Phân loại nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 42)

5. Kết cấu đề tài

2.2.4.2.Phân loại nợ quá hạn

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng TMCP Nam Việt đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trƣớc đây vẫn đƣợc đánh giá có chất lƣợng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải đƣợc tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tƣơng lai.

Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu Navibank 2010, 2011, 2012

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng dƣ nợ 10,766,553 12,914,681 12,886,000

- Nợ đủ tiêu chuẩn 10,361,797 12,162,417 11,143,141

- Nợ cần chú ý 163,655 37,563 814,001

- Nợ dƣới tiêu chuẩn 55,444 103,609 37,932

- Nợ nghi ngờ 70,315 98,608 14,474

- Nợ có khả năng mất vốn 115,342 174,417 442,368

2. Tổng nợ xấu 241,101 376,634 494,774

3. Tỷ lệ nợ xấu 2.2% 2.9% 3.8%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Navibank 2010, 2011, 2012)

Năm 2011, số dƣ nợ xấu (nợ phân loại các nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ–NHNN và Quyết định 18/2008/ QĐ–NHNN) của toàn Ngân hàng là 376.634 triệu Đồng, tăng 135.542 triệu Đồng (1.56 lần) so với đầu năm 2010 và chiếm 2.9% tổng dƣ nợ.

Năm 2012, số dƣ nợ xấu (nợ phân loại các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của NHNN) của toàn Ngân hàng là 494.774 triệu Đồng, chiếm 3.8% tổng dƣ nợ lớn hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (3%). Năm 2012 là một năm thực sự khó khăn của Ngân hàng nhƣ tiếp nhận thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), bị đƣa vào diện kiểm soát đặc biệt và phải tái cấu trúc theo yêu cầu của NHNN.

Qua số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh trong năm 2011 và 2012, trong năm 2010 tỷ lệ nợ xấu đã có dấu hiệu gia tăng so với các năm trƣớc. Thực tế đó đã phản ánh mô hình, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Nam Việt chƣa thực sự hiệu quả, cùng với sự khủng hoảng kinh tế trong những năm qua, cũng nhƣ chất lƣợng CBTD chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển là những nhân tố chính gây nên sự giảm sút chất lƣợng tín dụng. Đây là thách thức thật sự trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lƣợng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững đối với ngân hàng Nam Việt.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 42)