tƣ xây dựng cơ bản, Ngân hàng TMCP Nam Việt luôn giữ vai trò chủ đạo, đóng góp quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế xã. Có kế hoạch và đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu đầu tƣ. Cụ thể, cho vay đối với khối kinh tế ngoài quốc doanh đƣợc đẩy mạnh; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đƣợc điều chỉnh hợp lý, phù hợp với nguồn vốn huy động và hoạt động kinh tế của đất nƣớc.

- Xây dựng và thực hiện tốt chính sách khách hàng, chính sách đầu tƣ. Từng bƣớc đa dạng hoá phƣơng thức đầu tƣ, hoàn thiện quy trình, thủ tục đầu tƣ, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt nhất; từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

- Từng bƣớc kiểm soát tốt và quản lý hiệu quả hoạt động cho vay, nâng cao chất lƣợng trong hoạt động cho vay, tiến hành phân loại lại theo các tiêu chuẩn mới để quản lý nợ; hạn chế phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu bằng các nỗ lực cụ thể sau: Coi trọng và tăng cƣờng công tác quản lý, điều hành đối với các bộ phận; định kỳ tổ chức phân tích dƣ nợ tín dụng và rủi ro tín dụng để có biện pháp giải quyết kịp thời. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền các cấp, cơ quan pháp luật, cơ quan hữu quan khác trong quá trình đầu tƣ, xử lý; thu hồi nợ đến hạn, quá hạn; thu giữ và xử lý tài sản đảm bảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 48)