1.2.2.1 Sự đa dạng của sản phẩm
Tính đa dạng của sản phẩm là một đặc điểm quan trọng của dịch vụ. Các sản phẩm dịch vụ đa dạng sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi để nhiều khách hàng khác nhau được tiếp xúc với sản phẩm dịch vụ, nhờ đó phát triển được các sản phẩm dịch vụ.
Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, nên các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dịch vụ phải không ngừng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất và nhiều sản phẩm hơn, tiện lợi hơn.
1.2.2.2 Sự gia tăng tiện ích của sản phẩm
Sự phát triển của dịch vụ không chỉ căn cứ vào số lượng dịch vụ mà còn căn cứ vào tính tiện ích của dịch vụ. Sự tiện ích của sản phẩm dịch vụ luôn luôn mang lại cho khách hàng nhiều sự thuận lợi, phù hợp với xu thế của xã hội văn minh hiện đại.
1.2.2.3 Sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần
Một doanh nghiệp kinh doanh càng hoạt động tốt bao nhiêu thì càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch bấy nhiêu. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm dịch vụ, đối tượng khách hàng là số đông dân cư với mỗi giao dịch nhỏ thì việc thu hút thật nhiều khách hàng tích tiểu thành đại là rất quan trọng trong việc giảm chi phí giao dịch. Hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ chỉ được xem là
phát triển khi có chất lượng phục vụ tốt với danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn nữa.
1.2.2.4 Sự gia tăng doanh thu
Lợi ích tài chính mà các sản phẩm dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp là lợi nhuận. Do đó cùng với sự đa dạng hóa sản phẩm thì thu nhập cũng như lợi nhuận sẽ gia tăng cùng với sự gia tăng sản phẩm này. Sản phẩm không thể xem là phát triển nếu như nó không mang lại lợi nhuận thực tế cho doanh nghiệp.
1.2.3 Nội dung hoạt động phát triển sản phẩm 1.2.3.1 Nghiên cứu sản phẩm 1.2.3.1 Nghiên cứu sản phẩm
Khái niệm nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm là việc khám phá ra những hiểu biết mới về sản phẩm, sau đó áp dụng những hiểu biết đó để tạo ra những sản phẩm mới, có tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường.
Nội dung nghiên cứu
Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm - dịch vụ bao gồm nghiên cứu những cách sử dụng, tập quán và sựưa chuộng của người tiêu dùng để giúp cho việc thiết kế, cải tiến sản phẩm. Nghiên cứu sản phẩm còn bao gồm việc tìm hiểu những khác biệt hoặc những lợi thế so với sản phẩm cạnh tranh, chiều hướng phát triển sản phẩm.
1.2.3.2 Lập kế hoạch sản xuất
Xây dựng kế hoạch trên cơ sở tạo lập và phát triển tối đa lợi thế, đẩy mạnh chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin.
Đánh giá được đầy đủ về những khó khăn thách thức của môi trường kinh doanh cùng sự tác động của chính sách đến hoạt động của doanh nghiệp để có kế hoạch phù hợp.
1.2.3.3 Hoạt động xúc tiến
Khái niệm hoạt động xúc tiến
Hoạt động xúc tiến phát triển sản phẩm là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội phát triển sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động phát triểncủa doanh nghiệp.
Nội dung hoạt động
Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, tham gia hội chợ, triễn lãm,…
1.3 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm của một số bưu chính nước ngoài
Bưu chính Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia đang phát triển, dịch vụ bưu chính của Hàn Quốc đã được công nhân rộng rãi vì việc ứng dụng các công nghệ mới và khả năng chuyên môn. Những đổi mới bưu chính Hàn Quốc như :
Thiết lập hệ thống PostNet, ở đó tất cả các bưu cục và trung tâm thư được kết nối.
Bưu cục Internet (ePost), và các dịch vụ chuyển phát tận cửa và dịch vụ chuyển phát nhanh (EMS).
Đẩy mạnh sự cạnh tranh bằng việc quản lý hiệu quả hơn các luồng công việc.
Theo dõi xu hướng khách hàng và liên tục bổ sung cơ sở dữ liệu quản lý khách hàng.
Ứng dụng công nghệ RFID, Bưu chính Hàn Quốc cũng xây dựng một hệ thống tự động cập nhật thông tin về thư đến và đi.
Đặc biệt chú trọng các hoạt động hợp tác với các nhà khai thác bưu chính các nước để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Tham gia vào tổ chức bưu chính Kahala (mạng lưới EMS).
Bưu chính Nhật Bản
Bưu chính Nhật Bản được thành lập vào ngày 01/04/2003 với mục tiêu tiến hành các hoạt động kinh doanh hiệu quả trên các lĩnh vực Dịch vụ bưu chính, Dịch vụ tiết kiệm bưu chính, Chuyển tiền,…Với những nét đổi mới cơ bản :
Tích cực hoàn thiện các dịch vụ, nghiên cứu và khai thác đưa vào các dịch vụ mới.
