5. Kết cấu đề tài
2.3.2.1. Chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Nam
Hàng TMCP Nam Việt
2.3.2.1. Chính sách quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng TMCP Nam Việt TMCP Nam Việt
* Xây dựng các giới hạn trong cho vay
Navibank đã xây dựng chính sách giới hạn trong cho vay của nhóm khách hàng có liên quan, khách hàng lớn, giới hạn theo ngành, lĩnh vực hay khu vực đại lý, căn cứ theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, Navibank đã xây dựng đƣợc các chính sách giới hạn trong cho vay nhƣ sau:
Giới hạn cho vay đối với các khách hàng lớn: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc có quy định tổng dƣ nợ không vƣợt quá 10 – 20% vốn của ngân hàng hiện có. Đối với Navibank về dƣ nợ bảo lãnh tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 25% vốn tự có. Nhƣ vậy, nếu Navibank đã cấp khoản vay cho một khách hàng đạt mức tối đa 15% vốn tự có thì Navibank chỉ có thể cấp bảo lãnh cho cùng khách hàng tối đa 10% vốn tự có (lƣu ý là theo quy định chung về bảo lãnh ngân hàng thì tổng số dƣ bảo lãnh cho một khách hàng có thể đạt tối đa 15% vốn tự có).
Giới hạn cho vay đối với các khách hàng có liên quan: Theo quy định của Ngân
hàng Nhà nƣớc tổng dƣ nợ của một nhóm khách hàng có liên quan không vƣợt quá 50%, tuy nhiên có thể lên đến 60% bao gồm dƣ nợ vay và dƣ nợ bảo lãnh. Đối với Navibank thì luôn đảm bảo không vƣợt mức 50%.
Giới hạn cho vay theo ngành hoặc lĩnh vực: Chính sách này tốt mang lại hiệu quả
cao cho các tôt chức tín dụng lớn. Hầu hết các Ngân hàng thuộc vốn sở hữu Nhà nƣớc thì họ đặt biệt cho vay tập trung vào các lĩnh vực này. Tuy nhiên đối với Navibank hầu nhƣ không cho vay đối với các hình thức này.
* Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại Navibank
Quy định chung
- Toàn bộ dƣ nợ của một khách hàng tại Navibank phải đƣợc phân loại vào cùng một nhóm nợ. Đối với khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định của tiêu chuẩn phân loại nợ này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác thì các khoản nợ còn lại của khách hàng phải đƣợc phân vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.
- Đối với khoản cho vay hợp vốn, nếu Navibank là Ngân hàng đầu mối thì thực hiện phân loại nợ đối với khoản cho vay hợp vốn theo các quy định về phân loại nợ này và phải thông báo quả của phân loại nợ cho các Ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn. Trƣờng hợp khách hàng vay hợp vốn có một hoặc một số các khoản nợ không cùng nhóm của khoản nợ vay hợp vốn do Navibank phân loại thì Navibank phân loại lại toàn bộ dƣ nợ của khách hàng vay hợp vốn vào
nhóm nợ do Navibank phân loại hoặc do Ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn phân loại tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn. Trƣờng hợp Navibank là Ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn thì Navibank tiến hành phân loại nợ cho vay hợp vốn trên cơ sở phân loại của ngân hàng đầu mối hoặc phân loại nợ của các Ngân hàng tham gia cho vay hợp vốn (nếu khách hàng có khoản nợ) tùy theo nhóm nợ nào có rủi ro cao hơn.
Phân loại nợ
- Navibank thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của tổ chức cho vay và thực hiện đầy đủ theo quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức cho vay ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.
- Việc đánh giá phân loại khoản nợ do Khối quản trị rủi ro thực hiện và dựa trên các cơ sở sau:
Số liệu về việc thực hiện trả nợ gốc và lãi của các khoản nợ, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo chƣơng trình BTS.
Kết hợp với các thông tin về khách hàng, thị trƣờng, chính sách của nhà nƣớc do các đơn vị kinh doanh cung cấp hoặc tự Phòng quản trị rủi ro có đƣợc (trên cơ sở đối chiếu, kiểm tra thông tin với các đơn vị kinh doanh). - Phòng quản trị rủi ro tiến hành phân loại khoản nợ và đánh giá chất lƣợng cho
vay của toàn hệ thống Navibank định kỳ tháng 01 tháng/lần (trƣớc ngày 08 của tháng kế tiếp). Sau khi hoàn thành việc đánh giá phân loại khoản nợ, Phòng quản trị rủi ro có trách nhiệm báo cáo Ban Tổng giám đốc dƣới hình thức “ Báo cáo chất lƣợng cho vay” trƣớc ngày mùng 10 của tháng kế tiếp. Kết quả đánh giá phân loại khoản nợ của các đơn vị sẽ đƣợc Phòng quản trị rủi ro gửi tới Giám đốc, Trƣởng các đơn vị và Bộ phận thẩm định các chi nhánh Phòng Hỗ trợ và phát triển ứng dụng – Trung tâm ứng dụng và phát triển sản phẩm dịch
vụ công nghệ ngân hàng có trách nhiệm lập các báo cáo tự động để phân loại các khoản nợ theo các tiêu chí liên quan đến lịch sử trả nợ gốc và lãi vay có dữ liệu lƣu trữ trên hệ thống phần mềm BTS. Phòng Kế toán tài chính: Trên cơ sở kết quả phân loại khoản nợ của Phòng Quản trị Rủi ro (trong đó nêu rõ nguyên nhân phân loại do yếu tố định tính hoặc định lƣợng), Phòng kế toán tài chính có trách nhiệm thực hiện các bƣớc hạch toán điều chỉnh trƣờng Quản trị rủi ro của khoản nợ theo khoản mục phù hợp và thực hiện trích lập dự phòng rủi ro cho vay phù hợp với quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Phòng kinh doanh và Phòng thẩm định có trách nhiệm báo cáo các thông tin cần thiết liên quan đến tình hình hoạt động của khách hàng cũng nhƣ những thông tin khác liên quan đến khoản nợ hoặc khách hàng với Phòng quản trị rủi ro để đảm bảo việc phân loại khoản nợ phản ánh chính xác mức độ rủi ro tiềm ẩn của khoản nợ. Việc chia sẻ thông tin đƣợc thực hiện trên tinh thần hợp tác nhằm mục đích cuối cùng là phát hiện sớm rủi ro tiềm ẩn để kịp thời có biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho ngân hàng.
