5. Kết cấu đề tài
1.2.4.1. Chính sách quản trị rủi ro trong cho vay
Ba nhóm chính sách cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro trong cho vay là: Các chính sách nhằm giới hạn hoặc giảm thiểu rủi ro trong cho vay; các chính sách liên quan đến phân loại nợ; và chính sách liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro (hay tổn thất) để bù đắp cho các rủi ro dự kiến.
* Xây dựng các giới hạn cho vay nhằm giảm rủi ro trong cho vay
Chính sách này đƣợc xây dựng đề cập vào ba giới hạn cơ bản đó là: Giới hạn dƣ nợ cho vay khách hàng lớn; Giới hạn dƣ nợ cho vay nhóm khách hàng có liên quan; Giới hạn dƣ nợ theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý.
Giới hạn cho vay một khách hàng lớn:
Luật pháp các nƣớc đều đƣa ra qui định rõ về giới hạn này nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng. Giới hạn này đƣợc thiết lập trên cơ sở vốn của ngân hàng, thông thƣờng mức dƣ nợ cho vay vào một khách hàng không quá 10 –25% vốn của NHTM. Thực tế ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, NHTM thƣờng thiết lập mức thấp hơn so qui định của pháp luật.
Giới hạn cho vay nhóm khách hàng có liên quan:
Theo thông lệ chung thì giới hạn cho vay vào nhóm khách hàng có liên quan không vƣợt quá 50% vốn tự có của ngân hàng và 60% nếu tính cả số dƣ bảo lãnh;
hoặc ở mức khống chế chặt đối với nhóm khách hàng có liên quan đều do hội đồng quản trị xem xét, quyết định.
Giới hạn cho vay theo ngành hoặc lĩnh vực:
Chính sách này nhằm khống chế dƣ nợ tối đa cho vay vào một ngành kinh doanh hay lĩnh vực, thậm chí theo khu vực địa lý (vùng, quốc gia). Chính sách nhằm ngăn chặn tổn thất cho vay do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn khi thị trƣờng đóng băng, có thể dẫn tới loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phá sản, không trả đƣợc nợ ngân hàng.
* Chính sách phân loại nợ
Chính sách phân loại nợ là chính sách mà các NHTM đƣa ra các tiêu chí xếp hạng các khoản dƣ nợ hiện tại theo tiêu chuẩn cụ thể vào các nhóm nợ để từ đó thực hiện trích lập dự phòng rủi ro bù đắp rủi ro trong hoạt động cho vay theo tỷ lệ tƣơng ứng cho mỗi nhóm nợ, nhằm chủ động bù đắp tổn thất cho vay khi có rủi ro xảy ra. Đây là chính sách cốt lõi của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay. Về nguyên tắc phân loại phải đƣợc tiến hành ngay khi cấp cho vay và thông thƣờng đƣợc đánh giá lại vài lần trong năm.
* Trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay
Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến. Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự phòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố nhƣ kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ, mức tăng trƣởng cho vay, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế... cũng cần đƣợc cập nhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất cho vay.