5. Kết cấu đề tài
3.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Hoạt động cho vay của các NHTM liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nƣớc và chiến lƣợc, chính sách kinh tế của Nhà nƣớc. Vì thế, một trong những giải pháp quan trọng, giúp các NHTM đạt mục tiêu hoạt động cho vay an toàn, hiệu quả và đạt chuẩn mực quốc tế là các giải pháp của Chính phủ.
3.3.1.1. Một số biện pháp nhằm nâng cao, cải thiện môi trƣờng kinh tế, pháp luật cho các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển, nâng cao sức luật cho các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập
Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa (CPH) DNNN thông qua một số biện pháp sau:
Cần có chuyển biến mạnh mẽ từ hình thức CPH nội bộ là hình thức bán cổ phần ra bên ngoài doanh nghiệp, kể cả việc bán cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, diện doanh nghiệp CPH cũng cần phải đƣợc mở rộng, không cho các doanh nghiệp nhỏ mà cả các Tổng công ty lớn.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng là một trong những khâu bức xúc nhất trong tiến trình CPH. Ban định giá bao gồm các chuyên gia từ nhiều bộ phận ngành hiện nay cần đƣợc thay bằng các đơn vị trung gian có kiến thức, kinh nghiệm trong công tác định giá để bảo đảm chính xác và khách quan, sát với thị trƣờng. Riêng các doanh nghiệp có giá trị tài sản dƣới 20 tỷ VND đƣợc tự kê khai, tự định giá để cơ quan chức năng công bố giá trị doanh nghiệp tiến hành CPH.
Tăng cường hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp:
Nhà nƣớc cần có cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau khi thành lập nhằm kiểm soát doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của Pháp luật.
Nhà nƣớc cần có biện pháp kinh tế buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng Pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện tốt công tác duyệt quyết toán và kiểm tra theo chế độ qui định để đảm bảo tính pháp lý và nguồn số liệu cung cấp.
3.3.1.2. Một số kiến nghị nhằm cải thiện môi trƣờng hoạt động cho vay cuả các NHTM các NHTM
Về chính sách đảm bảo tiền vay :
Việc đăng ký giao dịch bảo đảm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất: cần có văn bản hƣớng dẫn cụ thể quy định cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xác nhận về quyền sở hữu tài sản trên đất và đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản trên đất khi thế chấp quyền sử dụng đất.
Cần có quy định riêng về việc thế chấp cầm cố loại tài sản khi Nhà nƣớc giao vốn DNNN trƣớc đây mà không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu.
Vấn đề phát mại tài sản thế chấp:
Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan theo hành luật pháp phải đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến tài sản thế chấp, tránh dây dƣa, kéo dài, nâng cap hiệu lực của Cơ quan thị hành án nhằm thực hiện nghiêm túc, đúng quy định về cƣỡng chế, buộc ngƣời vi phạm phải thi hành án.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc
3.3.2.1. Về quản lý chặt chẽ hơn hoạt động của các NHTM đảm bảo tính an toàn của hệ thống toàn của hệ thống
Ngày 12/03/2008 tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng của NHNN đƣợc ban hành theo quyết định 06/2008/QĐ-NHNN yêu cầu các NHTM tự đánh giá theo tiêu chí vốn tự có, chất lƣợng tài sản , năng lực quản trị, kết quả hoạt động kinh doanh và khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cần có cơ chế giám sát để đảm bảo các NHTM tự chấm điểm một cách khách quan và tuân thủ các quy định của NHNN về chất lƣợng tài sản và phát triển cân đối dƣ nợ cho vay...Về lâu dài cần có một tổ chức độc lập tiến hành định hạng tín nhiệm của các NHTM để đảm bảo tính khách quan, và trên cơ sở định hạng tín nhiệm này, NHNN có thể đề ra những chính sách thích hợp cho từng nhóm NHTM.
NHNN cần nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của NHNN trong việc khắc phục những khuyết điểm, xử lý kiên quyết những sai phạm đã đƣợc phát hiện và chủ động có những giải pháp đồng bộ với các ngành có liên quan.
NHNN cần ban hành, sửa đổi các quy định liên quan tới hoạt động cho vay của NHTM theo chuẩn mực quốc tế (Basel 1 và Basel 2) song bảo đảm phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhƣ: giao dần quyền chủ động cho các NHTM trong việc trích lập sử dụng dự phòng rủi ro, chỉ tiêu phân loại khách hàng, xếp hạng khách hàng, tỷ lệ bảo đảm an toàn tài sản có…
3.3.2.2. Về tạo lập tính minh bạch chính xác của thông tin trên thị trƣờng cho vay vay
NHNN cần đổi mới toàn diện hoạt động cung cấp thông tin cho vay, cũng nhƣ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế hoạt động của Trung tâm phòng ngừa rủi ro NHNN (CIC) nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin cho vay của cá NHTM đƣợc “kịp thời, chính xác, đầy đủ, chất lƣợng cao”.