Theo dõi và quản lý các khoản nợ đã được phân loại
- Phòng quản trị rủi ro cho vay – Khối quản trị rủi ro thƣờng xuyên theo dõi chất lƣợng của danh mục cho vay trên toàn hệ thống Navibank, trong các trƣờng hợp cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lƣợng cho vay của toàn hệ thống lên Ban Tổng giám đốc xem xét quyết định và đôn đốc và kết hợp với các đơn vị kinh doanh trong việc đánh gía, theo dõi các khoản nợ cụ thể đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm thu hồi các khoản nợ từ loại 2 đến 4. Phòng cũng là đầu mỗi nhận tất cả các phản hồi của các đơn vị kinh doanh về kết quả phân loại khoản nợ, tổng hợp, phân tích và báo cáo Ban Tổng Giám Đốc.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các khoản nợ do Phòng quản trị rủi ro lập và gửi tới từng đơn vị hàng tháng, chuyên viên của Phòng thẩm định tại các đơn vị kinh doanh có trách nhiệm báo cáo chi tiết về các khoản nợ thuộc loại 3,4,5 trong danh mục quản lý của đơn vị.
- Phòng Kinh doanh, Bộ phận Thẩm định thuộc khối TD&QTRR HO, Ban xử lý nợ tại các đơn vị và HO Các biện pháp theo dõi, quản lý khoản nợ do các đơn vị kinh doanh (Phòng kinh doanh kết hợp với Phòng thẩm định) tự thực hiện phù hợp với tính hình thực tế của khách hàng, tuy nhiên đảm bảo thực hiện tối thiểu các biện pháp quản lý sau:
Đối với các khoản vay nợ thuộc nhóm 2:
Tìm hiểu nguyên nhân chuyển sang nợ nhóm 2.
Nếu việc chuyển sang nợ nhóm 2 do nguyên nhân chậm trả lãi hoặc đến hạn chƣa trả nợ do lƣu chuyển tiền mặt của khách hàng chậm so với dự kiến thì Chuyên viên khách hàng có trách nhiệm đôn đốc thu hồi ngay.
Trong vòng 15 ngày kể từ ngày khoản nợ chuyển sang nợ nhóm 2, Chuyên viên khách hàng kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và tiếp tục thƣờng xuyên kiểm tra cho đến khi thu hồi hết nợ vay.
Đối với các khoản nợ nhóm 3: Phòng kinh doanh kết hợp với Phòng thẩm định thực hiện những việc sau:
Yêu cầu khách hàng đến ngân hàng làm việc để giải trình về nguyên nhân chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng hoặc nguyên nhân của các dấu hiệu gây ảnh hƣởng xấu tới hoạt động của khách hàng; các giải pháp và kế hoạch của khách hàng để khắc phục cũng nhƣ đảm bảo nguồn trả nợ đầy đủ cho Ngân hàng.
Kết hợp với Phòng thẩm định đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng thu hồi nợ vay của Navibank, xác định rõ các điểm rủi ro của khoản nợ để có các biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay cho Ngân hàng.
Kết hợp phòng Thẩm định kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các giải pháp, kế hoạch của khách hàng định kỳ 01 lần/tháng.
Tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp để theo dõi, kiểm soát nguồn trả nợ hoặc các nguồn thu khác của khách hàng (nguồn trả nợ bổ sung).
Tăng cƣờng các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ tài sản đảm bảo, trong trƣờng hợp cần thiết có thể tiến hành kê biên tài sản đảm bảo để đề phòng khả năng phải xử lý tài sản đảm bảo sau này.
Đối với khoản nợ loại 4:
Kết hợp với Phòng thẩm định và Ban xử lý nợ để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng (khả năng thu hồi gốc và lãi từ nguồn trả nợ xác định của khách hàng), từ đó có các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ. Trong trƣờng hợp cần thiết thì tiến hành kê biên tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện khách hàng sớm để có thể xử lý thu hồi sớm nợ vay, tránh để lâu có thể gay thiệt hại cho Ngân hàng hoặc khả năng xử lý tài sản đảm bảo bị suy giảm.
Chuyển hồ sơ sang Ban xử lý nợ giải quyết.
Đối với các khoản nợ nhóm 5: Ban xử lý nợ tiến hành kê biên, phát mại tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện để thu hồi vốn cho Navibank.