Phƣơng pháp đánh giá quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

1.2.5. Phƣơng pháp đánh giá quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay

Nếu nhƣ quản trị rủi ro trong cho vay đóng vai trò sống còn đối với ngân hàng, thì việc đánh giá đƣợc hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro trong cho vay của một ngân hàng còn là vấn đề quan trọng hơn. Ngân hàng không chỉ nhận thức vai trò của quản trị rủi ro trong cho vay, mà còn phải biết cách xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro trong cho vay đáp ứng đƣợc các mục tiêu đề ra.

Để đánh giá đƣợc quản trị rủi ro trong cho vay có đạt hiệu quả hay không thì thƣờng các ngân hàng dùng tiêu chuẩn an toàn vốn của Basel II nhƣ sau:

Basel II là hiệp ƣớc quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cƣờng quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng nhƣ việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Đây đƣợc xem là giải pháp đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á. Dự thảo Hiệp ƣớc Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trƣờng.

Về tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, dự thảo Basel II đề cập tới vấn đề vốn tự có của tổ chức tín dụng, các tài sản đƣợc điều chỉnh theo mức độ rủi ro trong đó nhấn mạnh tới các phƣơng pháp để tính mức độ rủi ro tín dụng nhƣ phƣơng pháp chuẩn hóa, phƣơng pháp dựa trên hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ.

Theo quy định trong Basel II, một tổ chức tài chính đƣợc gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1 và 8% đối với vốn cấp 2

Hệ số đƣợc tính nhƣ sau = Vốn ngân hàng/Tài sản có điều chỉnh rủi ro.

Tài sản có điều chỉnh rủi ro được chia làm hai cấp: Vốn cấp 1 và vốn cấp 2

 Vốn cấp 1: Cổ phần thƣờng và dự trữ bắc buộc công bố

 Vốn cấp 2: Dữ trữ không đƣợc công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/ dự phòng tổn thất cho vay chung, các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu), nợ thứ cấp.

Về quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý, dự thảo Hiệp ƣớc Basel II quy định các quy tắc giám sát, quản trị và hƣớng dẫn quản lý rủi ro đối với

các ngân hàng. Quá trình giám sát và quản trị này không những nhằm mục đích khẳng định việc các ngân hàng duy trì một mức vốn phù hợp đối với toàn bộ những rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích các ngân hàng phát triển và sử dụng các kỹ thuật để quản lý rủi ro tốt hơn.

Ủy ban Basel đã đưa ra 4 quy tắc cơ bản giám sát và quản trị ngân hàng gồm:

- Các ngân hàng phải có một quy trình đánh giá mức vốn an toàn tƣơng ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và một chiến lƣợc để duy trì mức vốn của mình;

- Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của nội bộ các ngân hàng cũng nhƣ khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định về tỷ lệ vốn tối thiểu đồng thời các cơ quan quản lý cũng phải có biện pháp can thiệp thích đáng nếu họ không hài lòng về kết quả đánh giá;

- Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với mức vốn cao hơn mức vốn an toan tối thiểu và phải có khả năng bắt các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu;

- Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng tụt xuống thấp hơn mức yêu cầu và phải yêu cầu ngân hàng có biện pháp sửa chữa kịp thời nếu mức vốn an toàn không đƣợc khôi phục và duy trì.

Trong phần các quy tắc thị trƣờng, Basel II cũng đƣa ra các khuyến cáo không bắt buộc và các yêu cầu mang tính bắt buộc đối với ngân hàng. Ủy ban Basel II để nghị các ngân hàng tuân thủ nguyên tắc: "Ngân hàng phải có chính sách về tính minh bạch và công khai đƣợc hội đồng quản trị thông qua. Chính sách này phải thể hiện rõ các mục tiêu và chiến lƣợc dành cho việc công khai hóa các thông tin về thực trạng tài chính và hoạt động ngân hàng".

Ngoài ra, các ngân hàng cũng phải xây dựng kế hoạch thực hiện công khai tài chính bao gồm cả chu kỳ công bố. Đó là công khai cơ cấu vốn, công khai cơ cấu rủi ro và các đánh giá rủi ro, công khai hiện trạng phù hợp vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Nam Việt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)