Nâng cao hiệu quả của hoạt động thu nợ trực tiếp

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 94)

5. Kết cấu đề tài

3.2.4.2.Nâng cao hiệu quả của hoạt động thu nợ trực tiếp

Navibank phải đƣa ra chính sách xử lý nợ linh hoạt khuyến khích tất cả các đối tƣợng tham gia tiến trình xử lý nợ gồm cán bộ Ngân hàng và cá nhân, tổ chức khác có tham gia. Đồng thời, đƣa ra cơ chế thƣởng phạt rõ ràng, những ngƣời đóng góp trong việc xử lý nợ xấu sẽ đƣợc thƣởng, những ngƣời gây ra sai phạm do lỗi chủ quan dẫn đến nợ xấu sẽ phải thu hồi đƣợc nợ, trong trƣờng hợp không thu hồi đƣợc nợ phải tự bỏ tiền ra bù đắp hoặc phải chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến khoản vay.

3.2.4.3. Tăng cƣờng hoạt động của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc Navibank

Mới đƣợc thành lập từ tháng 12/2006, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thuộc Navibank (NaviAMC) tiền thân là Ban xử lý nợ của Ngân hàng cần phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và thiết lập bộ máy hoạt động một cách chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu xử lý nợ ngày càng phức tạp của Ngân hàng.

NaviAMC cần ƣu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ các kiến thức cơ bản về xử lý nợ xấu, có thể cử cán bộ ra nƣớc ngoài đào tạo chuyên sâu về xử lý nợ xấu, đồng thời có chính sách khuyến khích động viên các nhân viên xử lý nợ một cách hợp lý, nâng cao động lực công tác của đội ngũ nhân viên.

NaviAMC cần đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của mình nhƣ môi giới mua bán bất động sản, tƣ vấn cơ cấu lại các doanh nghiệp có triển vọng... nhằm chủ động trong các phƣơng án xử lý nợ.

Navibank cần có cơ chế mua bán nợ với NaviAMC, tính toán giá trị các khoản nợ hợp lý để khi xử lý đƣợc các khoản nợ một cách nhanh chóng Navibank và NaviAMC đều cùng có lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 94)