Hợp tác mạnh với các nhà khai thác tư nhân để cùng phối hợp khai thác, cung cấp các dịch vụ phân phối.
Hoàn thiện hệ thống dịch vụ cho phép xem xét lại toàn bộ quy trình xử lý công việc từ khi nhận thư, chia chọn và chuyển phát.
Thành lập các ủy ban xúc tiến khách hàng nhận trách nhiệm tiếp nhận và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, trợ giúp khách hàng.
Hoàn thiện quản lý: cắt giảm các chi phí, nổ lực bảo vệ môi trường,…
Bưu chính Úc
Để đạt được sự thành công trên thị trường, Bưu chính Úc tập trung vào các giải pháp trọng tâm:
Thứ nhất, hoạch định và xây dựng lộ trình có thể áp dụng và đưa vào sử dụng được tất cả các dịch vụ và sản phẩm bưu chính hiện có. Đây là một vấn đề đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian và tài chánh để nghiên cứu trong điều kiện có sự thay đổi của môi trường chính sách của nhà nước đối với một số sản phẩm và dịch vụ mà hiện đang hạn chế sự tiếp cận của doanh nghiệp.
Thứ hai, tăng cường đầu tư và nâng cấp các bưu cục mẫu thống nhất trên phạm vi cả nước để trở thành các điểm cung cấp đa dịch vụ, trong đó ưu tiên các sản phẩm dịch vụ bưu chính.
Thứ ba, chú trọng nghiên cứu và đào tạo nhân lực để chuẩn bị cho các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ đưa vào kinh doanh tại các bưu cục.
Thứ tư, tăng cường quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp bằng cách thiết kế Logo thống nhất trên các bưu cục và các sản phẩm dịch vụ bưu chính; tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị tất cả các sản phẩm dịch vụ bưu chính đến với khách hàng trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng ; trên trang web; thiết kế và trang bị đồng phục thống nhất cho tất cả các nhân viên theo hướng đẹp để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp.
Thứ năm, xây dựng bộ quy tắt ứng xử trong kinh doanh làm căn cứ đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên, chất lượng phục vụ và áp dụng thống nhất trong toàn doanh nghiệp.
Thứ sáu, tổ chức và sắp xếp đội ngũ lao động theo yêu cầu của công việc và mô hình tổ chức khoa học và hiệu quả.
Thứ bảy, áp dụng hệ thống mã bưu chính theo các đơn vị hành chính trên phạm vi cả nước đồng thời xây dựng hệ thống CSDL khách hàng thống nhất.
1.3.2 Bài học cho phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính TP.HCM
Thương mại hóa bưu chính.
Đổi mới cơ cấu tổ chức doanh nghiệp bưu chính.
Áp dụng các công nghệ hiện đại tiến tiến trong cung cấp, khai thác, chăm sóc khách hàng và công tác quản lý doanh nghiệp bưu chính.
Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội.
Thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết nhằm tranh thủ sức mạnh của đối tác mở rộng thị trường dịch vụ, tìm kiếm cơ hội vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Chú trọng công tác nhân sự, giảm biên chế dư thừa, thu hút nhân tài.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Ở chương này tác giả đã trình bày một số khái niệm liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu về phát triển sản phẩm và tổng quan về sản phẩm dịch vụ Bưu chính. Trong chương này, tác giả cũng đã phân tích môi trường ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm dịch vụ, rút ra các yếu tố có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh, phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra qua việc nghiên cứu và phân tích các kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính của một số tập đoàn Bưu chính quốc tế đã đút kết được bài học làm căn cứ đề xuất cải tiến và là điều kiện vận dụng cho Bưu điện TP.HCM. Kết quả nghiên cứu của chương một là căn cứ quan trọng để từ đó đề xuất ra các giải pháp quan trọng cho sự phát triển sản phẩm dịch vụ bưu chính của Bưu điện TP.HCM trong bối cảnh mới – khi Bưu chính tách ra khỏi tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DỊCH VỤ BƢU CHÍNH TẠI BƢU ĐIỆN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Giới thiệu tổng quan về Bưu điện Thành phố HCM
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCMC Post) trực thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với hơn 35 năm kinh nghiệm và là doanh nghiệp chủ lực trong việc cung cấp các dịch vụ bưu chính – chuyển phát trên địa bàn Thành phố, Bưu điện TP.HCM cam kết luôn mang đến khách hàng những dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Hình 2.1:Trụ sở Bưu điện TP.HCM (Nguồn: Văn phòng Bưu điện TP.HCM)
Lợi thế mạng lưới rộng khắp; cơ sở hạ tầng hiện đại; đội xe chuyên dụng quy mô lớn; đội ngũ bưu tá dày dạn kinh nghiệm, Bưu điện TP.HCM cam kết cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ vượt trội và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất.
“Vạn hoa dịch vụ - Hội tụ điểm đến” là nỗ lực không ngừng của Bưu điện TP.HCM trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích đến Quý khách hàng.
