Trích lập dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 44)

5. Kết cấu đề tài

2.2.4.3.Trích lập dự phòng rủi ro

Tình hình trích lập dự phòng rủi ro như sau:

- Ngay khi Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay, Navibank đã tiến hành nghiêm cứu và trích lập dự phòng rủi ro đúng theo hƣớng dẫn. Tuy nhiên, việc thực hiện phân loại khoản vay hoàn toàn khác so với quy định phân loại khoản vay trƣớc đây. Navibank thực hiện đầy đủ theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

- Kết quả trích lập dự phòng nhƣ bảng 6, trong đó tỷ lệ trích dự phòng chung cho ta nhận thấy tỷ lệ trích lập dự phòng ngày càng tăng cho các khoản nợ quá hạn và nợ xấu tại Navibank, cụ thể năm 2011 tăng 1,6 lần so với năm 2010. Năm 2012 tăng 2,1 lần so với năm 2010 và 1,3 lần so với năm 2011. Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng nhƣng so với tổng nguồn vốn thì con số trên vẫn hợp lý.

Bảng 2.7: Trích lập dự phòng rủi ro năm 2010 - 2012

Đvt: triệu đồng

Danh mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Trích lập dự phòng cho

khoảng nợ quá hạn 230.561 330.996 575.848

Trích lập dự phòng cho

khoảng nợ xấu 180.224 282.750 371.250

(Nguồn: Báo cáo thường niên Navibank 2010,2011,2012)

- Việc duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn và nợ thấp trong giai đoạn 2010 - 2012 bên cạnh nỗ lực nâng cao chất lƣợng tín dụng của toàn hệ thống Navibank còn do thuận lợi của nền kinh tế vĩ mô trong năm 2010 - 2012. Thực chất, hệ thống

quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của Navibank mới bƣớc đầu đƣợc triển khai thực hiện và vẫn còn nhiều vấn đề cần phải cải tiến để có thể đảm bảo chất lƣợng tín dụng trong điều kiện thị trƣờng nhiều thử thách trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới sắp tới của Việt Nam.

- Bên cạnh những nỗ lực giảm các tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thƣơng mại, Ngân hàng còn thực hiện nâng cao chất lƣợng tín dụng thông qua chuyển dịch cơ cấu cho vay. Cụ thể, tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh (khối cho vay thƣờng ít có tài sản đảm bảo) đang giảm dần, tuy không nhiều nhƣng đã có xu hƣớng giảm. Việc chuyển dịch này vừa giúp tăng tính đa dạng trong sản phẩm dịch vụ, vừa giúp giảm và sang sẻ rủi ro cho hoạt động tín dụng.

- Đi đôi với việc chuyển dịch cơ cấu trên là nỗ lực tăng tỷ trọng các món vay có tài sản đảm bảo để hạn chế rủi ro mất vốn cho ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này vẫn chƣa tăng đều, vẫn xấp xỉ 70% qua các năm.

- Nhƣ vậy, trong giai đoạn qua, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng vẫn chƣa ổn định, do tỷ lệ nợ xấu trên dƣ nợ vẫn tăng. Đây là một tín hiệu đáng lo ngai và cần có hƣớng giải quyết nhanh chóng và kịp thời, nhằm đƣa tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ trên xuống mức cho phép.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 44)