NHNN cần sớm xây dựng mạng thông tin 24/24 theo dõi các hoạt động trên thị trƣờng tiền tệ, nhất là các hoạt động trên thị trƣờng liên Ngân hàng.
3.3.2.3. Về xử lý nợ quá hạn và phòng ngừa rủi ro
Đối với các khoản cho vay theo chỉ định của Chính Phủ: Đề nghị Ngân hàng nhà nƣớc phối hợp với các Bộ ngành liên quan để thu hồi vốn giải quyết dứt điểm vấn đề nợ đọng.
NHNN cần có hƣớng dẫn cụ thể trong trƣờng hợp chuyển nợ vay Ngân hàng thành vốn góp trong doanh nghiệp cổ phần hoá.
Tạo điều kiện cho ngân hàng bán các khoản nợ đủ tiêu chuyển cho VAMC để tái cấp vốn trong kinh doanh.
Phát triển các công cụ thị trƣờng tiền tệ, mở rộng áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế. Trƣớc mắt, có cơ chế thích hợp để quản lý và tạo điều kiện để các NHTM phát triển nghiệp vụ phái sinh lãi suất theo hƣớng NHNN không quy định cụ thể kỹ thuật giao dịch mà chỉ quy định những điều kiện và giới hạn cho NHTM thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.
3.3.2.4. Về nâng cao vai trò hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng
NHNN cần có cơ chế để hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng trở thành đúng nhƣ chức năng của nó đặc biệt là các vấn đề cần sự đồng thuận trong ứng xử và hành
động của các Ngân hàng, ví dụ: Các vấn đề về tăng giảm lãi suất; các vấn đề về ứng xử đối với các khách hàng đã vay vốn trong các đơn vị thành viên của hiệp hội; Vấn đề cầu nối tháo gỡ những vƣớng mắc khó khăn cho các hội viên trong quan hệ với NHNN và Chính phủ.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Với mục tiêu định hƣớng của Navibank phấn đấu đến năm 2015 đạt đƣợc hơn một triệu khách hàng và mở rộng qui mô hoạt động lên hơn 200 chi nhánh và phòng giao dịch thì nhu cầu kiện toàn công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay trong hệ thống là đòi hỏi khách quan và cấp thiết.
Nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phòng tổn thất trong từng công đoạn và quá trình cấp tín dụng. Trong đó bao gồm : môi trƣờng quản trị rủi ro tín dụng , qui trình cấp tín dụng, qui trình đo lƣờng và giám sát tín dụng , công tác kiểm soát rủi ro , vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát. Bên cạnh đó là những kiến nghị về phía Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn hoàn thiện môi trƣờng pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định phát vay.
Sự vận dụng các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng quốc tế Ủy ban Basel và từ các nƣớc nhƣ: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Hồng Kông, …., kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại Navibank và kết hợp với những ý kiến đóng góp qua quá trình trao đổi phỏng vấn các đồng nghiệp tại các Phòng ban khác nhau của Navibank. Ngƣời viết tin rằng các giải pháp đề ra trong chƣơng ba sẽ đóng góp thiết thực cho việc khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay, cũng nhƣ nâng cao công tác quản trị rủi ro trong cho vay, trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới tại Navibank.
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là một nội dung quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của một NHTM, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những vẫn đề then chốt quyết định sự tổn tại của hệ thống NHTM khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ (vấn đề mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế thị trƣờng). Việc hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay một cách có hiệu quả để tận dụng tối ƣu các nguồn lực hiện có nhằm mục đích vừa giảm thiểu rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận cho các tài sản có đang là đòi hỏi vô cùng bức thiết đối với các NHTM nói chung và Navibank nói riêng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở các vấn đề hiện tại của Navibank, tác giả đã đƣa ra các giải pháp có tính thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn hoạt động và đảm bảo yêu cầu hội nhập.
Quản trị rủi ro trong cho vay là vấn đề lớn, chịu tác động của rất nhiều yếu tố liên quan nên những giải pháp và kiến nghị trong luận văn chỉ phát huy tác dụng khi có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong ngân hàng các các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan trong quá trình thực hiện.
Qua nghiên cứu và thực tiễn cho thấy rủi ro trong hoạt động ngân hàng nói riêng và rủi ro trong hoạt động trong cho vay nói riêng đều có thể đƣợc nhận diện, đo lƣờng để đƣa ra các dự báo kịp thời có tính cảnh báo; trên cơ sở đó xây dựng những phƣơng án nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các thiệt hại do rủi ro gây ra nếu các ngân hàng thƣơng mại xây dựng đƣợc hệ thống quản lý rủi ro một cách hiệu quả và nhận thức sâu sắc đƣợc rằng: Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là một quá trình liên tục, cần thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt đƣợc các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng ngân hàng, NXB Tài chính.
