5. Kết cấu đề tài
2.2.4. Nợ quá hạn qua các năm (2010-2012)
2.2.4.1. Nợ quá hạn
Sự tăng trƣởng, mở rộng đầu tƣ tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tƣơng lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trƣởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thƣờng để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhƣng năm tiếp theo. Và Navibank dƣờng nhƣ cũng không thoát ra đƣợc quy luật khắc nghiệt đó của thị trƣờng. Trong giai đoạn 2010 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của Navibank luôn đƣợc duy trì ở mức thấp khoảng trên dƣới 3%/tổng dƣ nợ; Tuy nhiên trong năm 2011, chất lƣợng tín dụng của Navibank giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao.
Bảng 2.4: Tình hình nợ quá hạn Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 Tổng tài sản có 20,016,385 22,496,046 21,584,000 Tổng dƣ nợ 10,766,553 12,914,681 12,886,000 Các khoản nợ quá hạn 404,756 752,263 1,308,745 - NQH dƣới 181 ngày 219,099 479,239 851,933 - NQH từ 181 đến 360 ngày 70,315 98,607 14,474 - Nợ khó đòi 115,342 174,417 312,072 Tỷ lệ NQH trên tổng dƣ nợ 3.76% 5.82% 10% Hệ số rủi ro 0.53 0.57 0.59
(Nguồn: Báo cáo thường niên Navibank 2010, 2011, 2012)
Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ duy trì ở mức 3.76%. Tuy nhiên, trong năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hƣớng tăng cao (5.8%) nguyên nhân là do nền kinh tế bị khủng hoảng, nền kinh tế vĩ mô nói chung và doanh nghiệp nói riêng đề lâm vào tình trạng bất ổn, nguồn vốn thu hẹp. Đối với những DN có tỷ lệ đòn cân nợ lớn, tiềm lực tài chính yếu sẽ dễ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ.
Sang năm 2012, nền kinh tế tiếp tục suy thoái toàn cầu, dẫn đến khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng. Do đang trong quá trình tái cơ cấu, tập trung rà soát, tái đánh giá các khoản nợ nên tỷ lệ nợ quá hạn tăng khá cao (10%). Tuy nhiên, qua đó cũng thấy đƣợc Navibank đã dám nhìn nhận thẳng vào vấn đề nợ xấu, đề ra những chính sách tức thời để xử lý triệt để nợ quá hạn, góp phần hoàn thành kế hoạch tái cấu trúc hoàn toàn ngân hàng. Ngoài ra, có thể thấy đƣợc một số điểm tích cực từ quá trình cho vay mới:
Các khoản vay mới có chất lƣợng đáng kể, hiệu quả hoạt động của các đơn vị đi vay ngày càng tăng, môi trƣờng kinh tế dần hồi phục, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhờ vào khả năng cải tiến chất lƣợng hoạt động, tăng lợi nhuận kinh doanh qua các năm và chủ động trong việc trích lập dự phòng rủi ro nên quỹ dự phòng rủi ro đã là một công cụ đắc lực trong việc xử lý nợ tồn đọng của ngân hàng.
Trong cho vay, ngân hàng luôn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của NHNN.
2.2.4.2. Phân loại nợ quá hạn
Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lƣợng tín dụng của ngân hàng TMCP Nam Việt đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trƣớc đây vẫn đƣợc đánh giá có chất lƣợng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải đƣợc tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tƣơng lai.
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu Navibank 2010, 2011, 2012
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng dƣ nợ 10,766,553 12,914,681 12,886,000
- Nợ đủ tiêu chuẩn 10,361,797 12,162,417 11,143,141
- Nợ cần chú ý 163,655 37,563 814,001
- Nợ dƣới tiêu chuẩn 55,444 103,609 37,932
- Nợ nghi ngờ 70,315 98,608 14,474
- Nợ có khả năng mất vốn 115,342 174,417 442,368
2. Tổng nợ xấu 241,101 376,634 494,774
3. Tỷ lệ nợ xấu 2.2% 2.9% 3.8%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Navibank 2010, 2011, 2012)
Năm 2011, số dƣ nợ xấu (nợ phân loại các nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ–NHNN và Quyết định 18/2008/ QĐ–NHNN) của toàn Ngân hàng là 376.634 triệu Đồng, tăng 135.542 triệu Đồng (1.56 lần) so với đầu năm 2010 và chiếm 2.9% tổng dƣ nợ.