Địa chỉ liên hệ:
Bƣu điện TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 125 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM ĐT: 08. 39 247 247 – Fax: 08. 38270777
Các sản phẩm dịch vụ bƣu chính tại Bƣu điện Thành Phố Hồ Chi Minh
- Chuyển phát thư, hàng hóa: Chuyển phát các loại thư từ, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa,…trong nước và quốc tế bằng đường hàng không hoặc đường thủy, bộ với các dịch vụ cộng thêm đa dạng như dịch vụ bảo đảm, phát nhanh, báo phát, phát tận tay,…
- Dịch vụ chuyển tiền: Dịch vụ chuyển tiền nhanh chóng – tiện lợi. Tiền được chuyển phát giữa Thành phố Hồ chí Minh – Hà Nội không quá 12 giờ, đến các trung tâm Tỉnh, Thành phố khác không quá 24 giờ, đến các Huyện không quá 8 giờ.
- Dịch vụ chuyển phát trả CMND đến tận địa chỉ: Nhằm góp phần vào chương trình cải cách hành chính công, giảm ùn tắc giao thông và mang đến thuận lợi, giảm thời chờ đợi, chi phí đi lại cho người dân, từ ngày 01/08/2012 Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Công an TPHCM cung cấp dịch vụ chuyển phát trả tận tay CMND.
- Dịch vụ bảo hiểm: Bảo hiểm nhân thọ Bưu chính là dịch vụ bảo hiểm do TCT Bưu chính Việt Nam hợp tác với Prevoir – một tập đoàn bảo hiểm nhân thọ tại Châu Âu thực hiện.
- Chuyển tặng phẩm: Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh thay mặt quý khách để chuyển hoa, vật phẩm hoặc tiền đến người nhận đúng lúc nhất.
- Dịch vụ viễn thông: Bưu điện Thành Phố Hồ Chí Minh cung cấp các dịch vụ viễn thông tại tất cả các bưu cục trên địa bàn TPHCM với mong muốn tạo ra sự tiện lợi lớn nhất dành cho khách hàng.
- Dịch vụ bán vé máy bay: Nhằm mang đến cho khách hàng sự đa dạng và tiện lợi trong tất cả các dịch vụ, ngày 01/4/2010 Bưu điện TPHCM đã chính thức
khai trương dịch vụ bán vé máy bay trong nước và quốc tế cho tất cả các hãng hàng không nội địa và quốc tế.
2.1.2 Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Bưu điện TP.HCM Mô hình tổ chức Mô hình tổ chức
Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Phòng tổ chức Bưu điện TP.HCM)
P. Kế hoạch Đầu tƣ Văn phòng P. Tổ chức Cán bộ - Lao động P. Công nghệ Thông tin Văn phòng Đảng – Đoàn thể P. Tài chính kế toán P. Phát triển kinh doanh P. Bán hàng P. Nghiệp vụ
5 Bƣu điện Trung tâm
- BĐTT Sài Gòn - BĐTT Chợ Lớn - BĐTT Gia Định - BĐTT Thủ Đức -BĐTT Nam Sài Gòn
4 Bƣu điện Huyện
- BĐ Hóc Môn - BĐ Củ Chi - BĐ Bình Chánh - BĐ Cần Giờ Trung tâm Dịch vụ bưu phẩm tích hợp
Trung tâm khai thác vận chuyển
Chức năng nhiệm vụ của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng lưới bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát, tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước.
Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được nhà nước cho phép.
Hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh khách sạn nhà hàng, dịch vụ du lịch, quảng cáo.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ bưu chính của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2012 Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 2.1: Tình hình thực hiện doanh thu giai đoạn 2010-2012
S T T CÁC CHỈ TIÊU TRỌNG TÂM
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thực hiện (tỷđồng) So với kế hoạch (%) Tăng trưởng (%) Thực hiện (tỷđồng) So với kế hoạch (%) Tăng trưởng (%) Thực hiện (tỷđồng) So với kế hoạch (%) Tăng trưởng (%) 1 Doanh thu phát sinh 2765 108,3 1,08 3252 115,5 1,18 2928 105,4 0,90 2 Doanh thu tính lương 2155 101,4 1,04 2596 108,5 1,20 2254 98,5 0,87 3 Chi phí 2500 2615 2310 4 Chênh lệch thu chi 265 637 618
5 Năng suất lao
động 320 triệu đồng/ người/năm 347 triệu đồng/ người/năm 265 triệu đồng/ người/năm
(Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh – Bưu điện TP.HCM)
Nhận xét:
Qua bảng thống kê tình hình thực hiện doanh thu của các năm 2010, 2011 & 2012, ta thấy doanh thu phát sinh cũng như doanh thu tính lương tăng đều qua các năm 2010 và 2011, nhưng giảm vào năm 2012. Nguyên nhân tình hình kinh tế hiện nay khó khăn do đó khách hàng tiết chi phí, giảm nhu cầu sử dụng, …