Nguyễn Minh Kiều (2006) , Nghiệp vụ Ngân hàng, NXB Thống kê. Nguyễn Hữu Khánh (2010), Quản trị rủi ro, NXB Thống kê.
Ngân hàng Navibank, Báo cáo thường niên 2010, 2011, 2012.
Ngô Quang Huân -Võ Thị Quý - Nguyễn Quang Thu -Trần Quang Trung (1998),
Quản trị Rủi ro, NXB Giáo dục.
Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng(2003), NXB
Thống kê – Hà Nội
Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt (2008), Quản Trị Ngân Hàng Thƣơng Mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Thái Văn Đại (2007) Nghiệp Vụ Kinh Doanh Ngân Hàng Thƣơng Mại, Tủ sách Đại học Cần Thơ.
Thống đốc NHNN, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN - ngày 22/4/2005, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.
Thống đốc NHNN, Chỉ thị số 02/2005/CT-NHNN– ngày 20/04/2005, Về việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng trƣởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống.
Thống đốc NHNN, Quyết định 783/2005/QĐ-NHNN –ngày 31/05/2005, Về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ- NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.
Thống đốc NHNN, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN- ngày 19/04/2005, Về việc ban hành "Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng".
Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê.
Một số trang web : www.sbv.gov.vn, www.gso.gov.vn, www.mof.gov.vn, www.icb.com.vn, www.vietcombank.com.vn, www.agribank.com.vn,
www.tapchiketoan.com www.mof.gov.vn www.vacpa.org.vn,
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………...i
LỜI CÁM ƠN……….ii
TÓM TẮT………...iii
ABSTRCT………..iv
MỤC LỤC………..v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT………xi
DANH MỤC BIỂU BẢNG………xii
GIỚI THIỆU ... 1
1. Đặt vấn đề ... 1
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1
3. Mục tiêu, nội dung, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu ... 4
Mục tiêu nghiên cứu ... 4
Nội dung nghiên cứu... 4
Phạm vi nghiên cứu ... 4
Phƣơng pháp nghiên cứu ... 4
4. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ... 4
Một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng đƣợc sử dụng tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay ... 4
Tổng quan về các đề tại có hiện nay đã đƣợc nghiên cứu ... 7
5. Kết cấu đề tài ... 8
CHƢƠNG 1 ... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ... 9
1.1. Tín dụng và rủi ro trong hoạt động cho vay tại của ngân hàng thƣơng mại ... 9
1.1.1. Khái niệm và phân loại hoạt động cho vay ... 9
1.1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay ... 9
1.1.1.2. Phân loại hoạt động cho vay ... 10
1.1.2.1. Rủi ro và rủi ro trong kinh doanh ... 11
1.1.2.2. Rủi ro trong hoạt động cho vay ... 13
1.1.2.3. Phân biệt rủi ro và tổn thất trong hoạt động cho vay NHTM ... 15
1.1.3. Phân loại rủi ro trong hoạt động cho vay ... 16
1.1.3.1. Phân loại theo đối tƣợng sử dụng vốn vay ... 16
1.1.3.2. Phân loại theo đối tƣợng sử dụng vốn vay ... 16
1.1.3.3. Phân loại theo giai đoạn phát sinh ... 17
1.1.4. Chỉ tiêu cơ bản đo lƣờng rủi ro trong hoạt động cho vay ... 18
1.1.5. Các nguyên nhân rủi ro trong hoạt động cho vay ... 18
1.1.5.1. Những nguyên nhân bất khả kháng (nguyên nhân khác từ bên ngoài) ... 19
1.1.5.2. Nguyên nhân thuộc về chủ quan của ngƣời vay (khách hàng) ... 19
1.1.5.3. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng ... 19
1.2. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ... 21
1.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ... 21
1.2.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ... 21
1.2.1.2 . Sự cần thiết phải thực hiện công tác quản trị rủi ro trong cho vay ... 22
1.2.2. Quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ... 24
1.2.3.1. Xác định/phát hiện rủi ro trong hoạt động cho vay ... 24
1.2.3.2. Tìm hiểu, đo lƣờng, phân tích ... 24
1.2.3.3. Theo dõi ... 24
1.2.3.4. Quản lý, báo cáo, kiểm soát rủi ro ... 24
1.2.4. Công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay ... 25
1.2.4.1. Chính sách quản trị rủi ro trong cho vay ... 25
1.2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro trong cho vay ... 26
1.2.5. Phƣơng pháp đánh giá quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay ... 27
1.2.6. Nhận dạng những rủi ro trong hoạt động cho vay (có 7 phƣơng pháp) ... 28
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ... 29
TH C TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ C NG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI ... 30