Năm 2012, số dƣ nợ xấu (nợ phân loại các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của NHNN) của toàn Ngân hàng là 494.774 triệu Đồng, chiếm 3.8% tổng dƣ nợ lớn hơn tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (3%). Năm 2012 là một năm thực sự khó khăn của Ngân hàng nhƣ tiếp nhận thanh tra của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN), bị đƣa vào diện kiểm soát đặc biệt và phải tái cấu trúc theo yêu cầu của NHNN.
Qua số liệu trên có thể thấy tỷ lệ nợ xấu đã tăng mạnh trong năm 2011 và 2012, trong năm 2010 tỷ lệ nợ xấu đã có dấu hiệu gia tăng so với các năm trƣớc. Thực tế đó đã phản ánh mô hình, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng Nam Việt chƣa thực sự hiệu quả, cùng với sự khủng hoảng kinh tế trong những năm qua, cũng nhƣ chất lƣợng CBTD chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển là những nhân tố chính gây nên sự giảm sút chất lƣợng tín dụng. Đây là thách thức thật sự trong công tác quản trị rủi ro tín dụng và yêu cầu nâng cao chất lƣợng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách, thiết thực để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững đối với ngân hàng Nam Việt.
2.2.4.3. Trích lập dự phòng rủi ro
Tình hình trích lập dự phòng rủi ro như sau:
- Ngay khi Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay, Navibank đã tiến hành nghiêm cứu và trích lập dự phòng rủi ro đúng theo hƣớng dẫn. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại khoản vay hoàn toàn khác so với quy định phân loại khoản vay trƣớc đây. Navibank thực hiện đầy đủ theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
- Kết quả trích lập dự phòng nhƣ bảng 6, trong đó tỷ lệ trích dự phòng chung cho ta nhận thấy tỷ lệ trích lập dự phòng ngày càng tăng cho các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tại Navibank, cụ thể năm 2011 tăng 1,6 lần so với năm 2010. Năm 2012 tăng 2,1 lần so với năm 2010 và 1,3 lần so với năm 2011. Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng nhƣng so với tổng nguồn vốn thì con số trên vẫn hợp lý.
Bảng 2.7: Trích lập dự phòng rủi ro năm 2010 - 2012
Đvt: triệu đồng
Danh mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Trích lập dự phòng cho
khoảng nợ quá hạn 230.561 330.996 575.848
Trích lập dự phòng cho
khoảng nợ xấu 180.224 282.750 371.250
(Nguồn: Báo cáo thường niên Navibank 2010,2011,2012)
- Việc duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn và nợ thấp trong giai đoạn 2010 - 2012 bên cạnh nỗ lực nâng cao chất lƣợng tín dụng của toàn hệ thống Navibank còn do thuận lợi của nền kinh tế vĩ mô trong năm 2010 - 2012. Thực chất, hệ thống
quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của Navibank mới bƣớc đầu đƣợc triển khai thực hiện và vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải tiến để có thể đảm bảo chất lƣợng tín dụng trong điều kiện thị trƣờng nhiều thử thách trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới sắp tới của Việt Nam.
- Bên cạnh những nỗ lực giảm các tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thƣơng mại, Ngân hàng còn thực hiện nâng cao chất lƣợng tín dụng thông qua chuyển dịch cơ cấu cho vay. Cụ thể, tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh (khối cho vay thƣờng ít có tài sản đảm bảo) đang giảm dần, tuy không nhiều nhƣng đã có xu hƣớng giảm. Việc chuyển dịch này vừa giúp tăng tính đa dạng trong sản phẩm dịch vụ, vừa giúp giảm và sang sẻ rủi ro cho hoạt động tín dụng.
- Đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu trên là nỗ lực tăng tỷ trọng các món vay có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn chƣa tăng đều, vẫn xấp xỉ 70% qua các năm.
- Nhƣ vậy, trong giai đoạn qua, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng vẫn chƣa ổn định, do tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ vẫn tăng. Đây là một tín hiệu đáng lo ngai và cần có hƣớng giải quyết nhanh chóng và kịp thời, nhằm đƣa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ trên xuống mức cho phép.
2.2.5. Phân tích quy trình cho vay đang đƣợc áp dụng
Trong những năm gần đây, quy trình cho vay đã có nhiều cải tiến nhằm rút ngắn thời gian làm thủ tục vừa phục vụ khách hàng nhanh chóng hơn, vừa khắc phục tình trạng quá tải do ứ đọng hồ sơ xin vay cho cán bộ tín dụng nhƣng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay. Để thực hiện đƣợc cả hai mục tiêu lớn trên, đòi hỏi một quy trình tín dụng phải chặt chẽ và khoa học; đồng thời quy trình đã đƣợc vạch ra phải đƣợc tuân thủ một cách nghiêm ngặt.
Quy trình cho vay đƣợc thực hiện thông qua các bƣớc sau: thẩm định trƣớc khi cho vay, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay.
Việc thẩm định trƣớc khi cho vay do cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện, hiện nay đối với những món vay từ 500 triệu đồng trở lên phải thông qua hội đồng tín dụng (gồm cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định, lãnh đạo phòng tín dụng, lãnh đạo cơ
quan). Nội dung thẩm định bao gồm: Xem xét tƣ cách và khả năng tài chính của khách hàng, thẩm định phƣơng án vay vốn, phƣơng án trả nợ và xác minh kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có).
Nội dung xem xét tƣ cách và khả năng tài chính của khách hàng bao gồm việc kiểm tra hồ sơ pháp lý khách hàng nhƣ chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm ngƣời đại diện pháp nhân,… Đồng thời kiểm tra lịch sử vay trả của khách hàng kể cả với ngân hàng khác qua mạng thông tin ngân hàng để đánh giá uy tín khách hàng. Kiểm tra năng lực tài chính của khách hàng thông qua các số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp; những thông tin này đƣợc phân tích và tính toán các chỉ số nhƣ tỷ lệ thanh toán nhanh, vòng quay hàng hoá, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ nợ,… để từ đó đánh giá một cách chính xác năng lực tài chính của khách hàng. Hiện nay, ngân hàng đã trang bị phần mềm chấm điểm doanh nghiệp với những nội dung trên để bảo đảm tính khách quan trong xem xét tƣ cách khách hàng.
Sau khi xem xét tƣ cách và năng lực tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành phân tích phƣơng án vay vốn trên các mặt sau: phƣơng án sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh đã đăng ký không, tính khả thi và hiệu quả dự kiến của phƣơng án trên, nguồn trả nợ cho phƣơng án vay đó phù hợp và đảm bảo không. Việc thẩm định phƣơng án vay vốn để đạt đƣợc hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng và có kiến thức nhất định trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau để có đƣợc những nhận định chính xác về tính khả thi cũng nhƣ hiệu quả của mỗi phƣơng án vay. Đây cũng chính là một trở ngại lớn làm giảm hiệu quả làm việc của một cán bộ tín dụng; vì vậy, đối với những phƣơng án vay có số tiền xin vay lớn (theo quy định hiện hành là từ 500 triệu đồng) thì phải thông qua hội đồng tín dụng hoặc tiến hành thuê thẩm định viên chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực (nếu cần thiết).
