5. Kết cấu đề tài
3.2.7.2. Chứng khoán hóa tài sản
Là quá trình tập hợp và tái cấu trúc các tài sản thiếu tính thanh khoản nhƣng lại có thu nhập bằng tiền cao trong tƣơng lai nhƣ các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi chúng thành trái phiếu và đƣa ra giao dịch trên thị trƣờng tài chính. Thông thƣờng, kĩ thuật chứng khoán hóa đƣợc thực hiện trên 2 nhóm tài sản chủ yếu đó là: (1) các khoản vay đƣợc thế chấp bằng bất động sản và (2) các tài sản tài chính không đƣợc thế chấp bằng bất động sản. Nhƣ vậy, tƣơng ứng với hai loại tài sản trên thì sau khi đƣợc chứng khoán hóa sẽ hình thành hai loại chứng khoán là: (1) Các chứng khoán dựa trên thế chấp bất động sản (Mortgage backed securites) và (2) các chứng khoán tài sản tài chính (Asset backed secuirities).
Chứng khoán hóa tăng khả năng thanh khoản của các khoản nợ, sinh lời và là cơ sở định giá tốt hơn cho các khoản vay có tài sản thế chấp, cụ thể:
Việc bán các chứng khoán này sẽ giúp TCTD giải phóng đƣợc một lƣợng tiền để tái cấu trúc danh mục khoản vay (tạo ra các khoản vay mới phù hợp với mục tiêu sinh lời và quản lý rủi ro của mình).
Việc bán các chứng khoán có tính thanh khoản thấp này giúp TCTD giảm thiểu rủi ro vì trong trƣờng hợp rủi ro xảy ra ngƣời cuối cùng phải chịu thiệt hại là những ngƣời mua chứng khoán này chứ không phải là các TCTD tạo ra khoản vay. Trong khi đó, bản thân việc chứng khoán hóa tài sản đã phân tán rủi ro cho rất nhiều nhà đầu tƣ nên bản thân rủi ro của khoản vay đã đƣợc phân tán.
Các tổ chức phát hành chứng khoán loại này cũng thu đƣợc phí và các nhà đầu tƣ vẫn có thể kiếm lời từ việc mua đi bán lại chứng khoán này trên thị trƣờng.
Tuy nhiên, yêu cầu phải có một thị trƣờng thứ cấp phát triển, tăng trƣởng vĩ mô của nền kinh tế ổn định và một thị trƣờng cho vay mua nhà, mua ô tô, thẻ tín dụng và các hình thức trả góp tiêu dùng khác rất phát triển