Với những món vay có tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng phải thực hiện việc xác minh, đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay để kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tài sản đồng thời đánh giá giá trị thực tế của tài sản. Tuy nhiên, hiện nay việc đánh giá giá
trị tài sản đảm bảo tại ngân hàng vẫn chủ yếu dựa trên khung giá nhà nƣớc (thƣờng thấp hơn giá trị thị trƣờng) nên cán bộ tín dụng cũng không thể áp đặt ý muốn chủ quan trong việc đánh giá này.
Sau khi hoàn thành công việc thẩm định hồ sơ trên, nếu đủ điều kiện cho vay thì cán bộ tín dụng lập tờ trình đề nghị cho vay trình ký lãnh đạo chuyên môn và lãnh đạo ngân hàng để xét duyệt. Qua quá trình kiểm tra nghiệp vụ, nếu hồ sơ trên đƣợc xét duyệt thì sẽ ra quyết định cấp tín dụng.
Một bộ hồ sơ vay vốn theo quy định bao gồm giấy đề nghị vay vốn; giấy chứng nhận sở hữu tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có tài sản thế chấp); hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh; hợp đồng tín dụng; các hợp đồng kinh tế khác liên quan (nếu cần thiết). Hồ sơ này sau khi xét duyệt sẽ đƣợc chuyển xuống bộ phận giao dịch để tiến hành giải ngân cho khách hàng.
Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải tiếp tục theo dõi và kiểm tra sử dụng vốn để đảm bảo các khoản vay đƣợc sử dụng đúng mục đích, việc kiểm tra nay phải đƣợc lập các tờ trình lƣu hồ sơ. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải mở sổ theo dõi các khoản đến hạn, gia hạn, quá hạn,… để có phƣơng án nhắc nhở, thu nợ hợp lý. Cuối cùng, sau khi đã thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng tiến hành thanh lý hợp đồng vay. Trong trƣờng hợp có rủi ro xảy ra, phải đề nghị các phƣơng án xử lý rủi ro thích hợp.
2.2.6. Nhận dạng các rủi ro trong hoạt động cho vay và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tại Navibank rủi ro trong cho vay tại Navibank
2.2.6.1. Nhận dạng các rủi ro trong hoạt động cho vay
Nhƣ đã phân tích ở trên, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt giai đoạn qua đã từng bƣớc nâng cao cả về quy mô và chất lƣợng; tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cho thấy hoạt động cho vay vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Rủi ro cả Navibank thƣờng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhƣ thiếu chặt chẽ và còn yếu trong quản lý; chƣa tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc tín dụng, quy trình cho vay; chính sách cho vay chƣa hợp lý; khách hàng cố ý lừa đảo; cũng nhƣ là các biến động ngoài dự kiến của nền kinh tế hay sự thay đổi các chính sách nhà nƣớc,… Vì
vậy, để hạn chế rủi ro, chúng ta phải nhận biết đƣợc nhóm nguyên nhân đa dạng trên một cách hệ thống. Chúng ta có thể tiếp cận và phân tích nguyên nhân rủi ro theo các nhóm nguyên nhân sau: Từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng vay và từ các tác động khác bên ngoài.
* Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Trong hoạt động nhận dang rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng việc xem xét, ra quyết định của các nhà đầu tƣ. Bằng cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính, thông qua các chỉ số tài chính quá khứ và hiện tại của ngân hàng, cán bộ tín dụng có thể đƣa ra đánh giá về tình hình tài chính và đƣa ra ƣớc tính tốt nhất về khả năng kinh tế trong tƣơng lai của khách hàng đó.
* Giao tiếp trong nội bộ các khách hàng
- Giao tiếp với nội bộ khách hàng: Tiếp xúc với các bộ phận trong nội bộ khách hàng sẽ giúp cán bộ tín dụng sớm phát hiện những dấu hiệu rủi ro tín dụng tiềm ẩn.
- Giao tiếp trong nội bộ ngân hàng: Ban giám đốc chi nhánh và các phòng ban